Bác sĩ Indonesia mặc áo mưa thay đồ bảo hộ
Phải dùng chung kính và áo mưa rẻ tiền, các bác sĩ ở Indonesia vật lộn với Covid-19 trong những bệnh viện ọp ẹp và thiếu thốn thiết bị.
20 bác sĩ đã tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát ở Indonesia và các nhà phê bình cảnh báo rằng con số 459 người chết là quá thấp so với thực tế ở một quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm nCoV thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Các bệnh viện không có đủ thiết bị bảo hộ cơ bản và các máy thở tinh vi là thứ xa xỉ, khiến nhiều bác sĩ phải chiến đấu với nCoV chỉ bằng áo mưa giấy.
Muhammad Farras Hadyan, bác sĩ ở Jakarta, cho hay vật tư y tế đang ngày càng cạn kiệt ở bệnh viện của anh, đến mức một số đồng nghiệp phải nhờ gia đình hỗ trợ tiền để mua vài trang phục bảo hộ chuyên dụng.
“Những người còn lại trông chờ vào nguồn cung của bệnh viện và họ phải chờ đợi”, anh nói.
Bác sĩ Muhammad Farras Hadyan mặc áo mưa, cầm tờ giấy có dòng chữ “Tôi đi làm vì các bạn, các bạn hãy ở nhà vì chúng tôi” tại bệnh viện ở Jakarta, Indonesia hôm 19/3. Ảnh: AFP
Handoko Gunawan, một chuyên gia về phổi 79 tuổi, đã ở trên tuyến đầu cho đến khi ông buộc phải tự cách ly vì nghi ngờ mình nhiễm nCoV.
Video đang HOT
“Tôi vô cùng run rẩy và người y tá cũng thế”, Gunawan, người đã có kết quả âm tính, nói về việc điều trị cho các bệnh nhân. “Những y bác sĩ trẻ có chồng con ở nhà, nhưng họ vẫn đương đầu với thử thách này. Bác sĩ rất hiếm hoi ở Indonesia và nếu họ chết, chúng tôi sẽ có rất ít người để điều trị bệnh nhân”.
Indonesia có chưa đến 4 bác sĩ trên 10.000 người, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thấp hơn nhiều so với con số 40 ở Italy và 24 ở Hàn Quốc. Hiệp hội Bác sĩ Indonesia cảnh báo rằng khủng hoảng Covid-19 tồi tệ hơn nhiều so với những gì được báo cáo và phản ứng của chính phủ “rất rời rạc”.
Theo số liệu chính thức mới nhất, Indonesia xác nhận khoảng 5.136 ca nhiễm nCoV, nhưng mới chỉ 36.000 người được xét nghiệm tại đảo quốc có hơn 260 triệu dân, quốc gia đông dân thứ tư thế giới. Bộ Y tế Indonesia tuần này cho hay gần 140.000 người đang được theo dõi vì nghi nhiễm nCoV.
“Số liệu chính thức của chính phủ không phản ánh bức tranh thật về số ca nhiễm trong nước”, Halik Malik, phát ngôn viên của Hiệp hội Bác sĩ Indonesia, nói.
Số liệu của chính quyền thủ đô Jakarta, tâm dịch tại Indonesia, cho thấy hơn 1.000 người nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV đã được chôn cất tại các nghĩa trang địa phương theo quy trình xử lý liên quan tới Covid-19, cao gấp khoảng 5 lần con số tử vong mà chính phủ đưa ra.
Số ca mai táng ở thành phố Ban Dung, tỉnh Tây Java, giáp với Jakarta, đã tăng gấp đôi lên khoảng 400 trường hợp trong một tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, thống đốc Ridwan Kamil cho biết.
“Đó là hiện tượng tương tự như ở Jakarta,” Kamil nói. “Chúng tôi không thể xác nhận tất cả những người qua đời này đều mắc Covid-19, nhưng số người chết cao hơn bình thường.”
Số lượng ca nhiễm gia tăng đã khiến các bác sĩ như Raditya Nugraha và đồng nghiệp tại một bệnh viện ở Tây Java phải vật lộn để ứng phó và chia sẻ thiết bị với nhau.
“Chúng tôi không có đủ kính bảo hộ nên thay phiên nhau đeo”, ông nói.
Anh Ngọc
Sự thật ảnh 'bác sĩ đứng cổng chào vợ con trước khi chết'
Đúng là bác sĩ Hadio Ali Khazatsin đã chết vì Covid-19 nhưng bức ảnh người đàn ông đứng ngoài cổng chào vợ con là của một bác sĩ người Malaysia.
Gần đây, tài khoản Facebook có tên Birgaldo Sinaga đã đăng tải bức ảnh một người đàn ông đeo khẩu trang đứng ngoài cổng nhìn hai em nhỏ. Người này chú thích đây là khoảnh khắc bác sĩ Hadio Ali Khazatsin làm việc tại bệnh viện Premier Bintaro (Indonesia) về thăm nhà, chào vợ con lần cuối trước khi qua đời vì Covid-19.
"Quá mong mỏi được gặp vợ con, anh ấy đã xin phép về nhà chỉ để nhìn thấy hai tình yêu của mình và người vợ đang mang thai", Birgaldo Sinaga viết trên Facebook. Người này còn kể một câu chuyện đẫm nước mắt về cảnh chia ly khiến bức ảnh và câu chuyện lập tức "gây bão" và lan truyền mạnh trên khắp các trang mạng xã hội, diễn đàn.
Báo chí Indonesia "bóc mẽ" bức ảnh giả mạo. Ảnh: Kompas TV.
Tuy nhiên, báo chí Indonesia đã phát hiện sự thật rằng, mặc dù bác sĩ Hadio Ali Khazatsin là có thật và đã tử vong vì Covid-19 nhưng bức ảnh trên là của một gia đình bác sĩ khác ở Malaysia.
Hiệp hội bác sĩ Indonesia cho biết, Hadio Ali Khazatsin bị nhiễm nCoV sau khi điều trị cho một số bệnh nhân tại Bệnh viện Premier Bintaro. Sau đó, anh được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Pers nhưng đã không qua khỏi. Trước khi qua đời, bác sĩ Haido đã có cơ hội nói lời từ biệt gia đình nhỏ của mình.
Người trong ảnh là một bác sĩ khác ở Malaysia. Bức ảnh lần đầu tiên được đăng tải trong một bài viết trên trang tin nuôi dạy con của Malaysia có tên magazinepama.my, với tựa đề "Sợ mang Covid-19 về nhà, bác sĩ Ni không dám vào nhà mà chỉ nhìn các con từ xa".
Một người em họ của bác sĩ Ni là Ahmad Effendy Zailanudin cũng đã chia sẻ hình ảnh này trên Facebook. Ahmad cho biết bác sĩ Ni đang điều trị cho các bệnh nhân Covid-19. Do vậy, vị bác sĩ đã chỉ dám đứng ngoài cổng vì sợ lây bệnh cho gia đình.
Indonesia đã ghi nhận 686 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 55 ca tử vong. Đây là nước có số ca tử vong nhiều nhất Đông Nam Á vì căn bệnh này.
Hôm 22/3, Hiệp hội bác sĩ Indonesia xác nhận 6 bác sĩ của họ đã chết vì Covid-19. Họ gồm Hadio Ali ở Nam Jakarta; Laurentius ở Đông Jakarta; Djoko Judodjoko ở Bogor, Tây Java; Adi Mirsaputra ở Bekasi, Tây Java; Ucok Martin ở Medan, Bắc Sumatra và Toni Daniel Silitonga ở Bandung, Tây Java.
"Chính phủ vô cùng đau buồn khi thông báo rằng một số nhân viên y tế đã trở thành nạn nhân của dịch Covid-19. Chúng tôi thương tiếc sự ra đi của họ và rất trân trọng sự cống hiến, đóng góp hết mình của họ cho đất nước", ông Ach Achmad Yurianto, phát ngôn viên của chính phủ, cho biết trong một cuộc họp báo qua video hàng ngày ở Jakarta hôm 22/3.
Ánh Dương
Indonesia thành vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á Indonesia vượt Malaysia, trở thành vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Philippines, khu vực cũng ghi nhận thêm hơn 1.000 ca nhiễm nCoV. Indonesia hôm nay báo cáo thêm 380 ca nhiễm và 29 ca tử vong do nCoV, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 5.516 và 498, trở thành nước ghi nhận số người...