“Bác sĩ là người lạ”!
Không chỉ tình trạng quá tải khiến bác sĩ không có thời gian để lắng nghe, giải thích cho bệnh nhân, mà một số yếu tố khác đang góp phần biến các bác sĩ từ mẹ hiền thành người lạ.
“Trên thế giới, đang có xu hướng sử dụng quá nhiều kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị bệnh khiến bác sĩ không còn thời gian để tiếp xúc trực tiếp, lắng nghe tâm tư của người bệnh. Bác sĩ không còn là người mẹ hiền mà là một người lạ”, GS.TS Phạm Thị Minh Đức chia sẻ tại Tại hội thảo “ Y đức và những thách thức trong việc thực hiện y đức hiện nay tại Việt Nam” diễn ra 6/3 tại Hà Nội.
Theo GS Đức, trước đây bằng bàn tay khám của thầy thuốc có thể trò chuyện, cảm nhận nỗi đau của người bệnh. Còn ngày nay, sử dụng kỹ thuật nhiều (không thể phủ nhận rằng các kỹ thuật này vô cùng hiệu quả trong chẩn đoán, điều trị bệnh), người bác sĩ tập trung quá nhiều vào kỹ thuật hóa thì càng không có thời gian để tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, lắng nghe người bệnh. Có sự chuyển đổi vai trò từ người mẹ sang người lạ. Tức là người bác sĩ chưa hiểu hết được những nhu cầu của người bệnh.
Còn tại Việt Nam, GS Đức cho rằng cũng đang có xu hướng như thế. Thậm chí ở Việt Nam lại có thêm một nguy cơ khác khiến sự tiếp xúc bác sĩ – bệnh nhân càng trở nên khó khăn hơn, đó là do lượng bệnh nhân quá đông, bác sĩ thì ít. “Một bác sĩ Việt Nam trung bình một ngày khám 80 – 120 bệnh nhân. Làm sao có thời gian để thực sự tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân, không có điều kiện để lắng nghe nguyện vọng, mong muốn của người bệnh, giải thích cho người bệnh. Đây là điều kiện khách quan mang lại chứ không vì chủ quan của người thầy thuốc. Tình trạng bệnh viện không đủ chỗ, nằm 2 – 3 thì làm sao đảm bảo được tính chuyên nghiệp”, GS Đức bày tỏ.
Đó là những thách thức nên khoảng 10 năm nay thế giới càng quan tâm tới vấn đề y nghiệp, dù y nghiệp đã có gần 2000 năm nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào mà vừa sử dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán, vừa tiếp xúc nhiều với người bệnh.
Video đang HOT
Cũng tại hội thảo này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Nâng cao y đức đối với cán bộ y tế là nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế. Để thực hiện được nhiệm vụ này, ngành y tế đã chủ động và có những biện pháp thiết thực như phát động phong trào thi đua trong toàn ngành, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi “tuyên truyền về thực hiện Quy tắc ứng xử” ngành y tế…
Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cùng với cơ chế đãi ngộ chưa thật phù hợp nên vấn đề y đức là một trong những thách thức lớn của ngành.
GS.TS Trần Quỵ cho rằng, xã hội có một cái nhìn rất khắt khe với ngành y. Có rất nhiều thành tựu, kỹ thuật mà ngành y đạt được thì không được nhắc nhiều tới, nhưng chỉ một số ít những sự cố, bộ phận nhỏ có biểu hiện tiêu cực lại đánh đồng cho tất cả các cán bộ y tế, đó là một điều thiệt thòi với họ.
GS. TS khoa học Phạm Mạnh Hùng, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam rằng, để nâng cao y đức, ngành y tế cần tăng cường truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về y đức đánh giá đúng những thành tựu của ngành để động viên kịp thời nhưng cũng chỉ ra được thực trạng vấn đề sai phạm, yếu kém về y đức của một số cán bộ y tế và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đưa y đức vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y tế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế…
Hồng Hải
Theo dân trí
Nghề y không chỉ để mưu sinh!
Đạo làm thầy thuốc là một nhân thuật, chuyên lo trị bệnh cứu người. Người xưa đã khuyên dạy rất nhiều về y đạo, y đức của người thầy thuốc. Vì sao gần đây lại xảy ra quá nhiều chuyện đau lòng cho người bệnh mà lỗi lầm lại do thầy thuốc gây ra?
"Nếu như sai sót của thầy thuốc do yếu kém chuyên môn, không phát hiện được bệnh còn có thể châm chước, nhưng sai sót về tinh thần phục vụ, thái độ giao tiếp, ứng xử thì hoàn toàn không thể chấp nhận được mà phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc".
Vì sao gần đây vấn đề y đức của thầy thuốc lại trở nên đáng báo động như vậy, thưa ông?
Người xưa răn dạy rất nhiều về y đạo, y đức, y nghiệp của người thầy thuốc. Còn hiện nay các sinh viên y khoa, các thầy thuốc có được học tập, rèn luyện về y đức không, thưa ông?
Phải chăng khâu tuyển sinh, đào tạo thầy thuốc còn nặng điểm số, chưa coi trọng chọn người đến với nghề vì tình thương đồng loại, vì tâm nguyện cống hiến cứu người, mà đơn giản chọn là do nghề y được xã hội trọng vọng, có thu nhập khá?
Thưa ông, làm thế nào để nâng cao hơn nữa y đức của người thầy thuốc? Làm sao để người bệnh khi đến bệnh viện là thật sự được đến nhà thương, được gặp những thầy thuốc biết đau với nỗi đau của người bệnh?
Thưa ông, từ năm 1996 Bộ Y tế đã ban hành quy định 12 điều về y đức. Thế nhưng vì sao trên thực tế vẫn còn không ít thầy thuốc chưa thấm nhuần và thực hiện được quy định này?
Ông có ý kiến thế nào về các quy định xử lý, chế tài thầy thuốc có sai phạm về y đức hiện nay?
Ở một số bệnh viện, nhiều trường hợp vi phạm y đức mới dừng lại ở việc nhắc nhở, khiển trách, mất thi đua, cắt thưởng... của người thầy thuốc. Tôi cho rằng đây chỉ là các biện pháp tạm bợ. Không thể lấy các hình thức xử lý này, kể cả phạt tiền, bắt bỏ tù, để răn đe và buộc các bác sĩ phải tuân thủ y đức, mà điều quan trọng là làm sao cho thầy thuốc nhận thức được sứ mệnh thiêng liêng, vẻ vang của mình. Khi đã ý thức được điều đó thì họ sẽ tự giác làm tốt sứ mệnh của mình.
Dù thế nào cũng không nên dùng "luật rừng" Vừa qua xảy ra nhiều vụ việc với những hành vi của thân nhân người bệnh làm xói mòn tình người, xói mòn tình cảm giữa bệnh nhân và thầy thuốc. Như vụ đập phá nhà bác sĩ ở Năm Căn, Cà Mau hay vụ sát hại bác sĩ ở Thái Bình, do người nhà nạn nhân bực tức xử lý theo kiểu giang hồ, vi phạm pháp luật. Chúng ta không bao che cho sai trái của thầy thuốc, nhất là những sai trái do thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ ứng xử thiếu tình người. Tuy nhiên, dù gia đình có mất mát to lớn thế nào cũng không nên sử dụng "luật rừng" để giải quyết bức xúc. Hãy để luật pháp làm nhiệm vụ của mình, không thể giải quyết theo kiểu thù hằn cá nhân. Nếu thầy thuốc có thiếu sót trong thái độ giao tiếp, hành xử công việc thì thân nhân nên trao đổi thẳng thắn với người có trách nhiệm tại bệnh viện. Và lãnh đạo bệnh viện cũng không nên bao che sai phạm mà cần chú ý lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý nghiêm minh thầy thuốc có sai phạm.
Theo Lê Thanh Hà
Tuổi trẻ
Lời nói của bác sĩ cũng là thuốc Sau hơn 20 năm làm bác sĩ, tôi nhận thấy ngoài việc cho thuốc điều trị bệnh nhân, còn một loại thuốc không kém phần quan trọng chính là lời nói của người thầy thuốc. Chỉ một lời động viên của bác sĩ có thể cứu cả mạng sống của bệnh (Ảnh minh họa) Thứ nhất, lời nói của thầy thuốc giúp cứu...