Bác sĩ mắc ung thư đi tìm người bí ẩn cứu mạng mình
Âm thầm hiến tặng tủy, Marius Werner đã cứu mạng một bác sĩ người Anh bị ung thư hiếm gặp.
Bản thân Marius cũng thoát khỏi suy nghĩ muốn tự tử khi thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Mắc căn bệnh ung thư máu hiếm gặp, bác sĩ Nick Embleton chỉ còn hy vọng duy nhất là ghép tủy. Nhưng ở Anh không có nguồn hiến phù hợp anh nên cuộc tìm kiếm đã mở rộng trên toàn thế giới.
Trong hơn hai thập kỷ, Nick, 60 tuổi, đã làm việc tại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh của Newcastle, góp phần cứu sống hàng nghìn bệnh nhi. Nhưng năm 2021, Nick cũng cần điều trị vì mắc ung thư.
Bác sĩ Nick Embleton từng góp phần cứu sống nhiều bệnh nhi. Ảnh: Finleysfootprints
Đi dọc hành lang bệnh viện sau khi nhận kết quả chẩn đoán, Nick tâm sự: “Không biết chuyện gì sắp xảy ra”. Vị bác sĩ chia sẻ: “Tôi biết mình có thể chết nên đã lập di chúc. Tôi báo tin cho vợ và các con. Tôi cảm thấy buồn nhất khi nghĩ tới các con mình – tôi không muốn chúng lớn lên mà không có bố”.
Ghép tủy sẽ thay thế các tế bào máu bị tổn thương bằng các tế bào khỏe mạnh – nhưng cơ thể sẽ tự động đào thải chúng nếu không phù hợp.
Charlotte Hughes, từ tổ chức từ thiện Anthony Nolan, cho biết: “Trước tiên, chúng tôi tìm kiếm danh sách đăng ký ở Vương quốc Anh và hy vọng thấy một người phù hợp ở đây. Nếu không thể, chúng tôi sẽ rà soát trên toàn thế giới để tìm người phù hợp. Cơ hội có thể tới từ bất cứ đâu”.
Video đang HOT
Cả người hiến tặng và bệnh nhân đều phải giấu tên cho đến khi việc cấy ghép thành công. Sau hai năm, Nick muốn tìm gặp người đã giúp đỡ mình.
Marius thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi hiến tủy cứu người. Ảnh: BBC
Làm việc với tổ chức từ thiện Anthony Nolan, BBC News đã xác định đó là Marius Werner sống ở Chemnitz, gần Dresden (Đức). Chàng trai 24 tuổi có tên trong danh sách đăng ký hiến tặng từ khi còn ở tuổi thiếu niên.
Marius nhận lời bay đến Vương quốc Anh và gặp Nick tại trung tâm hỗ trợ ung thư của Bệnh viện Freeman. Khi hai người đàn ông gặp nhau, Marius nói: “Tôi quá xúc động, tôi thấy run”.
Nick kể với Marius: “Các tế bào ung thư đã biến mất. Những tế bào máu khỏe mạnh trong cơ thể tôi đều của cậu. Nếu không có cậu, tôi đã chết, tôi có bốn đứa con – chúng sẽ không có bố. Tôi thực sự muốn nói cảm ơn cậu”.
Marius không nói được gì nhiều ngoài câu: “Có gì đâu anh”.
Những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của cả hai, Nick thì thầm với Marius: “Cảm ơn cậu rất nhiều”.
Trước đó, Marius đã rơi nước mắt khi biết ca ghép tủy thành công và bệnh nhân đã qua khỏi. “Tôi đang trên đường đi làm và phải đỗ xe rồi ra ngoài hít thở không khí trong lành – nước mắt tôi cứ tuôn ra”, anh nhớ lại.
Marius tiết lộ rằng trước đây anh từng cố gắng tự sát nhưng quyết định trở thành người hiến tặng tủy xương đã thay đổi cuộc đời mình. “Từ năm 13 tuổi, tôi đã gặp các vấn đề về tâm thần. Tôi cảm thấy khó khăn để tìm được lối đi cho mình. Giờ đây, tôi có thể nói: Mình đã làm đúng được điều gì đó”, Marius tâm sự.
Với cùng một dòng máu chảy trong cơ thể, giờ đây Nick và Marius – hai người xa lạ có ý định giữ liên lạc như anh em ruột thịt.
Người phụ nữ bị cắt cụt tứ chi sau khi ăn cá rô phi chưa nấu chín
Một phụ nữ 40 tuổi đã bị cắt cụt tứ chi sau khi ăn phải cá rô phi bị nhiễm vi khuẩn chết người.
Barajas đã bị cắt bỏ tứ chi sau ca phẫu thuật cứu mạng bà trong tuần này - Ảnh: KRON 4
Theo báo chí địa phương, bà Laura Barajas, 40 tuổi, ngụ San Jose (California, Mỹ), đã bị nhiễm vi khuẩn từ cá rô phi chưa nấu chín.
Sau nhiều tháng giúp bà chiến đấu với căn bệnh nhiễm trùng máu khủng khiếp, giữa tuần này các bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt cụt tứ chi Barajas để cứu mạng bà. Hiện bà còn một cậu con trai 6 tuổi.
Bà Barajas đã đổ bệnh vào những ngày cuối tháng 7 sau khi ăn món cá rô phi mà bà mua ở khu chợ địa phương và tự làm ở nhà.
Anna Messina, bạn của Barajas, cho biết: "Cô ấy bị hôn mê. Các ngón tay, bàn chân và môi cô đều chuyển sang màu đen. Cô ấy bị nhiễm trùng máu hoàn toàn và thận của cô ấy đã bị suy".
Messina đã phát động chiến dịch GoFundMe để hỗ trợ chi phí y tế cho gia đình Barajas và giúp bạn mình điều chỉnh cuộc sống mới. Bước đầu chiến dịch đã quyên góp được hơn 24.000 USD.
Barajas trước khi mắc bệnh do ăn phải cá rô phi chưa nấu chín - Ảnh: KRON 4
Các bác sĩ cho biết Barajas bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus. Đây là một loại vi khuẩn mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) gần đây đã đưa ra cảnh báo.
Theo CDC, hiện nay có 12 loài Vibrio gây bệnh cho người, trong đó có khoảng 100 ca tử vong ở Mỹ mỗi năm, với 80.000 trường hợp nhiễm bệnh. Trong số đó, có khoảng 52.000 người bị bệnh do ăn hải sản bị ô nhiễm.
CDC cũng thông tin nhiều người bị nhiễm trùng vết thương do Vibrio vulnificus cần được chăm sóc đặc biệt hoặc cắt cụt chi và khoảng 20% tử vong.
Vibrio vulnificus thường sống ký sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu... Ở các vùng nước ấm như ven biển, cửa sông và ao, hồ nước lợ, chúng sinh trưởng tốt khi nhiệt độ nước đạt trên 20C.
Theo chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học California tại San Francisco (UCSF), tiến sĩ Natasha Spottiswoode, vi khuẩn này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người bị suy giảm miễn dịch. Do đó mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Nếu đang có vết thương hở, cần tránh ngâm trong nước cho đến khi vết thương đã lành.
Lý do nhiều sinh viên bỏ học tại những trường đại học hàng đầu Hàn Quốc Trong 5 năm qua, 2.131 sinh viên đã bỏ học tại ba trường đại học uy tín nhất Hàn Quốc là Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei. Cuộc đua để vào trường y Cổng trường Đại học Quốc gia Seoul (SNU). Ảnh: Yonhap Theo dữ liệu do SNU tổng hợp và công bố vào tháng...