Bác sĩ mong từng ngày thai nhi lớn lên để cứu cả mẹ lẫn con
Bà bầu (Hà Nội) bị suy hô hấp do hẹp khí quản, thai nhi 17 tuần, bác sĩ tìm cách duy trì thai kỳ chờ ngày mổ đẻ an toàn.
Thai phụ mang thai lần thứ hai, cấp cứu tại bệnh viện tuyến dưới trong tình trạng suy hô hấp. Các bác sĩ phải mổ mở khí quản. 15 ngày sau khi xuất viện, chị khó thở trở lại. Gia đình tiếp tục đưa thai phụ vào viện, chị được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương (Hà Nội) và cuối cùng là Bệnh viện Phổi Trung ương. Khi ấy chị mang thai ở tuần thứ 17.
Bé gái chào đời nặng 2,8 kg khỏe mạnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Thai phụ được chẩn đoán bị suy hô hấp do hẹp khí quản, có sẹo mở khí quản, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cả mẹ lẫn con. Thạc sĩ Nguyễn Lê Nhật Minh, Trưởng khoa Nội soi chẩn đoán và can thiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết lúc nhập viện, khí quản bệnh nhân thu nhỏ với đường kính chỉ còn 3-4 mm trong khi với chiều cao như thai phụ đường kính phải 16-17 mm. Vì thế, người bệnh luôn khó thở và có thể bị bít tắc vùng chít hẹp, nguy hiểm tính mạng hai mẹ con.
Bác sĩ cũng không thể áp dụng kỹ thuật cao về chẩn đoán để đánh giá được tình trạng đường thở, mức độ hẹp khí quản vì bệnh nhân đang có thai. Phương pháp điều trị cũng chỉ tạm thời giúp bệnh nhân thở được, chờ thai nhi phát triển dần để có thể can thiệp triệt để.
Các bác sĩ hai bệnh viện quyết định mổ lấy thai để cứu cả hai mẹ con thai phụ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cứ nong sẹo hẹp khí quản được vài tuần, vị trí nong lại hẹp trở lại, bệnh nhân ra viện rồi lại vào viện vì khó thở. Thai phụ được nong sẹo hẹp khí quản ba lần ở các tuần thai thứ 17, 27, 31. Để cứu sống bệnh nhân, bệnh viện đã hỗ trợ miễn phí đặt stent khí quản ở tuần thai thứ 32.
Bệnh viện Phổi Trung ương, Phụ sản Trung ương đã hội chẩn và quyết định cố gắng hỗ trợ bệnh nhân giữ thai đến tuần thai đủ để sinh con (ít nhất 35 tuần). Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và hai con, bác sĩ hai viện quyết định mổ bắt con ở tuần thai thứ 36.
Video đang HOT
Thạc sĩ, Phạm Hải Hà, Phó khoa Sản bệnh lý, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, đây được coi là thời điểm lý tưởng nhất, hợp lý nhất bảo đảm an toàn cho cả mẹ và con.
Bé gái chào đời nặng 2,8 kg, khỏe mạnh được chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc. Người mẹ tiếp tục ở lại Bệnh viện Phổi Trung ương điều trị.
Phương Trang
Theo Vnexpress
GÓC KHUẤT mẹ bầu đi "giải mã" ADN: Khóc cười những câu chuyện hy hữu
Bên cạnh những mẹ bầu bị gia đình nhà chồng nghi oan uổng ngoại tình, có những mẹ bầu không thể xác định ai là cha của đứa trẻ. Từ đây, bao nhiêu chuyện bi hài đã xảy ra.
"Nghi ngờ không oan"...
Có một thực tế phải thừa nhận là ngày nay, không ít gia đình nhà chồng tương lai khăng khăng bắt cô dâu đi xét nghiệm ADN thai nhi đang mang trong bụng để biết chính xác đứa trẻ có phải là huyết thống, máu mủ của gia đình mình hay không? Bởi họ sợ ngộ nhỡ cô dâu sống buông thả, con trai họ chỉ là kẻ "đổ vỏ".
Nhiều người cho rằng nhu cầu này có vẻ xúc phạm nữ giới, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, từ thực tế 15 năm làm công việc xét nghiệm ADN, ThS. Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền khẳng định đây là một nhu cầu chính đáng, giúp các gia đình giải tỏa mối ngờ vực.
"Họ mang trong mình những nỗi éo le, khúc mắc, bức xúc. Họ cũng không thể hạnh phúc nếu bức xúc không được giải tỏa. Vì thế, họ cần có một kết quả xét nghiệm AND chính xác, làm cơ sở chắc chắn để giải quyết đúng đắn vấn đề của mình. Nhờ ADN, có nhiều người cứu vớt hạnh phúc trước nguy cơ tan vỡ. Tuy vậy, cũng không ít người đau khổ trước sự thật được phơi bày", ThS. Nguyễn Thị Nga bày tỏ.
Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền đang tư vấn cho một trường hợp thai phụ đến xét nghiệm ADN thai nhi. Ảnh: Thu Hà
Tại Trung tâm này, khi nhận phong bì kết quả, có người đàn ông đã sung sướng thốt lên: " Có thế chứ! Phải làm cái này mới rõ ràng ra được" vì bị cô gái lừa.
Có cô gái trẻ mang theo cọng tóc của người cha nghi vấn đến Trung tâm, sau khi cho kết quả không phải là con, cô lại đến một mẫu tóc khác. Bà Nga thắc mắc tại sao cô không làm một lần cho rẻ, rồi dùng phương pháp loại trừ là ra.
"Lúc này cô gái mới nói thật là "cháu còn một người nữa". Hóa ra cùng một lúc, cô gái buông thả với ba người đàn ông, đến khi có bầu, cô không thể xác định được ai là cha của đứa trẻ. Thực sự bà bầu bị gia đình ngờ vực huyết thống đứa trẻ khi mang thai rất khổ sở nhưng cũng có những trường hợp nghi ngờ là không oan", bà Nga kể lại.
Sự thật được phơi bày, người hạnh phúc vì được trả lại sự trong sạch, người khóc mếu vì chồng sắp cưới "cao chạy xa bay". Ảnh minh họa.
Bà Nga đã từng gặp trường hợp cô gái mang bầu được cả người yêu, bố mẹ đẻ "hộ tống" đi xét nghiệm ADN xem thai nhi có đúng là của chàng trai đó không? Đến khi kế quả không phải là con, bà mẹ mắng con gái sa sả: " Mày khăng khăng với tao 100% đây là con của nó, sao giờ không phải?".
Cô gái nức nở: "Con tính ngày thì đúng là của anh ấy". Điều đó cho thấy, cô gái "tính ngày" tức là cô đã có quan hệ với một người đàn ông khác. Chứng kiến những gì đã xảy ra, chàng trai chỉ biết "cao chạy xa bay".
Khóc cười những câu chuyện hy hữu
Góc khuất của việc mẹ bầu đi xét nghiệm ADN còn là những câu chuyện hy hữu khiến người trong cuộc phải dở khóc dở cười.
Bà Nga kể cho chúng tôi nghe câu chuyện bà tiếp nhận lúc 10h đêm, một người phụ nữ gọi cho bà với giọng khẩn khoản: "Em xin lỗi vì đã quấy rầy chị lúc đêm khuya thế này, nhưng em bức xúc quá chị ạ. Chị ơi! Chỗ chị có xác định được đứa bé đang trong bụng mẹ là con của ai không chị? Thai nhi được 13 tuần rồi".
Chỉ vài ngày sau, người phụ nữ ấy đi cùng người đàn ông đến Trung tâm gặp bà Nga. Họ mang theo một cặp lồng nhỏ, bên trong có ống nước ối nằm giữa những cục đá. Chị muốn xét nghiệm huyết thống giữa người đàn ông đi cùng chị với mẫu nước ối này.
Mỗi ngày, bà Nga nhận hàng trăm cuộc điện thoại hỏi về xét nghiệm ADN, trong đó không ít ca là mẹ bầu. Ảnh: Thu Hà
Chị muốn làm có kết quả nhanh hết mức có thể, hết bao nhiêu chị cũng sẵn sàng chi. Vậy mà đến chiều hôm đó, khi có kết quả ADN, chị lại không dám mở ra xem vì sợ hãi. Chỉ đến khi nhận kết quả "không phải là con", chị mới mừng quýnh lên và dốc lòng tâm sự.
Hóa ra người đàn ông đi cùng chính là chồng chị. Dù có vợ con đàng hoàng, nhà cao cửa rộng, vợ tâm lý, chiều chuộng, tin tưởng chồng hết mực mà anh đã phản bội chị, tằng tịu với một người phụ nữ làm thuê ở xưởng đến nỗi cô vác cáu bụng đến xưởng ăn vạ.
Chị không hay biết chuyện gì xảy ra, cho đến một lần tình cờ xuống thăm xưởng của chồng. Một mặt, chị muốn "trị tội" ông chồng, mặt khác chị cũng mất ăn mất ngủ nghĩ cách xác định có đúng thai nhi trong bụng người phụ nữ kia có huyết thống với chồng mình không, vì theo chị biết, người phụ nữ đó đã có chồng ở quê.
Không thể chờ đợi thêm 6 tháng nữa đứa trẻ ra đời, chị đã lùng về tận quê "bắt cóc" người phụ nữ kia đi chọc nước ối để làm xét nghiệm. Chấp nhận đưa "bồ" của chồng đi làm xét nghiệm, giờ có kết quả đứa trẻ đó không cùng huyết thống với chồng chị, chị cảm thấy nhẹ nhõm hẳn. Giờ chị chỉ còn việc "trị" ông chồng chừa thói trăng hoa.
Với thủ tục xuất cảnh hiện nay, một phụ nữ muốn ra nước ngoài với chồng cần phải có tờ kết quả AND trong hồ sơ nếu họ đã có con hoặc đang mang thai. Kết quả ADN của bố và đứa con là căn cứ để quyết định người phụ nữ có được xuất cảnh theo chồng hay không?
Mời bạn đọc Em Đẹp đón đọc kỳ tiếp theo. "Giải mã" ADN để xuất ngoại lấy chồng: Nỗi lòng mẹ đi tìm con "chính chủ".
Thu Hà
Theo emdep.vn
Câu chuyện vợ mang thai con bị giãn não thất của ông bố trẻ khiến hàng nghìn người xúc động Chỉ số giãn não thất thai nhi do bác sĩ siêu âm thông báo không ngừng dày vò, ám ảnh vợ chồng trẻ, khiến họ tốn không biết bao nhiêu thời gian, công sức, tiền bạc để ngược xuôi thăm khám. Trên hành trình làm bố mẹ, hẳn ai cũng phải trải qua những giây phút căng thẳng khi nghe kết quả siêu...