Bác sĩ lý giải tin đồn hóa trị ung thư khiến bệnh nặng hơn
Nhiều người nghe lời đồn đoán về tác dụng phụ khi hóa trị đã tự ý bỏ về nhà khiến bệnh ngày càng nặng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn (74 tuổi, TP.HCM) bị đau ngực nên đến khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM, để khám và phát hiện khối u trong phổi. Khi được bác sĩ tư vấn và gia đình động viên, ông quyết định phẫu thuật và hóa trị. Trải qua 2 năm điều trị, ông Tuấn vẫn khỏe mạnh và thường xuyên đi du lịch.
Ngược lại, cùng tại cơ sở y tế này, chị Phạm Thị Nhi, phát hiện khối u ruột già từ hơn một năm trước và được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật.Trong lúc hoang mang, lo lắng, chị không được sự hỗ trợ tích cực từ gia đình, bạn bè, thay vào đó là những lời khuyên tiêu cực khiến bệnh nhân hoảng sợ và bỏ điều trị. Hậu quả là khối u ngày càng lớn và không còn khả năng điều trị.
Thông qua hai trường hợp này, bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM, chỉ ra quan niệm sai lầm của người dân về hóa trị ung thư.
Những con số ám ảnh
Bác sĩ Vũ cho biết ung thư hiện nay là được coi là bệnh dịch toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư đang dần vươn lên là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Số người chết do căn bệnh này đã vượt qua lao, HIV, sốt rét… cộng lại.
Năm 2018, thế giới có 18,1 triệu bệnh nhân ung thư mới và 9,6 triệu người chết do ung thư. Dự kiến năm 2030, thế giới sẽ có 21,6 triệu ca mắc mới và 13 triệu bệnh nhân ung thư tử vong.
Ung thư đang trở thành nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới. Ảnh: New Scientist.
70% số ca ung thư tử vong tại các nước đang phát triển, tập trung tại châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, mỗi năm có gần 100.000 người chết do bệnh ung thư và số lượng ngày càng tăng lên.
Điều trị ung thư hiện tại đã có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các phương pháp mới như miễn dịch, nội tiết. Trong đó, hóa trị là một trong những phương pháp chính.
Hóa trị là gì?
Video đang HOT
Hóa trị (thường được gọi là vô hóa chất) là phương pháp dùng thuốc đặc trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Ưu điểm của hóa trị là thuốc được đưa vào máu. Do đó, nó có thể đi khắp các cơ quan và tiêu diệt tế bào ung thư tại những vị trí khác nhau.
Hóa trị có thể được dùng trong những tình huống khác nhau như sau phẫu thuật triệt để khối u ở vú, ruột, phổi… nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Nghiên cứu cho thấy hóa trị sau phẫu thuật triệt để ung thư ruột già giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi thêm 20%.
Hóa trị là phương pháp tối ưu, hiệu quả trong điều trị các loại ung thư. Ảnh: Healthline.
Hóa trị có ưu điểm gì?
Hóa trị có thể dùng trước mổ nhằm làm khối u nhỏ lại, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn. Ngay cả những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, việc sử dụng kết hợp hóa trị và các phương pháp khác giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân từ 3 tháng lên đến 2 năm, thậm chí là 5 năm.
Theo bác sĩ Vũ, phương pháp này giúp bệnh nhân giảm đau, giảm mệt nhiều như trong điều trị ung thư vú, phổi, ruột già …Đây là kết quả của nhiều nghiên cứu với hàng chục nghìn bệnh nhân tham gia.
Hóa trị có thể gây tác dụng phụ?
Đặc tính của hóa trị là tấn công các tế bào tăng trưởng nhanh, trong đó chủ yếu là các tế bào ung thư. Tuy nhiên, cũng giống như các thuốc khác, hóa trị gây nhiều tác dụng phụ làm bệnh nhân hoảng sợ như buồn nôn, rụng tóc, sạm da, dễ nhiễm trùng…
Về điều này, bác sĩ Vũ thông tin nếu biết cách phòng ngừa, phát hiện và xử lý sớm các tác dụng phụ do hóa trị, người bệnh vẫn an toàn và phục hồi sau khi ngưng điều trị.
Bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện Quận Thủ Đức. Ảnh: BVCC.
Hóa trị có thể gây tử vong?
Bác sĩ Vũ cho hay tử vong do hóa trị vẫn có thể xảy đến ở một số rất ít bệnh nhân. Thường những bệnh nhân này ở giai đoạn muộn, thể trạng suy kiệt và có nhiều bệnh lý kèm theo.
“Con số này rất ít và cũng là điều đáng tiếc khi điều trị. Tuy nhiên, không nên vì vài trường hợp đáng tiếc mà bỏ qua cơ hội cho hàng nghìn bệnh nhân khác”, bác sĩ Vũ nói.
Chuyên gia này cho biết Internet và mạng xã hội đang lưu truyền những bài viết rất kỳ quặc về điều trị ung thư. Trong đó, họ khuyên bệnh nhân bỏ điều trị, thổi phồng các tác dụng phụ làm bệnh nhân hoảng sợ, quảng cáo quá mức thực phẩm chức năng. Một số bài viết còn tạo dựng nên những “chuyên gia” từ Nhật, Mỹ… với những lập luận hoàn toàn không khoa học, gây hại cho bệnh nhân.
“Nếu bạn hoặc người nhà chẳng may mắc phải căn bệnh quái ác này, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để cùng nhau chọn cách xử trí tốt nhất dựa trên khoa học, đừng tin quá nhiều vào những thông tin trôi nổi trên mạng”, bác sĩ Vũ khuyến cáo.
Theo Zing
Bé 21 tháng tuổi đánh bại ung thư giai đoạn cuối
Sau 5 đợt hóa trị, 2 lần ghép tế bào gốc và cả tá đợt xạ trị, một bé gái 21 tháng tuổi đã đánh bại hoàn toàn ung thư giai đoạn cuối.
Năm 2017, bé Molly Hughes 4 tháng tuổi ở bang Kentucky (Mỹ) được chẩn đoán mắc ung thư giai đoạn cuối, khả năng chữa khỏi khi phát hiện bệnh ở giai đoạn này là rất thấp.
Tuần qua, kết quả xét nghiệm cho thấy không còn dấu hiệu bệnh tật trong cơ thể bé.
"Chúng tôi thở phào. Cháu vui vẻ, chơi đùa và làm những việc bình thường như trước kia", mẹ Molly, chị Chelsea Hughes, nói với CNN ngày 5/4.
Molly được chẩn đoán có u nguyên bào thần kinh - một loại ung thư phát triển từ tế bào thần kinh. Bệnh này thường tấn công trẻ em dưới 5 tuổi, bác sĩ Kelly Goldsmith, người chỉ đạo chương trình điều trị tại bệnh viện nhi Atlanta, cho biết.
Ung thư có nguy cơ tái phát cao nên Molly sẽ phải đi khám mỗi tháng 3 lần trong vòng 5 năm, chị Hughes nói.
Molly đã bắt đầu dùng một loại thuốc mới đang được thử nghiệm. Thuốc này sẽ giúp ngăn ung thư tái phát. Nhưng chị Hughes nói: "Chúng tôi vẫn cần những lời cầu nguyện".
Bé Molly đã khỏi bệnh ung thư dù bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối. Ảnh: Chelsea Hughes.
130 đêm trong bệnh viện
"Khi bác sĩ phát hiện cháu bị ung thư, bệnh đã chạy khắp cơ thể con bé", chị Hughes kể.
Điều trị kéo dài khoảng 15 tháng, bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, ghép tế bào gốc và liệu pháp miễn dịch. "Con bé thực sự ốm yếu. Việc điều trị quá khắc nghiệt đối với cơ thể trẻ con", mẹ của Molly kể.
Gia đình Molly đã trải qua khoảng 130 đêm ở trong bệnh viện. Mọi người đều bị ảnh hưởng, trong đó có anh trai của Molly (hiện nay 4 tuổi). Anh trai của Molly phải ở với bà ngoại.
Ngoài ra, một trong những đợt hóa trị khiến Molly bị điếc. Giờ đây, bé phải đeo máy trợ thính.
Vì Molly bị ung thư giai đoạn cuối ở phần ngực nên ngực bé không được để ướt. Tắm cho bé là việc rất khó khăn.
Để ăn mừng Molly khỏi bệnh, gia đình em sẽ sớm ra bãi biển. "Đây sẽ là lần đầu tiên con bé có thể bơi được", chị Hughes nói.
Bé Molly đã khỏi bệnh ung thư dù bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối. .
THÁI AN
Theo Tiền Phong
Lá na chữa mụn nhọt, sốt rét Theo y học cổ truyền, lá na cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng; rễ cầm ỉa chảy. Lá và quả na Cây na cao 2-8m; lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới; hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, thường rũ xuống; quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình...