Bác sĩ Hoàng Công Lương bị tuyên phạt 42 tháng tù
Sau 5 ngày nghị án, tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình tuyên án sơ thẩm sẽ đưa ra phán quyết đối với Hoàng Công Lương và 6 bị cáo trong vụ án Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ Lương bị tuyên 42 tháng tù.
Chiều 30/1, sau 5 ngày nghị án, tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình đã tuyên án sơ thẩm đối với Hoàng Công Lương (cựu bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) và 6 bị cáo trong vụ án Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bác sĩ Lương bị tuyên phạt 42 tháng tù.
Sau quá trình xét xử, HĐXX cho rằng với kiến thức và trách nhiệm của mình, buộc bị cáo phải biết được nguồn nước chưa đảm bảo gây nguy hiểm cho người bệnh.
HĐXX cho rằng Lương đã cẩu thả, làm việc theo thói quen, bị cáo phải thấy trước được hậu quả khi ra y lệnh mà chưa chắc chắn nguồn nước đã đảm bảo hay chưa.
Do đó, bác sĩ Hoàng Công Lương 42 tháng tù về tội “Vô ý làm chết người” theo Điều 98 BLHS năm 1999.
Sau nhiều ngày xét xử vụ sự cố chạy thận làm 9 người chết đã kết thúc.
Video đang HOT
Ngoài ra, bị cáo Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty Trâm Anh, người trực tiếp sửa chữa hệ thống RO số 2 tại đơn nguyên thận nhân tạo bị tuyên phạt 54 tháng tù về tội “Vô ý làm chết người” theo Điều 98 BLHS năm 1999.
Bị cáo Trần Văn Sơn, nhân viên phòng Vật tư – Thiết bị y tế, BVĐK tỉnh Hòa Bình bị tuyên phạt Trần Văn Sơn 42 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
Bị cáo Hoàng Đình Khiếu, nguyên Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, bị cáo phụ trách phòng vật tư đồng thời kiêm nhiệm chức Trưởng khoa Hồi sức tích cực bị tuyên phạt 36 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
Ông Dương bị tuyên phạt 30 tháng tù.
Bị cáo Trần Văn Thắng, nguyên Trưởng phòng Vật tư – Thiết bị y tế, BVĐK tỉnh Hòa Bình bị tuyên phạt 36 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
Bị cáo Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình bị tuyên phạt 30 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
Bị cáo Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Thiên Sơn bị tuyên phạt 30 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo khoản 2 Điều 285 BLHS năm 1999.
Theo Tổ quốc
Lý do tội danh truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương nhiều lần thay đổi
Đại diện VKS cho rằng qua nhiều lần điều tra lại thấy có những tình tiết mới trong vụ án.
Do nhiệm vụ của bác sĩ Lương trong sổ giao ban bị ghi thêm nên bằng chứng về "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" không còn chính xác. Từ đó cơ quan công tố thay đổi tội danh truy tố với bị cáo sang "vô ý làm chết người".
Sáng ngày 24/1, TAND tỉnh Hòa Bình tiếp tục phiên làm việc với phần tranh luận của gần 10 luật sư bảo bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương. Về quan điểm luận tội của đại diện VKS, các luật sư đều khẳng định không có đủ căn cứ cáo buộc nác sĩ Lương phạm tội "vô ý làm chết người". Các luật sư đề nghị HĐXX tuyên bị cáo vô tội.
Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa sáng 24/1.
Trước đó, trong lần xét xử sơ thẩm lần 1, đại diện VKSND TP.Hòa Bình đề nghị tuyên Hoàng Công Lương từ 30-36 tháng tù treo với tội danh "Vi phạm quy định khám chữa bệnh". Đến phiên xử lần thứ 2, tội danh truy tố bị cáo chuyển thành "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Sau đó, cơ quan công tố tiếp tục thay đổi tội danh truy tố lần thứ 3, thành "Vô ý làm chết người". Với việc thay đổi này, bác sĩ Hoàng Công Lương có thể phải đối mặt với mức án từ 3-10 năm tù giam, nếu tòa tuyên bị cáo có tội.
Tại phiên tòa sáng nay, luật sư Trần Hồng Phúc lập luận, chữ ký của bác sĩ Lương ở đơn nguyên chạy thận chỉ có ý nghĩa trong việc thanh toán bảo hiểm y tế chứ không có tính quyết định trong việc ra y lệnh chạy thận. Khi bác sĩ Lương không có mặt ở đơn nguyên, việc chạy thận vẫn diễn ra với việc ra y lệnh của hai bác sĩ còn lại.
Luật sư Phúc cho rằng, trong nhiều hồ sơ bệnh án, nhiều ca chạy thận vẫn diễn ra bình thường khi không có chữ ký của Lương. Bà Phúc đề nghị xem xét trách nhiệm liên đới của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế để có sự răn đe tội phạm; không nên chỉ dừng lại ở kiến nghị để cơ quan quản lý nhà nước rút kinh nghiệm mà phải có những quy trình cụ thể.
Luật sư Trần Hồng Phúc bào chữa cho bị cáo Hoàng Công Lương.
Đối đáp lại phần tranh luận của luật sư Phúc, kiểm sát viên VKSND TP.Hoà Bình cho rằng, có đủ căn cứ truy tố bị cáo Lương về tội "Vô ý làm chết người" theo điều 98 Bộ luật hình sự 2015. Chủ thể của tội này là người có hành vi vô ý gây thiệt hại về tính mạng cho người khác. Trước khi ra y lệnh, Lương đã biết nguồn nước bị can thiệp mà không kiểm tra, bởi vậy đây "là hành vi nguy hiểm" với tính mạng người bệnh.
"Không phải chịu trách nhiệm về nguồn nước chạy thận"
Theo cơ quan công tố, Hoàng Công Lương trực tiếp ký đề xuất sửa chữa, tẩy rửa màng RO, bởi vậy bị cáo này biết rõ nội dung sửa chữa ngày 28/5/2017. Là bác sĩ được đào tạo chuyên ngành về kỹ thuật lọc máu, Lương buộc phải biết sau khi tẩy rửa hệ thống RO, nguồn nước phải đảm bảo.
VKS khẳng định không cáo buộc Hoàng Công Lương phải chịu trách nhiệm về nguồn nước hay phải trực tiếp kiểm tra chất lượng nguồn nước chạy thận. Nhưng với vai trò là bác sĩ điều trị, Lương buộc phải xác minh lại thông tin về nguồn nước để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
"Trong ngày 29/5/2017, bị cáo Lương đã không xác minh lại thông tin từ người sửa chữa hệ thống lọc nước mà chỉ nghe thông tin từ một điều dưỡng không được giao nhiệm vụ, giao trách nhiệm kiểm soát nguồn nước mà đã ra y lệnh. Với vai trò là bác sĩ phụ trách chuyên môn điều trị và với lương tâm của bác sĩ điều trị, Lương buộc phải biết nguồn nước đảm bảo an toàn trước khi chạy thận", đại diện VKS một lần nữa nhấn mạnh.
Về việc nhiều lần thay đổi tội danh truy tố đối với bị cáo, kiểm sát viên lý giải, qua nhiều lần điều tra lại, các cơ quan thấy có những tình tiết mới trong vụ án. Do nhiệm vụ của bác sĩ Lương trong sổ giao ban bị ghi thêm nên bằng chứng về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" truy tố với bị cáo trước đó không còn chính xác, khách quan nên VKS đã đổi tội danh cáo buộc sang thành "Vô ý làm chết người".
Trần Thanh
Theo Dân Trí
Ông Trương Quý Dương lý giải gì việc một ngày ký 3 văn bản về sửa chữa RO số 2? Luật sư đã đặt câu hỏi với ông Trương Qúy Dương về việc tại sao ký 3 văn bản gồm: Văn bản phê duyệt hệ thống nước RO, văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng số 315 trong cùng 1 ngày và ông Dương đã có những lý giải xung quanh việc ký các văn bản này....