Bác sĩ lấy ra khối u chứa nhiều răng dị dạng trong miệng nam thanh niên
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật lấy ra khối u răng đa hợp cho bệnh nhân Nguyễn Tiến S (18 tuổi, ở Hà Nội).
Từ khối u răng, các bác sĩ đã gắp bỏ được vô số răng nhỏ, dị dạng, kích thước to nhỏ khác nhau, có phần dính vào nhau, phần tách rời của bệnh nhân.
Ban đầu bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng cụ thể, chỉ thấy vùng hàm dưới bên trái sưng nhưng không đau, gây biến dạng khuôn mặt nên đi chụp X-Quang, thì phát hiện khối u răng kích thước 3×4cm. Đây là một khối u đa hợp gồm rất nhiều răng bé có đầy đủ tổ chức như một răng bình thường, kết lại thành một khối trong xương hàm.
Hình ảnh CT khối u răng của bệnh nhân trước phẫu thuật.
Bệnh nhân được các bác sĩ Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện đa khoa Hà Đông chỉ định phẫu thuật để gắp bỏ khối u ra. Ca phẫu thuật được thực hiện chính bởi bác sĩ chuyên khoa II Trịnh Xuân Học, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 1 tiếng, tương đối khó khăn do khối u nằm sâu bên trong, chiếm gần hết thân xương hàm, bám dính chắc vào xương hàm trái bệnh nhân.
Video đang HOT
Ekip phẫu thuật phải dùng dụng cụ bóc tách, cắt nhỏ từng phần, sau đó từ từ gắp ra, tránh gây tổn thương dây thần kinh, rồi bơm rửa sạch, sát khuẩn vùng xương hàm, kiểm tra lại, sau đó đóng vết mổ. Kết quả các bác sĩ lấy ra được vô số răng nhỏ, dị dạng, kích thước to nhỏ khác nhau, có phần dính vào nhau, phần tách rời của bệnh nhân. Sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, vết mổ tốt, kiểm tra chụp X-Quang sau phẫu thuật không còn hình ảnh u răng.
Bác sĩ Đinh Thanh Tùng, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa Hà Đông- người trực tiếp tham gia ca phẫu thuật cho biết: Khối u răng đa hợp là một loại u răng lành tính, chủ yếu gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Các bác sĩ gắp ra vô số răng nhỏ tạo thành khối u răng vùng xương hàm bệnh nhân.
Bệnh khó phát hiện vì khối u tiến triển âm thầm, thường không gây đau nhức. Đôi khi có trường hợp khối u gây đau nhưng người bệnh dễ nhầm lẫn với đau nhức do sâu răng hay các bệnh lý răng miệng khác, dẫn đến chủ quan hoặc điều trị sai cách, không triệt để, bệnh tiến triển ngày một nặng. Nếu để lâu khối u phát triển to lên gây biến dạng mặt, phá hủy xương, chèn ép dây thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng khác.
Bên cạnh đó, bác sĩ Tùng cũng khuyến cáo bệnh này chỉ qua chụp phim X-Quang mới có thể phát hiện thấy. Nếu bệnh nhân đến sớm thì phẫu thuật sẽ đơn giản, khả năng hồi phục cao. Trường hợp bệnh nhân đến muộn hơn sẽ khó điều trị, thậm chí để lại nhiều di chứng. Do đó, để phòng ngừa bệnh lý u răng đa hợp và bảo vệ sức khỏe răng miệng, người dân nên đi khám và chụp X-Quang răng định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần.
Người đàn ông bị mảnh xương cá dài 2cm đâm thủng ruột non
Vào viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, anh Thành (43 tuổi, Hà Nội) bất ngờ khi phát hiện mảnh xương cá đâm thủng ruột non gây bán tắc ruột. Bác sĩ phải cắt đoạn ruột để lấy dị vật.
Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) vừa mổ nội soi thành công cho bệnh nhân nam nuốt nhầm xương cá bị thủng ruột non.
Bệnh nhân là anh Đ.D Thành (43 tuổi, ở Trung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội). Anh vào viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, không sốt, bụng chướng. Trước đó một ngày, anh thấy đau vùng hố chậu phải quanh rốn từng cơn.
Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh dày thành ruột non, dịch ổ bụng, chụp CT cắt lớp không có dấu hiệu thủng tạng. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc màng bụng.
Mảnh xương cá dài khoảng 2cm đâm thủng ruột non.
Bệnh nhân được tiến hành mổ nội soi cấp cứu trong khoảng hơn một giờ. Nội soi vào ổ bụng bệnh nhân, các bác sĩ bất ngờ khi thấy dị vật là một mảnh xương cá sắc nhọn, dài khoảng 2cm, đâm thủng ruột non, gây viêm quai ruột và tắc nghẽn lưu thông, bán tắc ruột.
Bác sĩ đã phải cắt đoạn ruột non để lấy dị vật, khâu hồi phục ruột non, hút sạch dịch. Sau ca mổ, bệnh nhân được tiếp tục điều trị nội khoa. Sau 2 tuần, bệnh nhân hết đau, bụng mềm, vết mổ khô, đại tiểu tiện bình thường.
Các bác sĩ đã phải cắt một đoạn ruột non để lấy dị vật.
BSCKII Bùi Đức Duy, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết đây là ca bệnh tương đối khó và hiếm gặp. Thông thường xương dễ mắc ở vùng hầu họng, thực quản nhưng ở trường hợp này, xương cá đâm xuống ruột non. Khai thác từ bệnh nhân lại không rõ tiền sử ăn uống nên rất khó chẩn đoán bệnh.
BS Duy khuyến cáo, người dân khi ăn uống, đặc biệt là những thực phẩm có xương, nên lựa xương cẩn thận, chú ý nhai kỹ. Nếu không may hóc phải xương thì nên đến bệnh viện để được xử trí sớm, tránh trường hợp dị vật đâm thủng hoặc ở các vị trí khó lấy như ruột non sẽ gây nguy hiểm và nguy cơ phục hồi sau phẫu thuật sẽ lâu hơn.
Hà An
Cấp cứu thành công bệnh nhi 6 tuổi thủng, loét dạ dày tá tràng Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ nhỏ hiếm gặp nên khi trẻ bị đau bụng, các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Tuy nhiên nếu chủ quan và không điều trị kịp thời cho trẻ sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bệnh viện đa khoa Hà Đông vừa tiếp...