Bác sĩ mua sách tặng bệnh nhân COVID-19 giải tỏa tâm lý
Ngoài tập trung điều trị COVID-19, các y bác sĩ ở Quảng Ngãi còn đặt mua sách cho bệnh nhân đọc để xua tan tâm lý căng thẳng.
Câu chuyện nghĩa tình ấy diễn ra hơn 10 ngày qua ở cơ sở 2, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Người đón nhận món quà tinh thần vô giá từ các y, bác sĩ là BN419 (17 tuổi, trú phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) – ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng ở địa phương này.
Bệnh nhân 419. (Ảnh: N.H)
BN419 là một trong hai trường hợp khỏi bệnh và được về nhà hôm nay (12/7). Thời khắc cầm trên tay quyết định xuất viện, cậu học trò sắp sửa bước vào lớp 12 xúc động rưng rưng.
“Hơn 10 ngày điều trị tại đây, em được quan tâm tận tình, lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ. Đặc biệt, thời gian đầu khi bị đưa đi cách ly để điều trị, em rất lo lắng, hoang mang. Được sự động viên, trấn an tinh thần của các y bác sĩ, em mới có thể vượt qua nỗi sợ hãi vì mắc COVID-19″, BN419 nghẹn ngào.
Bác sĩ Phạm Nguyễn Vũ Khang (khoa Hồi sức cấp cứu) – một trong ba bác sĩ phụ trách điều trị các ca mắc COVID-19 ở cơ sở 2, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn, cho hay, với BN419 ngoài chữa trị bệnh lý ra thì còn phải dành thời gian trấn an tâm lý.
Theo bác sĩ Khang, cuối tháng 7, đơn vị tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng không ho, không sốt, không khó thở. Tuy nhiên, bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi do bị sốc tâm lý. Thời gian đầu, bệnh nhân này liên tục nhận những cuộc gọi điện thoại từ người lạ với nội dung chỉ trích, chửi bới vì mắc COVID-19.
“Chúng tôi phải mua sim điện thoại khác để bệnh nhân liên lạc với gia đình. Ngoài ra, các y, bác sĩ ở đây thường xuyên hỏi bệnh nhân thích sách gì và đặt mua. Mỗi ngày được đọc sách, tinh thần bệnh nhân phấn chấn hẳn”, bác sĩ Khang chia sẻ.
Video đang HOT
BN370 – chuyên gia của Tập đoàn Hòa Phát cũng được xuất viện trong sáng nay (12/8).
Trong khi đó, bác sĩ Võ Hùng Viễn – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn – lưu ý, với bệnh nhân mắc COVID-19, ngoài điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, việc trấn an tinh thần, giúp tâm lý bệnh nhân thoải mái cũng là một điều hết sức quan trọng.
“Khi tinh thần người bệnh ổn định thì việc điều trị COVID-19 cũng sẽ được thực hiện tốt hơn. Với kết quả điều trị thành công cho 2 ca mắc COVID-19, chúng tôi như được tiếp thêm động lực, sự tự tin. Trong thời gian tới, Cơ sở 2, Trung tâm Y tế huyện Bình Sơn sẽ cố gắng dốc sức để điều trị thành công cho các ca còn lại”, bác sĩ Viễn quả quyết.
Sáng 12/8, 2 bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên ở Quảng Ngãi là BN370, BN419 được xuất viện sau 3 lần liên tiếp có kết quả xét nghiệm âm tính.
Bệnh nhân 370 là chuyên gia của Tập đoàn Hòa Phát, 29 tuổi, quốc tịch Serbia. Người này nhập cảnh từ Oman về sân bay Đà Nẵng vào ngày 9/7 và được cách ly tập trung tại khách sạn Harmonia (huyện Bình Sơn). Còn bệnh nhân 419 là nam, 17 tuổi, trú phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Thể thao giúp trẻ tự tin, vượt chướng ngại
Môn bóng rổ, bóng chày, bơi lội rèn sự tự tin, bền bỉ, quyết tâm, vượt khó... cho các bé nhà MC Thanh Thảo, Thùy Minh.
MC Thanh Thảo nhớ mãi lần bé Dâu tập luyện thể thao đến xước cả đầu gối, bầm tím vài ngày. Xót con nhưng bà mẹ 8X tin rằng chính trải nghiệm đáng nhớ đó, có cả mồ hôi và nước mắt đã cho con nhiều bài học đáng quý. Thể thao dạy cho Dâu tinh thần bền bỉ vượt chướng ngại, quyết tâm chinh phục đam mê. 11 tuổi, Dâu có thể chơi nhiều môn thể thao như bơi lội, bóng rổ, bóng chày, cầu lông dù trước đó con rất sợ nước, thể lực chưa tốt như bạn bè.
Bé Dâu vượt qua chướng ngại và chinh phục đam mê bơi lội.
Còn với bé Linh và MC Thùy Minh, dịp Tết năm nay rất khó quên. Đó là lần đầu tiên, cậu bé 7 tuổi tự tin nhảy xuống nước, bơi một mạch hai vòng hồ khiến cả nhà mắt tròn mắt dẹt. "Tôi đã cùng con trải qua nhiều cung bậc cảm xúc buồn bã, thất vọng, nhụt chí... Vậy nên, khi chứng kiến khoảnh khắc con tự tin bơi lội, tôi muốn òa khóc", Thùy Minh trải lòng.
Chứng kiến khoảnh khắc bé Linh tự tin bơi lội, MC Thùy Minh muốn òa khóc vì hạnh phúc.
Khi con sợ bơi
Thùy Minh kể, bé Linh mất 6 năm để học bơi chỉ vì nhát nước. MC tìm mọi cách để con biết bơi và đã có lúc chị nản chí muốn bỏ cuộc.
Mỗi năm học mới, trường có lớp bơi ngoại khóa, chị đều đăng ký cho Linh. Mùa hè, con học bơi với thầy giáo tại nhà. Đi đâu thấy có kính bơi đẹp, mẹ đều sắm về cho con. Thậm chí, bản thân không biết bơi nhưng 35 tuổi, MC Thùy Minh quyết tâm học một khóa để làm gương, tiếp động lực cho bé.
Nhưng mẹ biết bơi rồi, con vẫn mãi ở vạch xuất phát. Có khi cao hứng Linh khoe "con làm được chứ" nhưng ra hồ bơi lại bám lấy chỗ nước nông nhất. Đối mặt với nỗi sợ, cậu bé thường trốn tránh, liệt kê đủ lý do như "hôm nay, nước lạnh quá, đợi một chút cho mặt trời lên cao...".
"Có lúc thất vọng, tôi tặc lưỡi hay có những bé như Linh, bản chất không hợp với vận động và thể thao? Nó cũng như một loại trí thông minh mà không phải ai sinh ra cũng đã có năng khiếu?", MC Thùy Minh nhớ lại.
Bé Linh 2 tuổi, được mẹ dẫn đi bơi nhưng lại sợ nước.
Giống như bé Linh, từ khi 6 tuổi, bé Dâu được mẹ cho học bơi nhưng Dâu lại sợ nước, sợ độ sâu, thường tưởng tượng ra đủ thứ chuyện. MC Thanh Thảo nhớ có lần, con đứng tần ngần trước hồ bơi vài tiếng đồng hồ. Đến cả trong giấc mơ, bé còn thường xuyên giật mình tỉnh giấc vì sợ.
Vào cấp một, dù thích thể thao nhưng dáng người mảnh khảnh, Dâu lại e ngại khi các bạn trong đội bóng rổ cao to hơn. Trước mỗi trận đấu, cô bé lo lắng, nghĩ ra nhiều cách để giành bóng từ phía đối thủ đáng gờm.
Con trưởng thành nhờ thể thao
Sau hàng giờ tự trấn an bản thân, Dâu lấy hết sức xuống hồ bơi. Kết quả là con chìm nghỉm, tìm mọi cách quẫy đạp để nổi lên mặt nước. Dù trải nghiệm đầu đời không mấy tốt đẹp nhưng cho con thấy rằng "nước không đáng sợ như mình nghĩ".
Dần dần tìm thấy niềm đam mê, Dâu kiên trì tập bóng rổ, vã mồ hôi để đánh cầu chính xác. Trong giờ bóng rổ tại trường, con luôn nghiêm túc và cố gắng hơn khả năng có thể. Sau giờ học, có thời gian, con lại ra vườn nhà rèn luyện thêm kỹ thuật ném, tưng bóng...
Trong những trận đấu, cô bé với dáng người mảnh khảnh nhất đội phăng phăng tiến về phía trước giành lấy thế chủ động. Đứng trước đối thủ mạnh, con không hề tỏ ra nao núng nhờ rèn giũa, khổ luyện. Con kết hợp nhịp nhàng cùng đồng đội và ghi bàn quyết định.
"Sau mấy năm ròng rã, giờ Dâu đã bơi rất giỏi, được mệnh danh là 'tia chớp' của đội bóng chày và đánh cầu lông quyết đoán. Nhìn Dâu và các bạn vỡ òa trong từng bàn thắng mà ba mẹ xúc động", Thanh Thảo chia sẻ.
Bé Dâu, con của MC Thanh Thảo (thứ hai từ phải sang) trở thành "tia chớp" của đội bóng chày.
Còn với Linh, để vượt chướng ngại tâm lý, Linh tự tìm ra cách sáng tạo mang đồ chơi xuống hồ bơi. Thay vì bắt buộc bản thân nhảy xuống bơi, Linh thả đồ chơi dưới nước trước, rồi tự mình xuống hồ để nhặt các thứ. Môn bơi chỉ như hành trình nhặt đồ chơi và Linh cứ nhảy ùm xuống nước đến quên nỗi sợ.
Trong hành trình giúp con chinh phục bơi lội của Linh luôn có bóng dáng của mẹ. MC Thùy Minh luôn bên cạnh động viên, truyền cảm hứng cho con bằng sự kiên trì học bơi ở tuổi 35. Cậu bé còn nỗ lực, không bỏ cuộc để vượt qua nỗi sợ. Nhờ tập luyện thể thao, Linh tự tin, quyết tâm hơn. Với Thùy Minh, không cần con bơi giỏi nhất, chỉ cần biết bơi là đủ. Sự kiên trì, nỗ lực của Linh vượt qua nỗi sợ đó cũng là "thành tựu", bài học đáng quý trong tuổi thơ của con.
Giờ đây, nhìn lại chặng đường dài, bé Linh và MC Thùy Minh không giấu niềm vui. Mỗi cuối tuần, hai mẹ con dắt nhau ra hồ bơi, đắm mình trong dòng nước mát lành.
"Sự tự tin, lòng quyết tâm, tinh thần bền bỉ vượt chướng ngại để theo đuổi đam mê là trải nghiệm mà Dâu học được từ thể thao. Thể thao giúp con tìm thấy chính mình, tự tin hơn", Thanh Thảo nói.
Học sinh bị thương vụ cây phương bật gốc sốc tâm lý khi nghe tin bạn mất Bị thương nặng do cây phượng bật gốc đè, các học sinh trường THCS Bạch Đằng còn bị sốc tâm lý khi nghe tin bạn mất. Bác sĩ và người nhà nỗ lực trấn an các em vượt qua nỗi đau tinh thần. Ngày 27/5, BS Huỳnh Minh Thu, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho hay, các...