Bác sĩ Hoàng Công Lương lên tiếng sau quyết định thay đổi tội danh
Một ngày sau khi nhận quyết định thay đổi tội danh của mình trong vụ án tai biến chạy thận tại Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Hoà Bình, bác sĩ Hoàng Công Lương đã lên tiếng.
Nhiều tình tiết mới trong vụ tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình
Cơ quan cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hoà Bình) ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can với bác sĩ Hoàng Công Lương, công tác tại Phòng Công nghệ thông tin BV đa khoa tỉnh Hoà Bình. Theo đó, bác sĩ Hoàng Công Lương bị khởi tố với tội danh “ Vô ý làm chết người”, quy định tại Điều 98 Bộ Luật hình sự 1999, nay là Điều 128 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Trước quyết định này, trao đổi với PV Báo Lao Động, bác sĩ Hoàng Công Lương một lần nữa khẳng định: “Dù cơ quan cảnh sát điều tra đưa ra quyết định trên nhưng “tôi không đồng tình với việc bị thay đổi từ tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội “Vô ý làm chết người”. Tôi vô tội!”.
Cũng theo bác sĩ Hoàng Công Lương, quyết định này anh đã cầm trong tay nhưng không bất ngờ. Đây là lần thứ 3 bác sĩ Lương bị thay đổi tội danh. Cụ thể, đầu tiên là “Vi phạm quy định khám chữa bệnh”, sau đó là “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và giờ là “Vô ý làm chết người”.
Video đang HOT
Hiện bác sĩ Hoàng Công Lương đã chuyển sang công việc mới tại Phòng Công nghệ thông tin. Công việc mới này bắt đầu khi anh bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh vào cuối tháng 7.2018.
Các đồng nghiệp tại Phòng Công nghệ thông tin tạo điều kiện tốt nhất cho Hoàng Công Lương trong công việc mới. “Tôi sẽ cố gắng làm việc thật tốt. Vụ việc còn kéo dài, công việc hiện nay tôi vẫn phải đảm nhận và làm đúng trách nhiệm của mình”, bác sĩ Lương chia sẻ.
Bác sĩ Hoàng Công Lương một lần nữa khẳng định, anh hoàn toàn vô tội; mong cơ quan chức năng xem xét vụ án khách quan, tuyên án đúng người, đúng tội và tuyên bị cáo vô tội để trở về công việc khám chữa bệnh.
Tại bản kết luận điều tra bổ sung vụ án tai biến chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình hồi tháng 7.2018, cơ quan cảnh sát điều tra vẫn cho rằng, hành vi của bác sĩ Hoàng Công Lương đủ yếu tố cấu thành tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999 (nay là khoản 3, Điều 360 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017).
Kết luận điều tra bổ sung nêu: Cho đến thời điểm xảy ra sự cố y khoa, tại đơn nguyên nhân tạo, Hoàng Công Lương là bác sĩ duy nhất được phân công làm việc cố định, hưởng chế độ lương, phụ cấp thủ thuật và các chế độ khác theo quy định tại đơn nguyên… Tuy nhiên, sau đó bác sĩ Hoàng Công Lương đã phản đối kết luận điều tra bổ sung này.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến, một trong số những luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương cho biết: Luật sư chưa nhận được quyết định trên. Sau khi nhận được quyết định thay đổi tội danh của bác sĩ Lương, các luật sư bào chữa sẽ cùng nhau bàn bạc cụ thể để bảo vệ cho Hoàng Công Lương.
Một luật sư tham gia vụ án tai biến chạy thận cho biết: Với việc thay đổi tội danh này, các luật sư sẽ phải vất vả trong thời gian tới. Theo Bộ Luật Hình sự năm 2015, tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” có khung hình phạt tối đa là 12 năm tù, còn tội “Vô ý làm chết người” có khung hình cao nhất là 10 năm tù.
Vị luật sư này đồng tình với quyết định khởi tố bị can của cơ quan cảnh sát điều tra đối với ông Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc đa khoa tỉnh Hoà Bình. Bên cạnh đó không quên nhắc tới nhân vật Đỗ Tuấn Anh, Giám đốc Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn có vai trò trong quá trình chạy thận nhưng chưa được nhắc tới.
L.HÀ
Theo laodong.vn
Giới y khoa gửi 15.400 'chữ ký đồng thuận' tới phiên tòa xử bác sĩ Lương
Sáng nay 7-5, Tòa án nhân dân TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình sẽ mở phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương và hai bị cáo liên quan đến tai biến chạy thận hôm 29-5-2017 làm 8 người tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Bác sỹ Lương (thứ năm từ trái) bên cạnh các đồng nghiệp vài ngày trước khi bị xét xử tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (ảnh: Hoàng Công Tỉnh)
Tính đến ngày 5-5, hai ngày trước phiên tòa, đã có trên 15.400 chữ ký được tập hợp trong bản danh sách "chữ ký đồng thuận ủng hộ bác sĩ Hoàng Công Lương", phần rất lớn trong số này là của các đồng nghiệp y khoa trong cả nước, từ ĐH Y dược Thái Bình, Bệnh viện Sản nhi Lào Cai, Bệnh viện đa khoa Kinh Bắc tỉnh Bắc Ninh, từ Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh, Lạng Sơn...
Bác sĩ Đặng Thị Thanh Nhàn, giảng viên bộ môn sinh lý bệnh ĐH Y dược Thái Bình, đã bắt đầu kêu gọi chữ ký ủng hộ người đồng nghiệp Hoàng Công Lương từ ngày 18-3, sau khi xem xét thấu đáo các ý kiến chuyên gia đầu ngành và các luật sư, hơn 15.400 chữ ký tập hợp được cho đến nay theo bác sĩ Nhàn là lời kêu gọi bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho đồng nghiệp, sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình đã quyết định truy tố bác sĩ Lương ra tòa với tội danh "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngày 6-5, luật sư Nguyễn Đức Nhưng, trưởng Phòng an ninh-pháp chế Bệnh viện đa khoa Hùng Vương Phú Thọ, cũng có phân tích cho hay phiên tòa xét xử bác sĩ Lương ngày 7-5 là phiên tòa đặc biệt, bởi bản án mà Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình sắp tuyên không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bác sĩ Lương, mà còn liên quan đến các bác sĩ đang làm việc trong hệ thống y tế cả nước. Theo luật sư Nhưng, việc khởi tố và truy tố đối với hai bị cáo là Trần Văn Sơn (phòng vật tư Bệnh viện đa khoa Hòa Bình) và Bùi Mạnh Quốc (GĐ Công ty thực hiện bảo trì hệ thống lọc nước RO của bệnh viện, gây tồn dư florua hàm lượng vượt mức cho phép nhiều lần và dẫn đến tai biến) là cần thiết, đúng pháp luật, nhưng truy tố bác sĩ Lương cùng tội với Trần Văn Sơn là không thỏa đáng, không có căn cứ pháp luật.
Cụ thể, Bùi Mạnh Quốc đã sử dụng hai hóa chất không có trong danh mục được phép để bảo trì hệ thống, quá trình tẩy rửa cẩu thả, làm xong không lấy mẫu xét nghiệm mà bàn giao ngay cho Trần Văn Sơn. Trần Văn Sơn có chuyên môn và trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lọc nước nhưng Sơn đã không nghiệm thu trực tiếp, không giám sát, để tồn dư một lượng lớn chất độc trong hệ thống. Trong khi đó bác sĩ Lương không biết các sai sót này. Trong quá trình làm việc tại ca chạy thận ngày 29-5-2017, bác sĩ Lương đã làm đúng chức trách theo quy trình lọc máu của Bộ Y tế ban hành, nên không có căn cứ truy tố bác sĩ Lương tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Luật sư Nhưng cũng cho rằng trong quá trình giải quyết vụ án, cơ quan tố tụng tỉnh Hòa Bình chưa làm rõ được một số tình tiết quan trọng, có dấu hiệu bỏ lọt một số người liên quan vụ án trong khi lại bắt tạm giam, khởi tố, truy tố bác sĩ Lương là gây oan sai. "Cần khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của bác sĩ Lương đã bị hạn chế trong suốt một năm qua" - ông Nhưng phân tích.
Được biết một nhóm các bác sĩ trẻ khác cũng đang vận động chữ ký đưa vào thư thỉnh nguyện, gửi đến Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình tại phiên tòa xét xử bác sĩ Lương.
Theo tuoitre.vn
Tâm thư của bác sĩ bị can vụ án tai biến chạy thận Hòa Bình Bác sĩ Hoàng Công Lương ngày 20/4, đã viết tâm thư mong muốn vụ án của mình được xét xử công khai, đúng người, đúng tội. Bức thư của bác sĩ Lương đề gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nrước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng thường...