Bác sĩ Italy phải nói dối bệnh nhân
Ngay cả khi bệnh nhân không còn mảy may hy vọng sống, bác sĩ vẫn nhìn vào mắt họ và nói “sẽ ổn cả thôi”.
1h chiều mỗi ngày tại bệnh viện Policlinico San Donato, các bác sĩ tại khu chăm sóc đặc biệt điều trị Covid-19 tạm ngơi tay. Họ gọi điện cho người thân của các bệnh nhân để thông báo về tình hình sức khoẻ. Tất cả đều đang thở máy và dùng thuốc an thần.
Khi thực hiện cuộc gọi, bác sĩ cố gắng không để gia đình bệnh nhân hy vọng quá nhiều. Họ biết rằng những người nằm trong khu chăm sóc đặc biệt có nguy cơ tử vong cao.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, giờ nghỉ trưa thường là thời gian cho khách thăm bệnh. Song hiện nay Italy vật lộn với Covid-19, chính phủ lệnh phong tỏa toàn quốc và người dân không được phép rời khỏi nhà.
Bác sĩ tại một bệnh viện tạm thời ở Cremona, Italy ngày 29/2. Ảnh: AP
Đại dịch quét qua khiến giường bệnh trở nên khan hiếm, các nhân viên y tế phải lựa chọn bệnh nhân được ưu tiên sử dụng. Bác sĩ gây mê, bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu và bác sĩ nội khoa sẽ cùng quyết định điều này. Tuổi tác, tình trạng bệnh lý và người chăm sóc là yếu tố quan trọng.
“Chúng tôi phải tính đến việc liệu các bệnh nhân lớn tuổi có gia đình bên cạnh khi rời khỏi phòng chăm sóc tích cực (ICU) hay không, bởi họ sẽ cần được giúp đỡ”, Marco Resta, phó phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Policlinico San Donato nói.
“Ngay cả khi bệnh nhân chẳng còn cơ hội, bạn vẫn phải nhìn vào mắt họ và bảo ‘Tất cả đều ổn’. Lời nói dối này hủy hoại bạn”, ông chia sẻ.
Video đang HOT
Italy đang trải qua cuộc khủng hoảng y tế tàn khốc nhất kể từ Thế chiến II, buộc bác sĩ, bệnh nhân và gia đình họ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn. Điều mà Resta, một cựu bác sĩ quân y chưa từng trải qua thậm chí trong thời chiến.
Ông cho biết, 50% số người mắc Covid-19 trong ICU đang nguy kịch, so với tỷ lệ tử vong trung bình là từ 12% đến 16% ở các ICU trên toàn quốc.
Nhiều bác sĩ cảnh báo, miền bắc Italy, nơi có hệ thống y tế được xếp hạng hiệu quả toàn cầu là khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Covid-19 tấn công Bologna và Veneto, làm tê liệt mạng lưới bệnh viện, khiến các đơn vị chăm sóc đặc biệt chịu áp lực khổng lồ.
Chỉ trong ba tuần, có khoảng 1.100 người cần điều trị, trong khi nơi này chỉ có 800 giường bệnh chuyên dụng, theo Giacomo Grasselli, người đứng đầu khu chăm sóc đặc biệt bệnh viện Policlinico.
Khi điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về hô hấp, bác sĩ luôn chủ động đánh giá cơ hội phục hồi trước khi đặt nội khí quản. Số người bệnh tăng lên, họ phải lựa chọn nhanh chóng ai có cơ hội sống sót cao hơn – sự lựa chọn đầy đau khổ tại một quốc gia có dân số già và luật pháp không cho phép trợ tử. Theo cơ quan thống kê Eurostat, cứ 4 người Italy thì có một người trên 65 tuổi.
“Chúng tôi không quen với việc đưa ra quyết định thảm khốc như vậy”, ông Resta nói.
Các bác sĩ cho biết rất nhiều bệnh nhân cao tuổi mắc Covid-19 đến bệnh viện với vấn đề về hô hấp. Bác sĩ không thể liều đặt cược vào những người chỉ có cơ hội sống sót mong manh.
Alfredo Visioli là một bệnh nhân như vậy. Cụ ông 83 tuổi đến từ Cremona từng có một cuộc sống năng động và bận rộn trước khi được chẩn đoán. Ông chăm sóc cho người vợ 79 tuổi từng bị đột quỵ hai năm trước, bà Ileana Scarpanti.
Ban đầu cụ Visioli chỉ bị sốt. Hai tuần sau khi nhiễm bệnh, ông bị xơ phổi dẫn đến khó thở.
Nhân viên y tế tại một bệnh viện tạm thời ở Brescia, miền bắc Italy. Ảnh: AP
Bác sĩ ở bệnh viện Cremona phải lựa chọn xem liệu có nên đặt nội khí quản để cứu chữa cho cụ không.
“Họ nói là không ích gì đâu”, Marta Manfredi cháu gái Visioli kể lại. Cô chỉ muốn nắm tay ông trước khi ông qua đời, khi cụ ông chìm vào giấc ngủ ngàn thu nhờ tác dụng của morphin.
Hiện giờ thì Manfredi đang lo lắng cho bà của mình, cũng lây nhiễm Covid-19 và đang nằm viện. Dù sức khoẻ cụ đã ổn định, chẳng ai dám kể về việc chồng cụ đã qua đời.
Grasselli, điều phối viên khu chăm sóc đặc biệt tại Lombardy, cho biết những bệnh nhân nào được đánh giá có cơ hội hồi phục và sống ổn đều đã nhận được điều trị.
Nhưng ông cũng nói thêm rằng thậm chí cách lựa chọn này cũng vẫn gặp khó do thiếu nguồn lực. “Trước đây, chúng tôi có thể nói với nhau, ‘OK, vậy để thêm vài ngày nữa, cho bệnh nhân cơ hội’. Giờ thì chúng tôi phải phán quyết chặt chẽ hơn”.
Thục Linh (Reuters/vnexpress.net)
Dịch Covid 19: Đẹp như "cổ tích" hình ảnh bác sĩ cùng bệnh nhân ngắm mặt trời lặn
Khoảnh khắc đẹp, bình yên, ấm áp lạ thường giữa bác sĩ và bệnh nhân nhiễm Covid-19 ngay khi vừa được đăng tải đã chạm đến trái tim hàng triệu triệu người trên thế giới.
Nhưng, điều "bí ẩn" tuyệt vời "giúp điều trị bệnh" và mối quan hệ xúc động giữa người với người đằng sau bức ảnh đó còn khiến chúng ta "sốc" hơn nhiều!
Hình ảnh đẹp này được đăng tải trên Weibo chính thức của bệnh viện Trung Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải. Vào ngày 5 tháng 3, bác sĩ Lưu Khải (Liu Kai), thành viên của Bệnh viện Trung Sơn chi viện cho Hồ Bắc, trên đường đưa bệnh nhân đi chụp CT, đã dừng lại để bệnh nhân ngắm mặt trời lặn. Đó là một người đàn ông 87 tuổi đã nhập viện gần một tháng.
Hình ảnh hai nhân vật trong ráng chiều, một bệnh nhân và một bác sĩ, đã chạm đến trái tim của vô số cư dân mạng sau khi khoảnh khắc ấm áp này được đăng tải.
"Bức ảnh này thật đẹp," cư dân mạng Frank Qi nói. Một cư dân mạng khác, Gao Xin, cho biết anh "quá xúc động" và đã để lại comment khen ngợi bằng biểu tượng những bông hoa. Khoảnh khắc quý giá này khiến nhiều người cảm thấy yên bình và ấm áp lạ thường.Một số người nói rằng họ sẽ không bao giờ từ bỏ tình yêu của họ đối với thế giới bất cứ lúc nào.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tối hôm đó, bác sĩ Lưu KHải, 27 tuổi, trở về phòng sau một ngày bận rộn và nhận cuộc gọi phỏng vấn của các nhà báo đang xếp hàng qua điện thoại. Anh cho biết, cụ ông 87 tuổi này được đưa vào bệnh viện với tư cách là một bệnh nhân nguy kịch. Với sự giúp đỡ của đội ngũ y tế Thượng Hải, tình trạng thể chất của ông đã tiếp tục được cải thiện. Vào lúc hơn bốn giờ chiều hôm đó, bác sĩ Lưu Khải đã đẩy ông đi kiểm tra CT và theo dõi. Trên đường trở lại phòng bệnh, anh tình cờ để ý thấy cảnh mặt trời lặn ở một góc bệnh viện.
" Tôi thấy cụ ông đang rất vui, nên hỏi xem liệu ông có muốn ngắm hoàng hôn một lúc không, ông ấy nói có, và thế là chúng tôi dừng lại xem."
Lưu Khải cho biết, bệnh nhân này đã không nhìn thấy ánh sáng trong suốt một tháng. Thực ra ngay với bản thân anh mà nói, mỗi ngày đều ra khỏi nhà từ rất sớm để tới bệnh viện, và trở về nhà vào lúc đêm khuya, một ngày dài làm việc trong phòng bệnh nên cũng hiếm khi nhìn thấy mặt trời. Bởi vậy, khi cả hai cùng đắm mình trong ánh hoàng hôn chiều hôm đó, họ đều thực sự cảm thấy vui và ấm áp.
"Ông cảm thấy sao?" Sau khi im lặng một lúc, Lưu Khải hỏi bệnh nhân. Cụ ông đáp lại: "Hoàng hôn rất đẹp!"
Ngắm được khoảng ba bốn phút, bác sĩ Lưu Khải biết rằng tình trạng của ông cụ vẫn chưa được hoàn toàn ổn định, nhiệt độ ngoài trời cũng không cao, vì vậy anh đã đẩy bệnh nhân trở lại phòng bệnh luôn. Lưu Khải nói rằng sau khi trở về phòng, tâm trạng của bệnh nhân khá tốt và sớm nghỉ ngơi.
Theo S.S (Theo NewQQ)
Phút cuối của bệnh nhân Covid-19 Lúc lâm chung, bà cụ vô cùng minh mẫn, xin bác sĩ gọi điện giúp để từ biệt cô cháu gái, rồi cụ ra đi. Bác sĩ Francesca Cortellaro, bệnh viện San Carlo Borromeo ở Milan, Italy là một trong những nhân viên y tế tuyến đầu được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Trong cuộc phỏng vấn với truyền...