Bác sĩ khuyến cáo việc không được làm khi bị côn trùng chui vào mũi để tránh nguy hiểm
BS. Nhâm Tuấn Anh cho biết: Trường hợp không may bị côn trùng chui vào mũi, chúng ta phải hết sức bình tĩnh và xử trí hợp lý.
Thời tiết thất thường, côn trùng như muỗi, kiến, ruồi, nhặng… thường phát triển và xuất hiện những nơi ô nhiễm, ẩm thấp, có nhiều đồ đạc… Chúng có thể sẽ chui vào tai, mũi khi bạn đang ngủ, thậm chí lúc kể cả lúc đi trên đường. Trẻ nhỏ có nguy cơ bị côn trùng tấn công nhiều hơn người lớn và dễ gây tổn thương nghiêm trọng nếu điều trị sai cách.
Mới đây, có trường hợp bệnh nhân nữ, 41 tuổi, gặp rắc rối với các loại côn trùng này. Khoảng 4h sáng ngày 14/7, như thường lệ chị H lái xe máy đi làm, do quên đeo khẩu trang nên đã bị 1 con bướm “bay lạc” vào mũi trái. Con bướm sau khi biết “nhầm chỗ” liền giãy dụa tìm lối thoát ra, càng giãy càng chui sâu và bị mắc kẹt trong khe mũi chị H. Lúc này, mùi hôi từ con bướm tiết ra khiến cho chị vô cùng khó chịu, buồn nôn. Không thể chịu đựng thêm, chị H nhờ người khác khều con bướm ra nhưng không được, mùi hôi càng lúc càng tăng khiến chị H phải vào viện để kiểm tra.
Hình ảnh côn trùng chui vào mũi chị H.
BS. Nhâm Tuấn Anh, phụ trách đơn nguyên Tai Mũi Họng Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cho biết: “Chúng tôi đã gắp con bướm vẫn còn giãy dụa trong mũi bệnh nhân ra. Đây là một trong nhiều trường hợp bác sĩ trực chuyên khoa Tai Mũi Họng thường gặp vào lúc nữa đêm hay gần sáng”.
BS Tuấn Anh khuyến cáo việc không được làm khi bị côn trùng chui vào mũi để tránh nguy hiểm:
Khi bị côn trùng chui vào mũi, tuyệt đối không được tự khều côn trùng khi không có dụng cụ và quan sát rõ, điều này khiến côn trùng giãy dụa nhiều hơn, có thể gây tổn thương, ra máu, phù nề trong mũi.
Không tự ý xử trí bằng những cách dân gian như hơ lá, xông hơi hay dùng tăm bông ngoáy vào mũi. Làm như vậy côn trùng hoảng sợ, chạy sâu vào trong. Sự thiếu hiểu biết không làm chết được con vật mà còn khiến bệnh nhân có nguy cơ bị tai biến và thương tật vĩnh viễn suốt đời.
Cũng không nên quá lo lắng, hốt hoảng có thể kích động khiến côn trùng chui sâu vào trong hốc mũi.
Cách xử trí khi bị côn trùng chui vào mũi
Video đang HOT
BS. Nhâm Tuấn Anh cho biết: Trường hợp không may bị côn trùng chui vào mũi, chúng ta phải hết sức bình tĩnh và xử trí hợp lý.
Đầu tiên, hãy xử trí tại chỗ, bệnh nhân nên dùng nước sạch bơm nhẹ vào mũi rồi xì ra.
Trường hợp côn trùng không chui ra thì phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để gắp côn trùng ra ngoài.
Cách phòng ngừa côn trùng chui và mũi
Dọn dẹp nhà cửa thoáng mát để hạn chế côn trùng ẩn náu
Ngủ giường, hạn chế ngủ trên đất hay những nơi ẩm thấp và phải mắc màn khi ngủ.
Đeo khẩu trang khi đi đường.
Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, ga, áo gối thường xuyên để côn trùng không bị dụ tới.
Theo Helino
Amidan có lợi ích gì mà bác sĩ nói không phải muốn cắt là cắt?
Không ít trường hợp thấy con bị viêm amidan vài lần là cha mẹ đến bác sĩ đòi cắt để... khỏi bị viêm. Quan niệm này sai lầm hoàn toàn.
Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai - mũi - họng ở trẻ em, người trưởng thành cũng mắc nhưng ít hơn. Đặc biệt bệnh thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ.
Không cứ viêm amidan là phải cắt
Các bác sĩ khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, không ít trường hợp thấy con bị viêm amidan vài lần là cha mẹ đến bác sĩ đòi cắt để khỏi bị viêm. Quan niệm này sai lầm hoàn toàn. Thực tế, chỉ định cắt amidan là rất hạn chế sau khi các bác sĩ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ em.
Amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của Amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Cắt amidan tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
Theo các bác sĩ, số các cháu viêm amidan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ.
Chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau:
- Viêm Amidan nhiều đợt cấp (Từ 5-6 lần trong một năm), ít nhất 5 lần mỗi năm trong 2 năm qua, ít nhất 3 lần mỗi năm trong 3 năm qua
- Viêm Amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
- Trường hợp Amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh... thì cũng nên cắt.
- Ngoài ra, Amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính.
Bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cắt amidan cho trẻ. Chỉ những trẻ viêm amidan nhiều đợt cấp (từ 5-7 lần/năm) mới nên cắt.
Lưu ý, cần được phẫu thuật cắt amidan tại các bệnh viện uy tín và có chuyên khoa Tai mũi họng.
Biến chứng nào có thể xảy ra trong khi cắt amidan?
Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây ra máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu. Chính vì vậy mà trước khi cắt, bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.
Vì vậy để có một chỉ định cắt Amidan đúng cũng như phẫu thuật an toàn, bệnh nhân nên khám và điều trị tại các bệnh viện uy tín và có chuyên khoa tai mũi họng.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan sớm nhất?
- Khô họng, hơi thở có mùi: Do các vi khuẩn tích tụ trong hố amidan và các dịch mủ tồn đọng trong hố amidan gây tắc nghẽn và thường đi kèm với một số triệu chứng như hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật.
- Amidan phì đại: Thường gặp ở trẻ em và có một số triệu chứng như khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ. Nếu như amidan phì đại quá mức có thể gây ra việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt.
- Biểu hiện toàn thân: Amidan và vòm miệng cuống lưỡi có hiện tượng xuất huyết, trong hốc miệng có thấy những chấm mủ trắng, hoặc vàng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và sưng to và đau. Lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể.
- Phản ứng phụ gây hại toàn cơ thể: Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác.
Chế độ chăm sóc sau cắt amiđan
Chế độ ăn uống: Ngày 1: Sau cắt amidan 3 giờ cho bé uống sữa lạnh Ngày 2 - ngày 7: Cho bé ăn thức ăn loãng, nguội, mềm (đầy đủ dinh dưỡng, thịt, tôm, cua, cá, trứng, rau củ xay nhuyễn... Bệnh nhi được ăn miến, nui, bún...) Ngày 7 - ngày 14: Cho bé ăn thức ăn loãng, nguội, mềm (đầy đủ dinh dưỡng, thịt, tôm, cua, cá, trứng, rau củ xay nhuyễn ... Bệnh nhi ăn được miến, nui, cơm nhão...) Ngày 14: bé ăn uống bình thường
Không cho trẻ uống nước có vị chua như nước cam, chanh, không ăn thực phẩm cứng, cay, có vị chua, vì những thực phẩm này dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ sau mổ.
Sinh hoạt: Sinh hoạt ở nhà không bị giới hạn, tuy nhiên trẻ nên hạn chế tham gia các hoạt động thể thao, cần nhiều sức ít nhất 2 tuần sau mổ.
T.Nguyên
Theo giadinh.net
Bác sĩ chỉ cách mát xa cắt nhanh cơn đau, nhức đầu ngày nắng nóng Mùa hè nhiều người bị nhức đầu không có lý do bệnh lý nào, thậm chí lên cơn đau đầu dữ dội do thời tiết thay đổi với những người mẫn cảm. Trong clip này bác sĩ sẽ hướng dẫn cách mát xa cắt nhanh cơn đau đầu. Đau đầu do thời tiết thường chỉ kéo dài vài giờ là khỏi, nhưng nó...