Bác sĩ Hà Giang đến tận nương rẫy khám bệnh, chống dịch cho người dân
Vượt chục km đường núi đến khám bệnh cho người dân, ăn mỳ qua bữa, trải lá ngủ giữa rừng… là những hình ảnh đẹp của các cán bộ y tế tỉnh Hà Giang đang làm nhiệm vụ chống dịch.
Ngày 19/4, hình ảnh các nhân viên y tế ở Hà Giang lặn lội đến tận nương rẫy tìm gặp người dân để lấy bệnh phẩm hay ăn tạm mỳ tôm, trải lá ngủ giữa rừng được chia sẻ trên nhiều diễn đàn.
Chứng kiến hình ảnh đẹp của các chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch nhiều người không khỏi xúc động và gửi đến họ những lời cảm ơn.
Các cán bộ y tế lên tận nương rẫy tìm gặp người dân để lấy mẫu bệnh phẩm. Ảnh: Cường Nguyễn.
Ông Nguyễn Trần Tuấn – Giám đốc trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Giang – cho Zing biết đó là hình ảnh của các nhân viên y tế tỉnh Hà Giang được cử đi làm nhiệm vụ tại thôn Pín Tùng, xã Phố Là, huyện Đồng Văn.
Ông Tuấn cho hay ngày 18/4, cán bộ trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Giang được triển khai đi rà soát, lấy mẫu xét nghiệm tại xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang sau khi phát hiện một thiếu nữ 16 tổi cư trú tại thôn Pín Tủng nhiễm Covid-19.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang, trung tâm Y tế Đồng Văn đã thành lập các tổ công tác thường trực tại thôn Pín Tủng theo dõi sức khỏe cho người dân, phun khử trùng…
Vị giám đốc thông tin Pín Tủng là một thôn giáp biên có 29 hộ dân, 187 nhân khẩu dân tộc Mông hiện được phong tỏa nghiêm ngặt. 18 người trong thôn có tiếp xúc gần với bệnh nhân 268 đã được đưa đi cách ly tập trung.
Video đang HOT
Xúc động với hình ảnh các nhân viên y ăn mỳ tô, ngủ ở rừng Ảnh: Lương Triều Văn.
Để đảm bảo công tác lấy mẫu xét nghiệm, đội ngũ kiểm dịch y tế đã lặn lội cả ngày 18/4 đến tận nương rẫy tìm gặp từng người dân để lấy bệnh phẩm.
“Đường vào thôn Pín Tùng mất cả ngày đường, vượt nhiều đồi núi, thế nhưng các cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Hà Giang không ngại khó, ngại khổ để đến với đồng bào. Để hỗ trợ cho các y, bác sĩ chúng tôi đang vận động các mạnh thường quân ủng hộ nhu yếu phẩm, trang thiết bị. Ngoài danh sách cố định còn có thêm danh sách dự phòng để đổi người, duy trì sức khoẻ cho cán bộ đang làm nhiệm vụ ở Đồng Văn”, ông Tuấn cho biết.
Bệnh nhân 268 là bệnh nhân nữ, 16 tuổi, quốc tịch Việt Nam, dân tộc Mông, trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp Trung Quốc của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Gia đình bệnh nhân có 3 anh trai làm việc tự do bên kia biên giới.
Ngày 7/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, khó thở và được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Giám đốc Sở Y tế Hà Giang Lương Viết Thuần vừa có thông báo về kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại tỉnh này. Căn cứ phiếu trả lời kết quả xét nghiệm ngày 18/4 của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, ông Thuần cho biết 135 trường hợp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã có kết quả âm tính, trong đó, có liên quan đến ca bệnh Covid-19 số 268 là 122 trường hợp.
Sở Y tế Hà Giang đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị thông báo kết quả xét nghiệm đến từng cá nhân thuộc địa phương, cơ quan mình phụ trách và hướng dẫn các biện pháp cách ly, theo dõi sức khỏe tiếp theo theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Kiều Trang
Nhìn cậu bé 12 tuổi oằn mình cõng gạch, nhiều người xót xa và nghĩ tới con mình
Hình ảnh về một cậu bé phải oằn mình cõng 3 viên gạch trên lưng để kiếm tiền nhận được nhiều sự quan tâm trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, nhất là các bậc phụ huynh.
Theo báo chí đưa tin, cậu bé cõng gạch được dân mạng chia sẻ hình ảnh "chóng mặt" chính là em Sùng Mí Sò (12 tuổi) ở xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Sò đang là học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sủng Là.
Do người dân trong thôn xây nhà có thuê người cõng gạch nên Sò xin được làm. Mỗi viên, em được trả 2.000 đồng. Mỗi ngày, cậu bé cõng được 3 chuyến, đồng nghĩa với việc kiếm được 18.000 đồng.
Đoạn đường Sò cõng gạch trong ảnh là một con đường nhỏ, dốc lên thôn Sủng Là, đường này xe không đi được mà phải đi bộ. Vì thế họ mới phải thuê người cõng gạch.
Ở thôn Sủng Là, có nhiều bé phải đi cõng gạch để kiếm tiền. Sò có hoàn cảnh rất đáng thương, bố của em bị tai nạn giao thông mất cách đây hơn một năm, mẹ đi lấy chồng để lại 3 anh em Sò cho ông bà nội nuôi dưỡng. Sò là anh cả, dưới cậu còn có em Sùng Thị Và (11 tuổi) và Sùng Mí Sính (8 tuổi).
Em Sùng Mí Sò cõng gạch (ảnh: Facebook)
Xúc động trước hình ảnh cậu bé cõng gạch, anh Nguyễn Tùng Anh (Đông Hưng, Thái Bình) cho hay: "Nhìn hình ảnh cậu bé đen nhẻm, oằn lưng cõng gạch tôi ngỡ như quay lại thời gian mấy chục năm về trước khi cả đất nước còn khó khăn.
Vậy mà, 2020 rồi vẫn có những cậu bé phải cõng mỗi lần 3 viên gạch nặng 36kg trên một quãng đường vừa dài vừa dốc, mỗi ngày 3 chuyến, tiền công 2.000 đồng một viên và một ngày được 18.000 đồng. Thương quá đi thôi..!
Còn biết bao nhiêu cảnh đời cơ cực như thế này mà hàng ngày ta nào đâu hay biết giữa cái thời buổi vốn dĩ đã văn minh và hiện đại này. Tôi mong rằng mọi người mỗi người một chút, cùng chung tay góp gió thành bão để giúp đỡ em, Bản thân tôi cũng sẽ tìm cách để giúp đỡ em phần nào".
Sò cõng gạch trên một đoạn đường dài (ảnh: Facebook)
Chị Ngô Thu Hằng (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay: "Nhìn cháu cõng gạch tôi thấy thương cháu quá. Cậu bé còn quá bé mà đã phải lo cơm áo gạo tiền lo cho các em.
Cháu cũng chạc tuổi các con, các cháu tôi. Khi những đứa trẻ như Sò ngày đêm lo lắng kiếm tiền thì những đứa trẻ ở thành phố lại được sống trong sự lo lắng chiều chuộng của bố mẹ, gia đình, được ăn ngon mặc đẹp, sống trong những ngôi nhà ấm áp, sung sướng. Nghĩ thế thôi lại thấy xót xa quá.
Tuy nhiên, nhìn ảnh Sò 12 tuổi cõng gạch thương cháu bao nhiêu thì tôi bất bình với những người thuê cháu bấy nhiêu. Sao họ có thể để cháu cõng 36 kg gạch. Đây có phải là bóc lột trẻ em?".
Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay: "Nhìn hình ảnh cậu bé cõng trên lưng 3 viên gạch nặng không ai là không thấy xót xa. Xét về góc độ giáo dục, tôi phản đối việc thuê trẻ nhỏ làm công việc nặng.
Ở tuổi nhỏ mà các em cõng gạch quá sức sau này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong đó có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này. Đã có quy định rõ về sử dụng lao động chưa thành niên bị cấm trong các công việc sau: mang, vác các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; sản xuất và sử dụng, vận chuyển các hóa chất, khí gas, chất nổ;...".
Xét về góc độ lan tỏa, theo thạc sĩ Nguyễn Phương Anh đúng là bức ảnh đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. "Tôi tin là nhìn hình ảnh đó, các ông bố, bà mẹ ở thành phố sẽ phải xem xét lại cách giáo dục con, nhất là một bộ phận không nhỏ các phụ huynh có tâm lý bao bọc, nuông chiều con thái quá khiến nhiều đứa trẻ không biết trân quý những gì mình đang có.
Bởi lẽ, mọi nhu cầu, sở thích đều được bố mẹ đáp ứng, phục vụ đến tận răng. Thích đồ chơi bố mẹ mua đồ chơi, thích quần áo đẹp, bố mẹ mua quần áo đẹp... nhưng lại không dạy con biết tiết kiệm tiền và quý trọng sức lao động. Đành rằng, có thể mua cho con món đồ con thích nhưng đổi lại con phải hoàn thành nhiệm vụ bố mẹ giao phó. Cũng vì tâm lý nuông chiều con quá nên xuất hiện những đứa trẻ ích kỷ, dửng dưng với nỗi đau, sự bất hạnh của người khác.
Tôi mong là sau hình ảnh cậu bé Sò cõng gạch, chính quyền địa phương nơi cậu bé sinh sống sẽ có những biện pháp hỗ trợ gia đình cháu vượt qua khó khăn để không còn hình ảnh cậu bé đen nhẻm, cong người cõng những viên gạch nơi rừng núi...".
Sáng nay (14/4), trao đổi với PV Vietnamnet, ông Vàng Dỉ Xoáng - Chủ tịch xã Sủng Là xác nhận có sự việc em Sùng Mí Sò đi cõng gạch thuê như mạng xã hội đăng tải. Từ hôm qua, một số nhà hảo tâm đã đến và giúp đỡ em 20 triệu đồng, em cũng không phải đi cõng gạch nữa. Người dân ở xã 80% ăn mèn mén, không có gạo.
Hoàng Thanh
Cậu bé Hà Giang 12 tuổi cõng gạch cay kiếm 18.000 đồng/ngày được hỗ trợ hơn 40 triệu đồng Vài ngày gần đây, mạng xã hội liên tục chia sẻ hình ảnh cậu bé 12 tuổi đi cõng gạch thuê ở Hà Giang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên đây chỉ là một trong số nhiều trường hợp trẻ em miền núi phải vật lộn mưu sinh khi đang tuổi cắp sách đến trường. Có thể thấy trong...