Bác sĩ Mỹ: ‘Là chiến sĩ trong trận chiến chống dịch, tôi cũng sợ’

Theo dõi VGT trên

Là những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế không thể để lộ sự sợ hãi, hoang mang của mình để tránh khiến mọi người thêm hoảng loạn.

Zing.vn trích dịch bài chia sẻ đăng trên CNN của Prateek Harne – bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Đại học Y khoa SUNY ở Syracuse, New York về những áp lực các nhân viên y tế tuyến đầu tại Mỹ phải chịu đựng khi chống dịch Covid-19.

“Tôi sợ lắm”, một bệnh nhân nói với tôi. Khi đó, tim tôi cũng đang đập loạn xạ. Cô ấy không phải người duy nhất cảm thấy như vậy.

Khi tôi viết những chia sẻ này, đã có hơn 580.000 ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới. Mỹ đã vượt Trung Quốc, trở thành nước có lượng bệnh nhân Covid-19 lớn nhất thế giới và con số đó vẫn tiếp tục tăng.

Tôi là bác sĩ nội trú làm việc tại Bệnh viện Đại học Y khoa SUNY, New York. Tôi đã chuẩn bị tinh thần đón nhận lượng bệnh nhân khổng lồ ở bệnh viện. Nhưng 2 tuần trước, khi phải thực sự đối mặt, tôi không còn được vững vàng như mình tưởng.

Là bác sĩ, chúng tôi được đào tạo để lắng nghe một cách bình tĩnh, hiểu và xác nhận sự lo lắng của bệnh nhân. Sau các cuộc nói chuyện, chúng tôi sẽ giúp họ bình tĩnh, an tâm hơn và giải quyết vấn đề của họ.

Bác sĩ Mỹ: Là chiến sĩ trong trận chiến chống dịch, tôi cũng sợ - Hình 1

Bác sĩ Prateek Harne.

Trong quá trình làm việc, đôi khi lại xuất hiện những trường hợp khiến tôi không thể nào quên.

Một trong số đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với bệnh nhân mắc Covid-19. Cô ấy nhập viện 3 ngày trước đó, là bệnh nhân tôi được yêu cầu phụ trách. Khi đứng trong phòng bệnh của cô, trái tim tôi đập loạn xạ. Tôi cảm thấy sợ.

Trong hơi thở nặng nề, cô kể cho tôi rằng mọi người trong bệnh viện đã đối xử với cô tốt như thế nào. Tôi cảm ơn cô, nói với cô rằng chúng tôi sẽ đặt nội khí quản để giúp cô thở dễ dàng hơn. Trả lời tôi, cô ấy nói đang rất sợ. Tôi cầm tay cô và trấn an, nói cô cần can đảm lên để chống chọi.

Cô ấy nhờ tôi gọi cho chồng, người đang phải tự cách ly tại nhà sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona, nhắn rằng cô yêu anh rất nhiều. Sau khi tôi gọi, người chồng cũng nhờ tôi gửi lời nhắn tương tự.

Video đang HOT

4 ngày sau, cô qua đời vì suy hô hấp nặng dù đã được điều trị tận tình. Khi biết tin, tôi đi từ lo lắng đến sợ hãi rồi bị khuất phục. Những cảm xúc ấy đến từ 3 nguyên nhân: Sự khó lường trong chuyển biến của bệnh, khả năng lây lan cao và hơn cả là không thể làm giảm bớt sự đau khổ cho bệnh nhân.

Kể từ đó, mỗi lần vào phòng bệnh nhân Covid-19, tôi lại thấy sợ hãi, sợ mình có thể lây cho các bệnh nhân khác, cho đồng nghiệp hay người thân của mình.

Bác sĩ Mỹ: Là chiến sĩ trong trận chiến chống dịch, tôi cũng sợ - Hình 2

Tính đến 29/3, Mỹ có 122.666 ca mắc Covid-19, 2.488 người đã tử vong. Ảnh: AFP/Getty.

Những nhân viên y tế như chúng tôi thường chủ quan hay thậm chí quên mất những thương tổn mà công việc này có thể đem lại.

Nếu gặp chúng tôi ở hành lang, bạn có thể tạm thời quên mất rằng chúng ta đang trong cuộc chiến với đại dịch. Chúng tôi bước vào công việc với nụ cười, sự điềm tĩnh.

Vào những ngày nghỉ, tôi hay chia sẻ, làm sáng tỏ những lầm tưởng về chủng virus này cho gia đình, bạn bè. Những người như chúng tôi thường mô tả bản thân là không hề nao núng trước đại dịch, dù trong thâm tâm biết rằng mình cũng đang sợ hãi. Chúng tôi không thể bộc lộ điều đó, vì nếu làm vậy sẽ chỉ khiến mọi người hoảng sợ hơn mà thôi.

Tuy nhiên, những cảm xúc, nỗi sợ mà chúng tôi cố gắng phớt lờ ấy cứ vô tình dồn nén lại, đôi khi dẫn đến sự hỗn loạn và cuối cùng là kiệt sức.

Nhưng cũng trong thời điểm này, có nhiều điều ấm áp kéo chúng ta gần lại với nhau. Từ việc hát ngoài ban công để cổ vũ nhân viên y tế và thể hiện tinh thần đoàn kết; quyên góp cho bệnh viện để san sẻ với y bác sĩ; ở nhà, tự cách ly… mỗi người đều đang thực hiện phần việc của mình.

Có nhiều điều đáng lo ngại trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 ngày càng tăng: Khả năng lây lan cao, chưa có thuốc điều trị, khan hiếm dụng cụ bảo hộ y tế, ảnh hưởng đến nền kinh tế, tình trạng thất nghiệp tăng… Nhưng nếu mỗi người chúng ta thực hiện tốt phần việc của mình mỗi ngày, thì tôi tin chúng ta sẽ sớm nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.

Tôi là một người lính trong trận chiến này, tôi đang chiến đấu hết sức và tôi muốn bạn cũng vậy. Hãy hít thở và tiếp tục chiến đấu.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu

Trong ca trực kéo dài 12 tiếng chăm sóc bệnh nhân Covid-19, y bác sĩ mặc trang phục phòng hộ "trùm kín người". Quá trình điều trị dài, liên tục nhiều ngày, trang phục này gây ra không ít "rắc rối"...

Kín mít trong suốt một ca trực 12 tiếng

Covid-19 là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh, thông qua giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2. Chính vì vậy, các y, bác sĩ trực tiếp tham gia chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bắt buộc phải được trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân "từ đầu đến chân", để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm chéo.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - Hình 1

Trao đổi với PV Dân trí, điều dưỡng Trần Thị Thanh, người đang trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương cho biết: "Về vấn đề phòng hộ cá nhân, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh Covid-19, Bệnh viện đã có những quy định rất chặt chẽ và cụ thể, từ các trang thiết bị phòng hộ cần phải sử dụng cho đến cách mặc vào, cách tháo ra".

Theo tìm hiểu, phương tiện phòng hộ cơ bản cho các nhân viên y tế đang trực tiếp tham gia chống dịch tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương sẽ bao gồm: trang phục phòng hộ áo liền quần có khả năng chống thấm, ủng/bao giày, găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ, mặt nạ ngăn giọt bắn. Tác dụng chính của các phương tiện phòng hộ cá nhân là giúp bảo vệ niêm mạc miệng, mũi, mắt và da của nhân viên y tế khỏi dịch tiết có chứa mầm bệnh, từ đó phòng ngừa lây nhiễm cho lực lượng này.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - Hình 2

Trước khi vào tiếp xúc bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ mặc quần áo bảo hộ kín mít, khẩu trang, kính mắt.

Phương tiện phòng hộ giúp đảm bảo an toàn cho các nhân viên y tế, khi luôn phải tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên việc phải "trùm kín người" trong suốt ca làm việc có thể kéo dài đến 12 tiếng, liên tục trong nhiều ngày liền lại gây ra không ít sự bất tiện, khó chịu và thậm chí là cảm giác đau đớn cho các chiến binh áo trắng, trên tuyến đầu chống dịch.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - Hình 3

"Khi bước vào khu vực cách ly, các nhân viên y tế đã bắt buộc phải mặc trang phục phòng hộ. Mỗi ca trực kéo dài từ 8-12 tiếng thì cũng từng đấy thời gian chúng tôi ở trong trạng thái kín mít từ đầu đến chân. Bộ trang phục này không nặng nề nhưng rất bí. Mang khẩu trang N95 trong nhiều giờ liền, trong khi phải liên tục đi lại, thao tác nên cảm giác khó thở là không thể tránh khỏi" - Điều dưỡng Thanh cho biết.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - Hình 4

Với trang phục bảo vệ này sẽ hạn chế nguy cơ tối đa lây nhiễm Covid-19 từ bệnh nhân sang bác sĩ.

Việc mặc hay cởi bỏ trang phục phòng hộ phải thực hiện tuần tự từng bước, được quy định chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho cá nhân, cũng như hạn chế nguy cơ phát tán mầm bệnh từ chính các các phương tiện này sau khi sử dụng.

Nhịn cả đi... vệ sinh vì quần áo chống dịch

Điều dưỡng Thanh cho biết, mỗi lần mặc/cởi bỏ đồ bảo hộ phải đảm bảo quy trình, nhiều khi phải mất đến 30 phút. Vì vậy, trong suốt ca trực các nhân viên y tế phải hạn chế đến mức tối đa việc cởi bỏ trang phục, thậm chí là phải nhịn...đi vệ sinh. Điều dưỡng Thanh tâm sự: "Trước khi vào ca trực, chúng tôi thậm chí còn không dám uống nước. Trường hợp khát quá thì uống xong phải chờ một lúc để đi vệ sinh luôn, trước khi mặc trang phục phòng hộ vào. Trong ca trực, khoảng 4 tiếng 1 lần chúng tôi mới thay trang phục khác để đảm bảo chống lây nhiễm, cũng tranh thủ lúc này đi vệ sinh, ăn uống hoặc các sinh hoạt cá nhân khác".

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - Hình 5

Khẩu trang N95 có tác dụng bảo vệ các nhân viên y tế nhưng mặt trái lại cản trở việc hô hấp, nhất là khi mang trong thời gian dài.

Tuy nhiên, bí bách, khó thở, bất tiện trong các sinh hoạt cá nhân cũng chưa là gì so với cảm giác sưng đau đi cả vào trong giấc ngủ, đến từ những vết hằn do việc mang phương tiện bảo hộ trong thời gian dài gây ra. "Vành tai sau của chúng tôi đều đỏ ửng, đau rát vì quai đeo khẩu trang. Vì kính bảo hộ, khẩu trang đều phải thít chặt vào mặt để đảm bảo an toàn, nên sau thời gian dài để lại những vết hằn sưng đau, nhất là ở vùng quanh mắt vì kính bảo hộ được đeo rất chặt".

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - Hình 6

Kính bảo hộ thít chặt 8-12 tiếng/ngày để lại những vết hằn sưng đau trên mặt của các chiến binh áo trắng.

Dù được trang bị đồ phòng hộ kỹ lưỡng là vậy nhưng lực lượng tuyến đầu chống dịch cũng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, không có một loại thiết bị bảo hộ nào giúp bác sĩ, nhân viên y tế an toàn tuyệt đối trước bệnh tật. Như với khẩu trang N95 có độ an toàn cao nhất cũng chỉ ngăn được 95% số giọt nhỏ mang mầm bệnh, còn 5% vẫn lọt qua.

Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu - Hình 7

Điều quan trọng nhất, theo bác sĩ Cấp, là các chiến binh áo trắng trên tuyến đầu chống dịch dù xác định nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao, nhưng tất cả đều giữ vững "tinh thần thép" không ai do dự khi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.

Càng tiếp xúc bệnh nhân nhiều, bác sĩ càng có nguy cơ lây nhiễm cao. Các bác sĩ thay phiên nhau trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân. Họ làm việc ngày đêm, thậm chí ăn, ngủ ngay tại bệnh viện để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cộng đồng, nhưng họ chấp nhận rủi ro cao có thể mắc Covid-19 bất cứ lúc nào để cứu chữa bệnh nhân.

Minh Nhật

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Tỉ phú Elon Musk sẽ lãnh đạo một bộ dưới thời Tổng thống Trump
12:36:41 13/11/2024
Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử
21:20:22 14/11/2024
Ông Trump tuyên bố lập một bộ 'chấn động', do 2 tỉ phú lãnh đạo
19:08:44 14/11/2024
Tỷ phú Elon Musk tiết lộ cách hoạt động của Bộ Hiệu quả Chính phủ
07:11:31 14/11/2024
Nga yêu cầu Israel tránh không kích gần căn cứ tại Syria
06:38:21 14/11/2024
Bitcoin gần chạm 92.000 USD
13:32:59 14/11/2024
Liệu tỷ phú Musk có thể 'xây cầu' kết nối Mỹ - Trung Quốc?
19:46:53 13/11/2024

Tin đang nóng

Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân vướng tranh cãi: Quẩy quên hình tượng tại đám cưới đồng giới, công khai "khóa môi" 1 sao nữ
08:27:32 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
Bạn gái của Huỳnh Hiểu Minh bị chồng cũ gọi là "Kẻ nói dối"
10:02:09 15/11/2024

Tin mới nhất

Iran vẫn chưa hành động dù liên tục tuyên bố sẽ trả đũa Israel

11:57:09 15/11/2024
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Iran đã không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào trong thời điểm này, mặc dù họ đã tuyên bố sẽ trả đũa Israel vì các cuộc không kích vào lãnh thổ Iran sáng 26/10.

Liban thiệt hại 8,5 tỷ USD do xung đột Israel- Hezbollah

11:55:23 15/11/2024
Theo báo cáo của WB, các quận Tyre, Nabatiyeh, Saida, Bint Jbeil và Marjayoun chiếm tới 81% số nhà ở bị hư hại và bị phá hủy do xung đột.

Israel ném bom gần sân bay Beirut, gây nổ sát đường băng có máy bay di chuyển

11:51:04 15/11/2024
Chỉ sau vài giây, một vụ nổ lớn rung chuyển khu vực, san phẳng một tòa nhà gần đó. Khói xám dày đặc nhanh chóng bao phủ khu vực xung quanh, bụi bốc cao lên không trung.

Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp

10:00:10 15/11/2024
"Trong vài tuần qua, tôi và gia đình đã trở thành nạn nhân của một vụ tống tiền có tổ chức liên quan đến một cựu quan chức Bộ Tư pháp muốn có 25 triệu USD bằng cách đe dọa bôi nhọ tên tuổi của tôi", ông Gaetz tuyên bố khi đó.

Hàng chục nghìn người đã thiệt mạng do chiến tranh ở Sudan

09:57:39 15/11/2024
Phương pháp này cũng được sử dụng để ước tính số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Sudan vào năm 2019 và đại dịch COVID-19, khi không thể thực hiện kiểm đếm đầy đủ.

Hàn Quốc, Nhật Bản nhất trí nỗ lực nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới

09:51:50 15/11/2024
Liên quan đến an ninh trên Bán đảo Triều Tiên, hai bên nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như tăng cường hợp tác 3 bên Mỹ-Hàn-Nhật trong vấn đề này.

Tổng thư ký NATO nêu cách Ukraine có thể đảo ngược tổn thất ở tiền tuyến

09:50:35 15/11/2024
Các quan chức Nga mô tả cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây chống lại nước này, mà Mỹ và các đồng minh sẵn sàng chiến đấu "cho đến người Ukraine cuối cùng".

Thủ tướng Haiti ra lệnh khẩn cấp sau vụ tấn công máy bay thương mại

09:37:49 15/11/2024
Hoạt động xã hội tại Haiti đã tê liệt ngày thứ tư liên tiếp, trường học và doanh nghiệp đóng cửa. Nhiên liệu khan hiếm, giá cả tăng cao trên thị trường chợ đen.

EU đạt bước tiến lịch sử trong vấn đề hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

09:36:16 15/11/2024
Điều quan trọng là các dự án được chọn sẽ gia tăng sự hỗ trợ của chúng ta đối với Ukraine, với trang thiết bị quốc phòng bổ sung , bà Vestager cho biết thêm.

Nga sắp tấn công lớn vào mặt trận mới, buộc Ukraine lộ điểm yếu chí mạng?

07:13:03 15/11/2024
Giới phân tích Ukraine cho rằng Nga có thể coi việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng là một bước ngoặt và sẽ leo thang tấn công ở Zaporizhia để gây áp lực.

Mỹ dọa "đáp trả cứng rắn" lính Triều Tiên tham chiến cùng Nga

06:57:36 15/11/2024
Đầu tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cảnh báo lính Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu quân sự nếu tham gia chiến đấu chống lại lực lượng Ukraine.

Hàn Quốc có thể tăng viện trợ cho Ukraine

06:37:07 15/11/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 14/11 tuyên bố đang cân nhắc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine để ứng phó việc Triều Tiên củng cố quan hệ quân sự với Nga.

Có thể bạn quan tâm

Voọc bất ngờ lao xuống phố tấn công người đi đường

Tin nổi bật

12:23:29 15/11/2024
Một cá thể voọc đã tấn công người đi đường ở thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng chức năng đang triển khai phương án đưa cá thể voọc trở lại rừng.

Đề nghị y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, bác kháng cáo của Đỗ Thị Nhàn

Pháp luật

12:15:23 15/11/2024
Sáng 15/11, phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 được mở lại sau khi đại diện VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đề nghị ngưng phiên tòa để nghiên cứu hồ sơ vì có một số tình tiết mới.

3 con giáp phất lên như diều gặp gió, giàu sang phú quý, tiền vào như nước năm 2025

Trắc nghiệm

12:07:00 15/11/2024
Vận mệnh con giáp luôn là đề tài được bàn tán sôi nổi, giống như việc mỗi năm có người gặp nhiều may mắn, thuận lợi, cũng có người gặp nhiều xui xẻo, trắc trở.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

Sức khỏe

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

Hát ở Mỹ khi đang bị 'cấm sóng', Đàm Vĩnh Hưng không bị xử phạt

Sao việt

11:45:39 15/11/2024
Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM vừa thông tin liên quan việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được cá nhân, tổ chức mời hát ở nước ngoài.

Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ

Góc tâm tình

11:43:24 15/11/2024
Cuộc sống hôn nhân của tôi như một chuỗi ngày tăm tối, nơi nỗi mệt mỏi đè nặng lên vai mỗi khi chăm sóc người chồng bị liệt giường.

Cách tăng cường collagen hàng ngày dễ thực hiện

Làm đẹp

11:25:19 15/11/2024
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone có lợi cho cơ thể và cũng là lúc để phục hồi, tăng cường sản xuất collagen.

Những gợi ý lắp đèn chiếu sáng giúp căn nhà sang trọng hơn

Sáng tạo

10:49:06 15/11/2024
Theo các kiến trúc sư, ngay cả khi đầu tư khá nhiều tiền cho nội thất nhưng nếu không đủ ánh sáng hoặc nguồn sáng không phù hợp thì căn nhà cũng sẽ mất đi tính thẩm mý và sang trọng.

Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý

Sao thể thao

10:39:08 15/11/2024
Mới đây, vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm và bà xã Yến Xuân đã chia sẻ hình ảnh khi được bố mẹ của Văn Lâm từ Vũng Tàu ra Hà Nội thăm. Yến Xuân tự tay vào bếp chuẩn bị một bữa tối ấm áp để gia đình quây quần bên nhau.

Mỹ nhân Vbiz đổi đời nhờ 14 giây hát nhép trên mạng, mỗi năm chỉ đóng 1 phim vẫn hot rần rần

Hậu trường phim

10:37:11 15/11/2024
Chiều ngày 14/11, đoàn làm phim Công Tử Bạc Liêu đã tổ chức showcase giao lưu cùng khán giả cùng truyền thông trước khi dự án chính thức được trình làng vào tháng 12/2024.

Rosé hé lộ nhạc mới khiến dân tình phát cuồng, khẳng định là "Album của năm"

Nhạc quốc tế

10:24:15 15/11/2024
Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu như ngồi trên đống lửa khi nhá hàng những ca khúc nằm trong album sắp ra mắt.