Bác sĩ khuyên người bệnh tim luôn mang theo bên mình thứ này
Nói về ‘cơn đau tim’ trên Twitter, nhiều chuyên gia khuyên luôn ‘thủ’ viên Aspirin 300 mg trong túi! Tại sao như vậy?
Thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đột biến các trường hợp đau tim, ở mọi lứa tuổi.
Tiến sĩ Subhendu Mohanty, Giám đốc và chuyên gia tư vấn cấp cao tại Bệnh viện Sharda (Ấn Độ), cho biết: Trong khoảng 2 năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tim ngày càng gia tăng ở người trẻ, đến mức cả những người độ tuổi 18 – 20 cũng bị cơn đau tim.
Hãy luôn mang theo viên Aspirin 300 mg trong túi và uống ngay càng sớm càng tốt nếu đột ngột bị đau ngực dữ dội. ẢNH SHUTTERSTOCK
Và chủ đề “Cơn đau tim” trở nên thịnh hành trên Twitter từ sau khi tiến sĩ Edmond Fernandes, bác sĩ, Giám đốc Viện Y tế Công cộng Edward & Cynthia (Ấn Độ) khuyên mọi người nên mang theo thuốc Aspirin bên mình.
“Hãy luôn mang theo viên Aspirin 300 mg trong túi và uống càng sớm càng tốt nếu đột ngột bị đau ngực dữ dội, lan xuống cổ và cánh tay trái”, tiến sĩ Edmond Fernandes viết, theo tờ Indian Express.
Tương tự, tiến sĩ Sudeep KN, bác sĩ tim mạch hàng đầu Ấn Độ, đang làm việc tại Bệnh viện Apollo (Ấn Độ), cho biết các chuyên gia khuyên dùng 1 viên Aspirin 325 mg trong trường hợp đau tim cấp tính. Nói chung, liều lượng đó không dành cho các trường hợp thông thường. Nó là một loại thuốc chống tiểu cầu giúp ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu và nhồi máu cơ tim cấp tính, theo Indian Express.
Ông Sudeep KN nói thêm rằng: “Chỉ nên được sử dụng dưới sự giám sát y tế và Aspirin cần được kết hợp với các loại thuốc và phương pháp điều trị khác”.
Video đang HOT
Một số dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim: đau ngực, tức ngực và cảm giác bị thắt chặt ở ngực, chóng mặt đột ngột, ngất xỉu, đổ mồ hôi quá nhiều và khó thở. ẢNH SHUTTERSTOCK
Cần chú ý điều gì?
Có thể nuốt, nhai hoặc nghiền hòa Aspirin vào nước.
Tiến sĩ Anand Kumar Pandey, Giám đốc và cố vấn cấp cao về tim mạch, Bệnh viện Dharamshila Narayana (Ấn Độ), lưu ý không phải ai cũng có thể dùng Aspirin. Bệnh nhân loét dạ dày và thiếu máu nặng nên tránh dùng vì có thể gây chảy máu đường tiêu hóa và các dạng chảy máu khác.
Bác sĩ Sudeep nhấn mạnh: Bệnh nhân tim mạch không nên ngừng uống Aspirin nếu không có ý kiến bác sĩ.
Các chuyên gia liệt kê một số dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim như: đau ngực, tức ngực, cảm giác bị thắt chặt ở ngực, chóng mặt đột ngột, ngất xỉu, đổ mồ hôi quá nhiều và khó thở, theo Indian Express.
Cả nước đã ghi nhận hơn 270.000 ca sốt xuất huyết, dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khi mắc
Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca tử vong.
So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4,8 lần, số tử vong tăng 87 trường hợp. Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu cần nhập viện khi mắc sốt xuất huyết.
Số mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng
Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (56.240/21) số mắc tăng 4,8 lần, số tử vong tăng 87 trường hợp. Riêng trong tuần 42, cả nước ghi nhận 9.677 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước (11.260) số mắc giảm 14,1%.
Khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong ở mức cao. Khu vực miền Bắc đã ghi nhận sự gia tăng số mắc và đã có trường hợp tử vong. Dự báo trong thời gian tới số mắc và tử vong tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do cao điểm mùa dịch hàng năm từ nay đến tháng 11.
Tại Hà Nội, theo thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng, đỉnh điểm có thể là tháng 11-12. Các bác sĩ cảnh báo dịch chồng dịch khi thời tiết miền Bắc chuyển mùa, các bệnh dịch khác (COVID-19, virus Adeno, cúm, thủy đậu,...) cũng có nguy cơ bùng phát.
Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM (Ảnh: P.T)
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo chu kỳ 5 năm miền Bắc sẽ xảy ra một vụ dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, nếu trong tháng 8 số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 bệnh nhân, thì con số này tăng lên 160 vào tháng 9 và từ đầu tháng 10 đến nay là 250.
Các bệnh nhân đến chủ yếu từ các huyện ngoại thành như Đan Phượng, Thường Tín, Hoài Đức, Long Biên,... sau đó lan vào các quận nội thành như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai...
Về tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội thông tin, trong tuần 42 (cập nhật đến ngày 21/10), Hà Nội ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận/huyện/thị xã. Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 8.199 ca mắc, 5 bệnh nhân tử vong. CDC Hà Nội đánh giá số mắc tăng gấp 3,3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021 (2.482 mắc, 0 tử vong). Tuýp virus Dengue lưu hành là DENV1 và DENV2, DENV4.
Tại các tỉnh phía Nam, riêng TP. HCM, tính từ đầu năm tới nay đã ghi nhận 66.699 ca bệnh. Chỉ trong tuần 42, TP. HCM ghi nhận gần 2.000 ca bệnh sốt xuất huyết. Dù số ca sốt xuất huyết đang có xu hướng giảm nhưng tính tới hiện nay, số ca mắc đã tăng gấp 7 lần, số ca nặng tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đã có 29 ca tử vong.
Sở Y tế TP. HCM đã yêu cầu các cơ sở trên địa bàn Thành phố triển khai quy trình báo động đỏ đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue nặng, nguy kịch có nguy cơ tử vong để kịp thời cứu sống bệnh nhân.
Ngành y tế TP. HCM cũng đã thành lập Tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết với 33 thành viên với nhiệm vụ hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết; phân tích, rút kinh nghiệm từ các trường hợp nặng, tử vong; tham gia tập huấn, tư vấn từ xa, hội chẩn, xử trí bệnh nhân sốt xuất huyết nặng...
Dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khi mắc sốt xuất huyết
Các chuyên gia cho hay, người mắc sốt xuất huyết dengue mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị ngoại trú tại nhà.
Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì nó có thể gây chảy máu, không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có thể uống nhiều nước, như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi. Sau ngày thứ 5 có thể sẽ hết sốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh phải hết sức chú ý theo dõi, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết, gồm: Vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; gan to và đau; chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, nước tiểu ít; xét nghiệm máu thấy thể tích hồng cầu tăng nhưng tiểu cầu giảm nhanh...
Nếu có một trong các dấu hiệu này, người bệnh cần nhập viện để theo dõi điều trị nội trú vì có nguy cơ diễn tiến nặng (vào sốc, xuất huyết nặng, suy đa tạng), thậm chí tử vong nếu không được xử trí điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo nặng thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.
Không dùng thuốc Aspirin và Ibuprofen cho người bị sốt xuất huyết Tại gia đình, cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc Aspirin và Ibuprofen hạ sốt với người mắc sốt xuất huyết. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong 8 tháng vừa qua Hà Nội ghi nhận 1.342 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ...