“Bác sĩ Khiêm” giả mạo điều trị F0 có thể đối diện tội danh gì?
Dư luận đang hết sức quan tâm vụ việc Nguyễn Quốc Khiêm mạo danh bác sĩ để vào khu điều trị F0 ở TPHCM, phát thuốc cho F0 và thậm chí còn ra y lệnh… Gửi ý kiến cá nhân về Dân trí, có bạn đọc cho rằng, nói dối là sai và cần phê phán nhưng nói dối để được cống hiến, để được phục vụ và làm việc nơi bệnh dịch đang lây lan thì cũng chấp nhận được.
“Em này đã khai chỉ phát thuốc theo phác đồ điều trị của bộ y tế mà, đâu có ra y lệnh phác đồ điều trị gì đâu. Em này cũng đã học ngành y mà nhưng chưa đến nơi do điều kiện khó khăn em không thể tiếp tục. Nếu không có hậu quả thì tha cho em nó, dù sao em cũng làm được việc tốt”, một người nêu quan điểm.
Tuy nhiên, quan điểm trên đã vấp phải đa số sự phản đối: “Tinh thần là tốt, nhưng người không có chuyên môn mà lại làm nhiệm vụ cứu chữa người bệnh thì vô cùng nguy hiểm, khi đó, cậu ta sẽ “cứu người” hay “hại người” cũng chưa biết được. Cần phải làm rõ chuyện này, công ra công mà tội phải ra tội”.
Hình ảnh thẻ sinh viên giả mạo của Nguyễn Quốc Khiêm (Ảnh: Hoàng Lê).
“Y tá, trợ lý phòng mổ dù bao nhiêu năm kinh nghiệm đi nữa, cũng tuyệt đối không đụng vào dao mổ, dù cho nhiều kiến thức, kinh nghiệm, vì đó là những “lằn ranh” của nghề nghiệp. Chuyện sinh mạng con người, không phải đùa được mà cứ đưa lý do “tinh thần xung phong” để bào chữa. Bác sĩ là ngành học cực nặng, cả đầu vào đầu ra cũng đều khắt khe, để ra được một y lệnh dù là đơn giản cũng là kết quả của bao nhiêu năm đèn sách”, quan điểm của một bạn đọc.
Nhìn nhận sự việc dưới góc độ pháp lý, luật sư Quách Thành Lực – Công ty luật Pháp trị khẳng định đây là hành vi vi phạm pháp luật. Theo thông tin ban đầu, có thể thấy rõ tội danh của Khiêm là giả mạo giấy tờ, hồ sơ; giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác.
Tuy nhiên, theo luật sư Lực, nếu sau quá trình xác minh và điều tra, cơ quan chức năng nhận thấy mục đích của Khiêm chỉ là để được làm tình nguyện viên chống dịch với những công việc lặt vặt, không đòi hỏi chuyên môn, thì chưa đến mức để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tội làm giả con dấu, tài liệu; giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác
Luật sư Lực cho rằng, với mục đích làm giả giấy tờ, hồ sơ của Khiêm để được vào khu cách ly Trường CĐ Điện lực TPHCM và thực hiện những công việc đòi hỏi chuyên môn cao với danh xưng “thạc sĩ – bác sĩ” thì đã có dấu hiệu của “tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức…”, theo Điều 341 BLHS năm 2015.
Hình ảnh “ bác sĩ Khiêm” được một tờ báo chuyên về sức khỏe đăng tải, đã được gỡ vào sáng 22/2 (Ảnh chụp màn hình).
Bên cạnh đó, việc Khiêm mạo danh là thạc sĩ, bác sĩ và thực hiện các công việc đòi hỏi phải có chuyên môn của bác sĩ, đây là hành vi có dấu hiệu của tội “giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác”, theo Điều 339 BLHS.
Video đang HOT
Nếu hành vi làm giả giấy tờ, mạo danh của Khiêm để vào khu cách ly với động cơ vụ lợi, tìm cách lấy tiền của người bệnh thì chuỗi hành vi này mang đầy đủ bản chất của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lúc này, Khiêm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng lúc hai tội: Tội làm giả giấy tờ và tội lừa đảo (Điều 174 BLHS) hoặc tội làm giả giấy tờ và tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác.
Hành vi giả mạo bác sĩ
Trong quá trình giả mạo bác sĩ, Khiêm được giao phụ trách chính khu điều trị chuyển đổi từ khu cách ly và ký các báo cáo, chẩn đoán, các văn bản chuyển tuyến… Vậy ngoài hành vi làm giả giấy tờ, giả mạo chức vụ thì hành vi giả mạo bác sĩ của Khiêm có thể đối diện tội danh nào dưới góc độ pháp lý?
Theo Luật sư Lực, trong vụ việc này, “bác sĩ Khiêm” là người không có thật, bởi mọi giấy tờ, hồ sơ của Khiêm để chứng nhận mình là bác sĩ đều là giả – nên Khiêm không phạm tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo Điều 315 BLHS.
Nếu trong quá trình giả mạo, “bác sĩ Khiêm” có hành vi khám chữa bệnh, cấp phát thuốc… gây hậu quả chết người – cũng chưa thể quy hết trách nhiệm cho Khiêm được, bởi trong khu cách ly, điều trị Covid-19 còn có rất nhiều y bác sĩ thực thụ khác. Việc xác định Khiêm gây ra hậu quả cần phải được thực hiện theo một quy trình hết sức chặt chẽ.
Trách nhiệm liên đới của đơn vị tiếp nhận, phân công “bác sĩ Khiêm”
Để vào được khu cách ly, Nguyễn Quốc Khiêm đã có tên trong danh sách 8 sinh viên tham gia hỗ trợ do chính Đại học Y Dược TPHCM giới thiệu, chỉ từ một tấm ảnh thẻ sinh viên giả mạo. Vậy đơn vị này có phải chịu trách nhiệm liên đới?
Theo Luật sư Quách Thành Lực, nếu điều tra, xử lý hành vi phạm tội của Khiêm thì cũng cần quy rõ trách nhiệm của Trường ĐH Y Dược TPHCM khi đưa người không phải sinh viên trường mình vào danh sách tình nguyện viên chống dịch.
Bên cạnh đó cũng cần xem xét khía cạnh: Sau khi được giới thiệu sang quận 12 hỗ trợ chống dịch, vì là sinh viên, công việc chính của Khiêm là lau dọn, đo huyết áp… chứ không có quyền hạn điều trị. Nhưng tại khu cách ly, điều trị, vì sao Khiêm đang là sinh viên lại được quyền chỉ đạo, phân công giải quyết các vấn đề chuyên môn? Dù thực tế, từ tháng 7, Khiêm chỉ ở khu cách ly F1, mới được phân công qua khu cách ly điều trị F0 vài ngày đã bị phát hiện.
20 tỉnh thành F0 trên 1.000 ca, Bộ Y tế sửa phác đồ điều trị COVID-19 trẻ em
Trong 24h qua, số ca dương tính ở các địa phương tiếp tục tăng, 20 tỉnh thành ghi nhận trên 1.000 ca.
Hôm qua (22/2), Bộ Y tế ghi nhận 55.879 ca nhiễm mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 55.871 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.010 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (39.728 ca trong cộng đồng).
20 tỉnh, thành phố ghi nhận số người mắc trên 1.000 như sau: Hà Nội (6.860), Bắc Ninh (2.842), Bắc Giang (2.500), Hải Dương (2.485), Quảng Ninh (2.087), Hòa Bình (2.087), Phú Thọ (2.084), Lào Cai (2.056), Nam Định (1.943), Vĩnh Phúc (1.811), Hải Phòng (1.798), Ninh Bình (1.665), Thái Nguyên (1.645), Sơn La (1.494), Nghệ An (1.441), TP.HCM (1.352), Hưng Yên (1.312), Yên Bái (1.290), Thái Bình (1.282), Khánh Hòa (1.213).
Cùng ngày, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Hướng dẫn này thay thế hướng dẫn được ban hành ngày 8/11/2021. Đặc biệt, Bộ bổ sung hướng dẫn trẻ mắc COVID-19 thể nhẹ, có ít nhất một yếu tố nguy cơ được điều trị bằng thuốc kháng virus Remdesivir (hướng dẫn trước không có).
Tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh minh hoạ: Zing.vn)
Hà Nội 6.860 ca mới
Hôm 22/2, Sở Y tế Hà Nội ghi nhận 6.860 ca mắc mới, cao hơn ngày 21/2 hơn 1.300 ca (1.977 ca cộng đồng). Bệnh nhân phân bố tại 517 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (435); Hoàng Mai (423); Nam Từ Liêm (393), Sóc Sơn (377), Bắc Từ Liêm (329).
Như vậy từ ngày 29/4/2021 đến nay thành phố ghi nhận 213.855 ca COVID-19.
Vĩnh Phúc 1.330 ca mới
Vĩnh Phúc ghi nhận thêm 1.811 ca mắc (2 ca trong khu cách ly, 1.330 ca tại cộng đồng, 479 ca cách ly tại nhà/khu phong tỏa), nâng tổng số ca mắc lên 45.349 ca.
Hiện toàn tỉnh 28.051 bệnh nhân đang điều trị, trong đó số bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế là 4.324 trường hợp.
Hải Dương kỷ lục 2.485 F0
Hải Dương ghi nhận 2.485 bệnh nhân mắc COVID-19 mới (1.186 trường hợp là F1, 481 trường hợp ho sốt cộng đồng, 788 ca sàng lọc cộng đồng, 15 trường hợp sàng lọc tại cơ sở y tế, 5 bệnh nhân nhân viên y tế và 10 trường hợp về từ các tỉnh khác).
Tỉnh ghi nhận 68 ổ dịch ở các huyện, thị xã, thành phố (huyện Kim Thành 16 ổ dịch, TP. Hải Dương 11 ổ dịch, thị xã Kinh Môn 9 ổ dịch... duy nhất huyện Thanh Miện 1 ổ dịch).
Trong ngày, 6 bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong ở thị xã Kinh Môn, huyện Thanh Miện, huyện Ninh Giang, huyện Cẩm Giàng và TP Hải Dương.
Hoà Bình thêm 2.087 F0
Hoà Bình ghi nhận 2.087 ca dương tính SARS-CoV-2 mới (582 trường hợp dưới 18 tuổi, 1.433 trường hợp trong độ tuổi từ 18 - 65, 72 trường hợp trên 65 tuổi).
Cụ thể, huyện Lương Sơn 376 ca; thành phố Hòa Bình 585; huyện Tân Lạc 139; huyện Mai Châu 117; huyện Lạc Sơn 208; huyện Yên Thủy 107 ca; huyện Kim Bôi 221; huyện Lạc Thủy 104.
Trong ngày, tỉnh ghi nhận 4 trường hợp F0 tử vong do COVID-19.
Phú Thọ gần 2.000 ca mắc
Phú Thọ ghi nhận 1.908 ca dương tính SARS-CoV-2 mới. Cụ thể, TP Việt Trì 300 ca; Thanh Ba 263 ca; Đoan Hùng 195; thị xã Phú Thọ 194; Hạ Hòa 184; Cẩm Khê 176; Thanh Sơn 169...
Trong ngày, 1.142 bệnh nhân khỏi bệnh. Số bệnh nhân đang được điều trị là 11.994.
Quảng Ninh 2.087 F0
Quảng Ninh ghi nhận 2.087 ca mắc mới (1.853 ca cộng đồng, 234 ca cách ly từ trước); 1.383 ca F0 được điều trị khỏi bệnh. Trong tổng số ca mắc, 450 ca là học sinh, 31 ca là giáo viên và 398 ca là công nhân.
Từ khi dịch xuất hiện đến nay, toàn tỉnh phát hiện tổng số 32.538 ca bệnh COVID-19 (nhập cảnh 226 ca, nội địa 32.312 ca).
Đắk Lắk 1.264 ca mắc
Đắk Lắk ghi nhận số ca dương tính SARS-CoV-2 kỷ lục kể từ đầu mùa dịch đến nay với 1.264 ca (961 ca cộng đồng, 294 ca cách ly tại nhà, 1 ca cách ly tập trung, 8 ca sàng lọc).
Tính từ 27/4/2021 đến hết ngày 22/2, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 24.469 ca mắc COVID-19. Hiện đang điều trị 6.779 ca, khỏi bệnh, xuất viện 17.584, đang cách ly tại nhà 8.889 ca. Tổng số bệnh nhân tử vong là 106 ca.
Lâm Đồng kỷ lục 629 ca
Lâm Đồng ghi nhận số ca mắc COVID-19 kỷ lục với 629 ca. Tổng số bệnh nhân COVID-19 phát hiện tại địa bàn là 24.368 trường hợp, 16.198 trường hợp khỏi bệnh, 90 bệnh nhân tử vong.
Hiện đang cách ly 16.998 trường hợp (cách ly tại cơ sở y tế là 946 trường hợp, cách ly tại nhà là 16.052, không trường hợp nào phải cách ly tập trung).
Bí thư Thành ủy TP.HCM: Cần dự tính tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi ca Omicron tăng Sở Y tế TP.HCM ngày 22-2 cho biết khi số trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca/ngày, sở sẽ tham mưu cho UBND TP xem xét ngưng việc học trực tiếp. Xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân sống ở nơi có nhiều ca mắc - Ảnh: XUÂN MAI Tại hội nghị giao ban...