Bác sĩ Italy phải bỏ mặc bệnh nhân cao tuổi
Các bác sĩ được hướng dẫn ưu tiên chăm sóc ‘bệnh nhân có cơ hội sống cao nhất’ khi các bệnh viện ở miền bắc Italy quá tải bởi Covid-19.
Trong vòng chưa đầy ba tuần, Covid-19 đã làm quá tải hệ thống chăm sóc sức khỏe trên khắp miền Bắc Italy. Nó đã biến thị trấn Bologna, vùng Lombardy, miền bắc Italy chìm trong không khí chết chóc và tang thương. Nếu không thể hạn chế sự lây lan của virus và các ca nhiễm mới, những nơi khác cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự vùng Lombardy.
Nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng như hiện nay, ngay cả các bệnh viện ở những nước phát triển có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất cũng có thể phải áp dụng biện pháp như thời chiến, buộc các y bác sĩ đưa ra quyết định khó khăn về việc cứu bệnh nhân này và bỏ mặc bệnh nhân khác.
Một phòng bệnh dựng tạm dành cho bệnh nhân Covid-19 ở bệnh viện Brescia, miền bắc Italy. Ảnh: NYT.
“Đây là một cuộc chiến”, Massimo Puoti, người đứng đầu khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Niguarda ở Milan, một trong những bệnh viện lớn nhất ở Lombardy nói. Ông cho biết mục tiêu là hạn chế lây nhiễm, ngăn chặn dịch bệnh và tìm hiểu thêm về bản chất của virus.
“Chúng tôi cần thời gian”, bác sĩ Massimo Puoti nói.
Tuần trước, Italy đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc, thắt chặt các quy định yêu cầu người dân ở nhà, đóng cửa tất cả cơ sở kinh doanh, trừ các hiệu thuốc, cửa hàng tạp hóa và các dịch vụ thiết yếu khác. Nhưng điều này được cho là quá muộn để ngăn chặn sự gia tăng của các ca nhiễm mới khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe ở miền bắc đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Hiện các bác sĩ ở Italy đang đối mặt với tình huống chưa từng có kể từ sau Thế chiến Thứ hai. Họ phải bỏ mặc các bệnh nhân cần được phẫu thuật, khẩu trang trở nên quý hiếm và bệnh viện đang dựng các lều bệnh để tiếp nhận thêm bệnh nhân.
“Chúng ta sống trong một hệ thống mà mọi người được đảm bảo sức khỏe và quyền được chữa trị. Đó là nền tảng, là trụ cột, là đặc điểm trong hệ thống văn minh của chúng ta”, Thủ tướng Giuseppe Conte phát biểu hôm 9/3 nhằm trấn an người dân khi áp lệnh phong tỏa toàn quốc.
Các chuyên gia y tế công cộng của Italy nhận định hệ thống y tế nước này đang chống đỡ tốt dù gặp phải hoàn cảnh khắc nghiệt. Hàng nghìn người được xét nghiệm, cấp cứu và chăm sóc đặc biệt miễn phí. Nhưng những gì diễn ra bên trong tiền tuyến Lombardy khiến nhiều người lo ngại và hoài nghi tuyên bố của chính quyền.
Bức ảnh y tá Elena Pagliarini gục mặt xuống bàn ngủ thiếp đi khi chưa kịp tháo khẩu trang tại một bệnh viện ở thị trấn phía bắc Cremona sau 10 giờ làm việc trở thành minh chứng sống cho sự quá tải của hệ thống y tế nước này. “Chúng tôi đang kiệt sức, cả về thể chất và tinh thần”, Francesca Mangiatordi, đồng nghiệp chụp bức ảnh Pagliarini, nói trên truyền hình hôm 11/3, kêu gọi mọi người tự bảo vệ mình để tránh lây lan virus.
Một bác sĩ tại một bệnh viện ở Bergamo đã đăng trên mạng xã hội mô tả về ‘cơn sóng thần Covid-19′ quét qua thị trấn này. “Chiến tranh đã bùng nổ theo nghĩa đen và các trận chiến không ngừng diễn ra cả ngày lẫn đêm”, bác sĩ Daniele Macchini viết và gọi đây là “thảm họa dịch tễ học”.
Video đang HOT
Các nhân viên y tế bên trong khu vực cách ly của bệnh viện Amedeo di Savoia ở thị trấn Turin, miền bắc Italy. Ảnh: EPA.
Fabiano Di Marco, Trưởng khoa phổi tại bệnh viện Papa Giovanni XXIII ở thị trấn Bergamo, cho biết các bác sĩ “đã vẽ một đường trên sàn nhà để chia tách phần sạch của bệnh viện khỏi phần bẩn”, nơi bất cứ thứ gì họ chạm vào đều bị coi là truyền nhiễm.
Giorgo Gori, Thị trưởng của thị trấn Bergamo, nói rằng trong một số trường hợp, vì nguồn lực không đủ đáp ứng số lượng bệnh nhân khổng lồ, các bác sĩ “buộc phải quyết định không đặt nội khí quản cho một số bệnh nhân cao tuổi”.
Hôm 12/3, ông Flavia Petrini – Chủ tịch Đại học Gây mê, Hồi sức và Chăm sóc đặc biệt của Italy – cho biết nhóm của ông đã ban hành hướng dẫn về những việc cần làm trong thời kỳ giáp ranh với “thảm họa y học” thời chiến. Theo hướng dẫn, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn lực y tế nghiêm trọng, nên ưu tiên chăm sóc đặc biệt cho ‘bệnh nhân có cơ hội sống cao nhất’ và bệnh nhân ‘có hy vọng phục hồi cao nhất”.
“Không ai bị bỏ rơi, nhưng chúng tôi cung cấp các tiêu chí để ưu tiên. Những lựa chọn này cũng đều được thực hiện trong hoàn cảnh bình thường, điều bất thường duy nhất ở đây là các bác sĩ phải hỗ trợ 600 bệnh nhân cùng một lúc”, bác sĩ Petrini nói.
Giulio Gallera, quan chức của Lombardy, hy vọng các hướng dẫn không bao giờ được áp dụng. Ông cũng cho biết khu vực này đang làm việc với cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy để chuyển đổi các nhà triển lãm thành phòng chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 với 500 giường.
“Dịch bệnh đã đặt các bệnh viện dưới áp lực chưa từng có kể từ Chiến tranh Thế giới Thứ hai”, Massimo Galli, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Đại học Sacco ở Milan, nơi đang điều trị nhiều bệnh nhân Covid-19, nói.
Hiện chính phủ Italy đang huy động hàng nghìn bác sĩ và nhân viên y tế, bao gồm cả thực tập sinh trong những năm cuối của trường y nhằm hỗ trợ vùng dịch phía bắc. Tuy nhiên theo bác sĩ Galli, các thực tập sinh non trẻ này cần thời gian để đào tạo, bao gồm cả những bác sĩ được chuyển từ các khoa khác, vốn có ít kinh nghiệm với các bệnh truyền nhiễm. Nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức, họ sẽ dễ bị nhiễm virus.
Một bệnh viện ở thị trấn Codogno, Bắc Italy, kê thêm giường mới để tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Ảnh: NYT.
Matteo Stocco, giám đốc bệnh viện San Paolo ở Milan, cho biết 13 nhân viên y tế của ông đã nhiễm virus. Bác sĩ Puoti, thuộc bệnh viện Niguarda, cho biết đồng nghiệp của ông giữ khoảng cách với nhau trong khi ăn, đeo khẩu trang trong các cuộc họp và tránh tụ tập trong các phòng nhỏ. Tuy nhiên, một số vẫn đổ bệnh gây trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế. Bệnh viện này đã phải hủy các ca phẫu thuật, chuyển bệnh nhân điều trị các bệnh không liên quan đến Covid-19 sang khu vực khác.
Carlo Palermo, Chủ tịch hiệp hội đại diện cho các bác sĩ bệnh viện công của Italy, cho biết hệ thống y tế công của nước này vẫn được duy trì hiệu quả, bất chấp nhiều năm bị cắt giảm ngân sách. Ông cho biết 50% các ca nhiễm nCoV đều được nhập viện, trong đó có tới 10% số bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt khiến hệ thống y tế công chịu nhiều áp lực.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia y tế lo ngại hệ thống y tế Italy sẽ sụp đổ nếu Covid-19 tiếp tục lan rộng xuống phía nam. Bởi miền bắc Italy là vùng giàu có với hệ thống cơ sở vật chất tốt nhất nhưng vẫn oằn mình chống dịch thì có thể miền nam sẽ ‘thất thủ’ nếu Covid-19 tấn công.
Hiện Italy là vùng dịch lớn nhất châu Âu với hơn 21.100 ca nhiễm và hơn 1.400 người chết. Diễn biến Covid-19 ở nước này phức tạp và chuyển biến xấu khi các ca nhiễm mới và tử vong liên tục tăng. Quốc gia này cũng đang khan hiếm vật tư y tế trầm trọng.
Sơn Nam (Theo NYT)
Theo ngoisao.net
Cuộc sống của các bệnh nhân trong bệnh viện dã chiến tại Vũ Hán
Các bệnh nhân trong bệnh viện dã chiến tại thành phố Vũ Hán không chỉ làm bạn với kim tiêm và bác sĩ, mà còn có nhiều hoạt động giải trí khác.
Từ khi Trung tâm Hội nghị 'Nhà khách Vũ Hán' được cải tạo thành bệnh viện dã chiến điều trị virus viêm phổi corona, đã có rất nhiều bệnh nhân tới đây chữa trị. Các y bác sĩ trong bệnh viện này luôn nỗ lực giúp người bệnh có tinh thần thoải mái nhất, để các bệnh nhân có niềm tin và sự lạc quan chiến đấu và chiến thắng căn bệnh viêm phổi corona.
Số liệu thống kê từ Tân Hoa xã tính tới rạng sáng 11/2 cho biết, toàn Trung Quốc có 42.638 ca nhiễm và 1.016 người tử vong vì virus viêm phổi corona. Ngoài ra, hiện nước này còn có khoảng 428.438 người từng tiếp xúc với các bệnh nhân, trong đó 187.728 trường hợp đang được cách ly và theo dõi.
Các bác sĩ đang làm thủ tục nhập viện cho bệnh nhân. Ảnh: THX
Một bác sĩ đang cầm tài liệu y tế. Ảnh: THX
Một bệnh nhân đang tự tập thể dục. Ảnh: THX
Nhiều bệnh nhân tập thể dục tăng cường sức khỏe dưới sự chỉ đạo của các nhân viên y tế. Ảnh: THX
Một bệnh nhân giải trí bằng khối rubic. Ảnh: THX
Giờ giải lao, các nhân viên y tế cùng bệnh nhân nhảy múa. Ảnh: THX
Một bệnh nhân đang đọc sách trong thư viện của bệnh viện. Ảnh: THX
Các bác sĩ phân phát suất ăn cho bệnh nhân. Ảnh: THX
Một bác sĩ tiến hành đo nhiệt độ bệnh nhân. Ảnh: THX
Nhiều bệnh nhân tập thể dục dưới sự chỉ đạo của các nhân viên y tế. Ảnh: THX
Sự lạc quan có thể thấy rõ ở các bệnh nhân điều trị tại bệnh viện dã chiến này. Ảnh: THX
Theo vietnamnet
Nhà hàng nấu ăn miễn phí cho những người nhiễm virus corona Khi biết tin nhiều bác sỹ, bệnh nhân không được ăn uống đầy đủ vì khan hiếm thực phẩm, chủ nhà hàng quyết định nấu ăn miễn phí và trao tặng hàng trăm suất ăn mỗi ngày. Giữa "cơn bão" dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra vẫn đang có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều câu chuyện...