Bác sĩ khuyến cáo các bệnh trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới
Khởi đầu một năm học mới thường đồng nghĩa với việc con bạn sẽ có nguy cơ tiếp xúc với rất nhiều vi trùng gây bệnh.
Có thể nói, trường học là môi trường sinh sôi của vi khuẩn. Thêm nữa, sau thời gian dài nghỉ hè, việc phải đột ngột thức dậy sớm vào buổi sáng, lịch học cả ngày ở trường cũng như các câu lạc bộ ngoại khóa khiến trẻ mệt mỏi và dễ bị bệnh hơn.
Tiến sĩ Nicola Williams, bác sĩ đa khoa tại Castleford, West Yorks (Anh) đã kịp thời khuyến cáo các bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi bắt đầu năm học mới.
Cha mẹ có thể tham khảo tư vấn của tiến sĩ Nicola Williams để đảm bảo sức khỏe cho con trong dịp năm học mới như sau nhé.
Chấy
Tiến sĩ Williams cho biết: “Chấy lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu. Không phải mọi trẻ bị chấy đều bị ngứa. Do đó, điều quan trọng là kiểm tra kỹ tóc trẻ 1 lần/tuần. Dùng một chiếc lược chải chấy chuyên dụng sẽ hiệu quả hơn so với việc quan sát tóc của con bằng mắt thường. Ngoài ra, tham khảo tư vấn của dược sĩ cũng có thể giúp bạn tìm được cách điều trị chấy cho con”.
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
Nếu tròng trắng mắt trẻ bị đỏ, ngứa và nhức thì nguyên nhân có thể là một bệnh nhiễm trùng hay tình trạng dị ứng. Đau mắt đỏ cũng sẽ làm xuất hiện gỉ mắt vàng khiến 2 mi mắt bị dính lại với nhau. Nếu con bị đau mắt đỏ, hãy đưa con đi khám để bệnh không nặng thêm.
Chăm sóc mắt bị đỏ của con bằng một miếng bông gòn sạch và nước đã đun sôi. Bạn có thể nhẹ nhàng lau mắt cho con từ trong hốc mắt hướng ra phía ngoài.
Video đang HOT
Các bệnh do virus
Bệnh do virus như cảm thông thường nhìn chung lây truyền qua tiếp xúc hoặc qua không khí. Theo Tiến sĩ Williams: “Những triệu chứng thường gặp nhất là đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể và ho. Con bạn có thể còn bị sốt và rơi vào trạng thái uể oải, lờ đờ hơn thường lệ”.
Nếu con bị hen suyễn, bị sốt hoặc diễn tiến bệnh nhanh chóng chuyển xấu, hãy đưa con tới khoa cấp cứu ngay.
“Sởi là bệnh lây nhiễm qua đường không khí, độ lây nhiễm cao và rất nguy hiểm” – tiến sĩ Williams cảnh báo. Triệu chứng của bệnh sởi bao gồm sốt, chảy nước mũi, ho và đau mắt. Bệnh sởi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở phổi, não, đường tiêu hóa, mắt… Để phòng ngừa bệnh sởi, cha mẹ cần cho con tiêm vắc-xin ngừa sởi, quai bị, rubella. Có thể tiêm vắc-xin cho trẻ ở bất cứ độ tuổi nào.
Nhiễm giun
Trẻ em thường bị giun kim. Bạn có thể phát hiện một “sợi chỉ” mảnh màu trắng trong phân của con hoặc quanh vùng hậu môn, đó chính là giun kim. Chúng có thể gây ngứa.
Để phòng ngừa giun kim, hãy nhắc con chăm chỉ rửa tay thật sạch và khích lệ trẻ đừng cắn móng tay bởi giun có thể lây lan khi trẻ nuốt trứng giun. Bạn có thể mua thuốc trị giun ở hiệu thuốc để tẩy giun cho con.
Bệnh chân, tay, miệng
Đây là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi tiểu học. Bệnh có thể gây ra các nốt rộp đau đớn trên bàn tay, chân và trong miệng, kèm theo sốt và đau họng.
Bệnh do nhiều nhóm vi rút khác nhau gây ra và người mắc bệnh hoàn toàn có thể bị tái nhiễm nhiều lần. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng Tỷ lệ biến chứng nặng của bệnh không cao, phần lớn bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm được ghi nhận.
Nếu con bị tay chân miệng, hãy đảm bảo cho con uống thật nhiều nước và bạn có thể dùng paracetamol cho con. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ.
Mụn cóc (hột cơm)
Mụn cóc nếu xuất hiện ở lòng bàn chân bạn thì vô hại nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu và cả cảm giác ngại ngùng nữa. Chúng do virus gây ra. Thường thì bạn sẽ thấy một mảng hình tròn thô ráp với các nốt đen nhỏ xíu bên dưới da.
Nếu không may con bị mụn cóc, hãy nhắc con cố gắng không nên gãi hay rứt mụn cóc ra cũng như đảm bảo con không mút ngón tay sau khi đã chạm tay vào mụn. Ngoài ra, không để con dùng chung khăn tắm, tất, giày với người khác.
Khi trẻ đi bơi, hãy dùng băng để che mụn cóc đi. Nên đưa con đi khám để sớm được điều trị kịp thời.
Theo Helino
Trẻ đột quỵ bởi thói quen xấu khi nấu nướng của mẹ
Một bé trai 6 tuổi tên Minh Minh vừa nhập viện trong tình trạng đột qụy nguy hại tới sức khỏe do thói quen ăn mặn của gia đình.
Cách đây không lâu, một cậu bé Minh Minh 6 tuổi tại Trung Quốc đột ngột bị chứng đau đầu. Khi nghe con trai kêu ba mẹ Minh Minh cho rằng con mình bị cảm lạnh thông thường và không đáng ngại. Nhưng thật không may, hai ngày sau cơn đau đầu, Minh Minh liệt nửa người bên trái và có các biểu hiện của bệnh đột quỵ, lúc này cả gia đình mới hốt hoảng đưa Minh Minh vào viện cấp cứu.
Theo kết quả của bác sĩ cho biết cậu bé bị thiếu máu cục bộ dẫn đến đột quỵ. Nghe xong chẩn đoán của bác sĩ, bố mẹ Minh Minh đều vô cùng hoang mang lo lắng.
Ảnh minh họa
Tìm hiểu nguyên nhân ban đầu gây bệnh cho bé, các bác sĩ kết luận rằng chính bởi thói quen ăn mặn của gia đình đã khiến cho bé mắc bệnh. Gia đình Minh Minh thường nêm nếm đồ ăn khá đậm vị khiến cho cậu bé thừa muối suy thận và đột quỵ.
Trẻ ăn bao nhiêu muối là đủ?
Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, lượng muối được khuyến cáo chỉ dưới 1,5 g và với trẻ sơ sinh là dưới 0,3 g muối. Tuy nhiên, lượng muối ở các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, sữa, thịt... đã có một hàm lượng natri nhất định đủ cho nhu cầu của bé.
Với tre lớn hơn thì chỉ từ 1,5-2g muối là đủ. Muối còn có trong cháo, bột dành cho trẻ nhỏ cũng có khoảng 75mg Natri...Vì vậy, cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thực phẩm thông thường, không nêm thêm muối có thể dẫn đến dư thừa natri và ảnh hưởng tới hệ bài tiết còn non nớt của trẻ.
Theo Min Min/Khỏe & Đẹp
Chỉ 40% trẻ em dưới 6 tháng được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ Trên thế giới chỉ có 40% số trẻ em dưới 6 tháng được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, trong khi 820.000 ca tử vong ở trẻ em có thể được ngăn chặn mỗi năm nếu khyến cáo này được thực hiện. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ em cần được bú mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu...