Bác sĩ khoa Nhi bệnh viện Xanh Pôn bày cách xử trí khi trẻ khóc đến co giật
Theo khuyến cáo của bác sĩ Trần Văn Bàn, khoa Nhi BV Xanh Pôn cha mẹ cần lưu ý cách xử trí khi trẻ khóc đến co giật để tránh những trường hợp rủi ro xảy đến với trẻ.
Có trường hợp trẻ khóc đến co giật, bất tỉnh khiến nhiều phụ huynh lo ngại (Ảnh minh họa)
Liên quan đến vụ việc ông bé Nhật Nam (2,5 tuổi) Hà Nội suýt mất con vì để mặc bé khóc không dỗ đến co giật và bất tỉnh gây xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua, trao PV Đời sống Plus bác sĩ Trần Văn Bàn, khoa Nhi BV Xanh Pôn đã chia sẻ quan điểm của mình.
Theo bác sĩ Bàn, phụ huynh cần nhớ rằng mỗi lần trẻ khóc là một lần nín thở. Những trẻ khóc dai dẳng và kéo dài có thể gây tăng huyết áp trong não, tăng áp lực và cản trở máu lưu thông khá nguy hiểm.
“Tuy nhiên, việc trẻ co giật đến bất tỉnh thì có rất nhiều nguyên nhân và gia đình cần tìm ra nguyên nhân chính xác. Không thể chỉ thấy hiện tượng mà kết luận ngay rằng co giật do khóc” – bác sĩ Bàn cho hay.
Trong trường hợp của bé Nhật Nam, khi gia đình cho bé thực hiện điện não đồ là lúc cơn co giật đã qua, nên cũng chưa thể kết luận gì.
Bác sĩ Trần Bàn lưu ý khi trẻ khóc, phụ huynh cần chú ý quan sát trẻ để tùy từng trường hợp có hướng xử lý. Với trẻ sơ sinh hay trẻ chưa biết nói khóc chính là một hình thức giao tiếp nên ít khi người lớn để mặc trẻ khóc mà không dỗ. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ đã biết nhận thức mà khóc hờn dỗi thì phụ huynh nên nhẹ nhàng phân tích cho trẻ hiểu thay vì vội vàng đáp ứng đòi hỏi của trẻ.
Video đang HOT
Bé Nhật Nam cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn sau khi khóc đến co giật và bất tỉnh
Xử trí thế nào khi trẻ co giật?
Trong trường hợp phát hiện trẻ co giật sau khi khóc, phụ huynh cần bình tĩnh để con nằm nghiêng về bên trái, cho con co giật bình thường hết cơn. Không nên giữ chặt tay chân, tránh sái/gãy chân tay trẻ.
Cho con nằm nghiêng để nếu con có trớ ra đờm hay bất cứ thứ gì cũng sẽ giúp trẻ không bị sặc và dễ thở.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên gia đình nên quay clip ghi lại hình ảnh lúc con co giật và đưa con đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Chính clip được gia đình ghi lại sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tình con sớm hơn, đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bé.
Theo doisongvietnam.vn
Để mặc con khóc mà không dỗ, ông bố Hà Nội suýt mất con vì bé khóc đến co giật và bất tỉnh
Sau khi khóc đòi mẹ trong khoảng 5-7 phút mà không ai dỗ, cậu bé bắt đầu rơi vào trạng thái co giật, bất tỉnh.
Việc dạy con bằng đòn roi hay để mặc con khóc hờn, la hét một mình vẫn thường xảy ra trong nhiều gia đình mà bố mẹ chưa lường hết trước được hậu quả. Thế nhưng sự việc mới đây của anh Thành Long (32 tuổi, hiện đang sống tại Hà Nội) suýt mất cậu con trai Nhật Nam (2,5 tuổi) sau một lần để con tự khóc, đã góp thêm một tiếng nói cảnh tỉnh mạnh mẽ đến các gia đình khác. Trải nghiệm kinh hoàng của anh Thành Long khi kể lại trên trang cá nhân đã thu hút hơn 11.000 lượt thích, 13.000 lượt chia sẻ chỉ sau vài ngày đăng tải.
Bé Nhật Nam khi nằm tại khoa cấp cứu, Bệnh viện Xanh Pôn.
Anh Thành Long chia sẻ: "Mình chưa bao giờ phải trải qua cảm giác tồi tệ, nghẹt thở đến thế. Buổi trưa ngày 15/9, khi đang nấu cơm thì con trai chạy ra mách bố bị ông trêu. Mình đang bận nên bảo: "Sao con suốt ngày khóc thế, hư bố không bênh đâu!". Thế là con lủi thủi xuống nhà cùng chị, tiếp tục khóc gọi: "Mẹ ơi!", cứ vừa khóc vừa hét đòi mẹ trong khoảng 5-7 phút nhưng không ai dỗ. Rồi chị cháu hốt hoảng chạy lên gọi: "Bố ơi! Em làm sao ý!". Mình chạy xuống thì đã thấy con đang co giật, sùi bọt mép, mặt dần chuyển sang tím ngắt dưới sàn. Một hình ảnh thật sự ám ảnh, kiểu như nhìn con đang chất dần ngay trước mắt mà mình không biết phải làm gì...".
Khi đó, cả ông bà và bố chỉ biết gọi: "Con ơi!", lay con theo bản năng. Rồi bố bé mới vội vàng chạy gọi cấp cứu và ra đường cầu cứu các xe ngoài đường mong đưa con đi viện sớm. Đến cổng viện, bé Nhật Nam vẫn trong trạng thái lịm ngắt, bố gọi không biết gì. Trước đó, khi con ngủ bình thường, nếu gọi con sẽ khó chịu hoặc khóc. Nhưng trong lần này, bé không hề phản ứng lại, hàm răng cắn chặt ngón tay bố rồi hơi thở yếu dần, mắt hé nhỏ, chỉ thấy lòng trắng. Mẹ bé đã vội vàng chạy về với con, đứng chờ sẵn ở cổng, bế con từ cổng Bệnh viện Xanh Pôn lên khoa cấp cứu, gọi con liên hồi nhưng con không tỉnh dậy.
Bé Nhật Nam và chị gái.
Bất ngờ là lên đến khoa cấp cứu một lúc, chưa có can thiệp gì, Nhật Nam đã tự tỉnh lại, khóc gọi mẹ. Lúc này, bác sĩ mới qua và thăm khám, lấy máu xét nghiệm, truyền dịch trong suốt cả ngày hôm đó. "Cả buổi chiều truyền dịch, có lúc con ngủ thiếp đi, có lúc lại tỉnh dậy khóc hờn. Đến tối, khi truyền hết dịch, bác sĩ kiểm tra lại, thông báo thêm về kết quả xét nghiệm không có gì bất thường nên con được cho về nhà theo dõi. Về nhà, con lại tỉnh táo vui chơi như thường. Hai ngày sau đó, con được đưa đi kiểm tra điện não đồ nhưng cũng không có gì bất ổn. Cả nhà mới có thể thở phào nhẹ nhõm".
"Khi ra về, bác sĩ có dặn cần theo dõi và tuyệt đối tránh gây xúc động mạnh cho con. Nếu gặp trường hợp co giật tương tự, hãy bình tĩnh để con nằm nghiêng về bên trái, cho con co giật bình thường hết cơn. Không nên giữ chặt tay chân, tránh sái/gãy chân tay trẻ. Cho con nằm nghiêng để nếu con có trớ ra đờm hay bất cứ thứ gì cũng sẽ giúp trẻ không bị sặc và dễ thở. Ngoài ra, kinh nghiệm của mình là nên quay lại ngay clip lúc con co giật và đưa con đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Bởi clip đấy rất quan trọng, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tình con sớm hơn, đưa ra hướng điều trị sớm nhất, tốt nhất cho con".
Bé Nhật Nam nay đã hoạt bát, vui vẻ trở lại.
Chia sẻ lại câu chuyện của mình, anh Thành Long thật lòng mong muốn góp thêm một tiếng nói cảnh tỉnh đến các bố mẹ khác, rằng đừng nên dạy con bằng cách để mặc con khóc hờn, bởi điều đó có thể khiến con bị xúc động mạnh và nguy hiểm đến tính mạng. "Mình thấy có nhiều bố mẹ khi con quấy quá, bất lực sẽ có suy nghĩ thôi kệ, để con khóc hết rồi trước sau cũng sẽ qua cơn. Thế nhưng sau sự việc tồi tệ vừa trải qua, mình đã nghĩ khác. Phải biết khéo léo dỗ dành, vỗ về con đúng lúc đúng chỗ. Con có thể khóc, nhưng đừng để con hờn. Đừng khiến con tủi thân, cô đơn cực độ dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra như trường hợp của con mình".
Cũng theo lời kể của anh Thành Long, bé Nam bình thường rất được cưng chiều, vì vốn là cháu trai út nên được cả nhà yêu thương vỗ về. Con vốn đã quen với kiểu người này mắng người kia dỗ dành ngay. Nhưng hôm đó khi con tìm sự dỗ dành của bố mà không được, con khóc không ai dỗ, dẫn đến hụt hẫng, xúc động mạnh, đè nén đến tận cùng nên cuối cùng đã bị lịm đi và ngất. Cho đến bây giờ, anh Thành Long vẫn tin việc con tỉnh lại là rất thần kỳ và mong muốn góp thêm tiếng nói để không có gia đình nào phải trải qua những điều khủng khiếp tương tự.
Theo Helino
70% trẻ nhập viện Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình do gãy tay Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM) đã đưa vào hoạt động Khoa Nhi với 10 phòng, 60 giường bệnh, được thiết kế rất thân thiện với trẻ em. Trong phòng bệnh khoa Nhi của bệnh viện Chấn thương chỉnh hình/ ảnh: Duy Tính Hôm nay (19.9), tiến sĩ - bác sĩ Phan Đức Minh Mẫn, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Chấn thương...