Bác sĩ giải thích lý do luôn bỏ giày dép ở ngoài cửa
Sau khi tốt nghiệp ngành y, bác sĩ người Mỹ bắt đầu để giày bên ngoài vì lo lắng mang vi trùng có hại về nhà, lây lan mầm bệnh cho con nhỏ.
Bỏ giày dép ở cửa trước khi bước vào nhà là thói quen ở châu Á nhưng không phổ biến ở các nước Âu Mỹ. Mới đây, một bác sĩ Mỹ đã cảnh báo rằng tốt nhất bạn nên để giày ngoài cửa để tránh một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe, bao gồm cả nhiễm trùng đường ruột.
Tiến sĩ Saurabh Sethi là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa được đào tạo tại Đại học Harvard và Đại học Stanford (Mỹ). Anh bắt đầu để giày ngoài cửa sau khi trở thành bác sĩ vì “lo lắng mang vi trùng có hại từ bệnh viện, phòng khám và trung tâm phẫu thuật về nhà mình”. Vị bác sĩ này đã lấy vợ và có con nhỏ.
Bỏ giày dép ngoài cửa là thói quen tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Houseofwellness
Tiến sĩ Sethi đã làm bác sĩ được 20 năm, có phòng khám chuyên khoa tiêu hóa riêng ở Fremont, California. Anh chia sẻ trên tài khoản Instagram của mình: “Là một bác sĩ, tôi tuân thủ nghiêm ngặt thói quen không mang giày vào trong nhà. Lý do là giày có thể chứa nhiều chất độc, bao gồm thuốc trừ sâu, hóa chất, virus, vi khuẩn và kim loại nặng như chì”.
Theo Newsweek, dữ liệu tổng hợp của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Vệ sinh Mỹ công bố ghi nhận “một lượng lớn vi khuẩn” ở cả đế và bên trong giày. Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi trùng học và giảng viên Đại học Arizona, đã tìm thấy trung bình 421.000 đơn vị vi khuẩn ở bên ngoài giày và hơn 2.800 đơn vị ở bên trong.
Video đang HOT
Tiến sĩ Gerba cho biết: “Phổ biến nhất (chiếm tới 96%) là vi khuẩn coliform và E. coli ở bên ngoài giày cho thấy sự tiếp xúc thường xuyên với phân, có thể từ sàn phòng vệ sinh hoặc tiếp xúc với phân động vật ngoài trời”.
E. coli là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mang giày vào nhà gây nguy cơ đặc biệt đối với những hộ gia đình có trẻ biết bò, có thói quen cho mọi thứ vào miệng. “Để tránh những nguy cơ này và giữ gìn sức khỏe cho các thành viên, tôi khuyến khích mọi người nên cởi giày trước khi vào nhà bạn hoặc bất kỳ nơi cư trú nào”, Tiến sĩ Sethi nói trong clip.
Đối với những người không thể hoặc không muốn cởi giày, sử dụng bọc giày dùng một lần là một lựa chọn để giảm thiểu việc truyền chất ô nhiễm. Tiến sĩ Sethi cho biết: “Lớp bọc tạo ra một rào cản giữa giày và các bề mặt trong nhà, giảm nguy cơ lây lan bụi bẩn và chất gây ô nhiễm. Thường xuyên vệ sinh sàn và các bề mặt là một biện pháp vệ sinh tốt”.
Đến bệnh viện khám, người đàn ông phát hiện hơn 10 con giòi trong mắt
Người đàn ông ở Pháp đến bệnh viện kiểm tra vì bị ngứa ngáy, khó chịu ở mắt phải.
Nguyên nhân gây ngứa là do hơn 10 con giòi đã lọt vào mắt khi ông đang làm vườn.
Người đàn ông 53 tuổi bỗng dưng bị ngứa bất thường ở mắt phải suốt nhiều giờ liền không khỏi. Ngay trong ngày hôm đó, ông đã đến phòng cấp cứu bệnh viện để kiểm tra, theo tạp chí Newsweek (Mỹ).
Người đàn ông bị hơn 10 còn giòi ký sinh trong mắt. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các bác sĩ tiến hành kiểm tra mắt và nhận thấy thị lực ông hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, mắt phải của ông lại bị ngứa và đỏ.
Khi kiểm tra kỹ hơn, bác sĩ phát hiện hơn 10 con giòi đang ngoe nguẩy ở mặt ngoài nhãn cầu. Thậm chí, bác sĩ còn quay lại video hình ảnh các con giòi để cho người đàn ông xem.
May mắn là các con giòi có thể được loại bỏ bằng kẹp. Những con giòi này được xác định là ấu trùng của loài ruồi Oestrus ovis.
Bệnh nhân nghi ngờ mình đã bị những con giòi này xâm nhập vào mắt khi đang làm việc trong một trang trại nuôi ngựa và cừu. Trong lúc làm việc, ông có cảm giác thứ gì đó lọt vào mắt phải mình. Kể từ đó, mắt ông bắt đầu ngứa.
Ca bệnh kỳ lạ này đã được các bác sĩ chia sẻ trên chuyên san The New England Journal of Medicine. Các tác giả cho rằng rất có thể một con ruồi Oestrus ovis đã đậu ngay hoặc xung quanh mắt người đàn ông. Đó là lúc ấu trùng ruồi xâm nhập vào mắt.
Bác sĩ tiếp tục điều trị cho người đàn ông bằng cách dùng kháng sinh. Sau 10 ngày, các triệu chứng ở mắt của ông đã biến mất.
Khi còn là ấu trùng, Oestrus ovis thường sống ký sinh trên cơ thể động vật có vú, thường là cừu, dê, hưu..., thậm chí là người. Khi trưởng thành, loài ruồi này có kích thước tương đương một con ong, dài từ 10 đến 12 mm.
Các nghiên cứu cho thấy nơi mà ruồi Oestrus ovis hay để lại ấu trùng là mũi của cừu. Trong một số trường hợp, ruồi sẽ để lại ấu trùng trong hốc mắt động vật, theo Newsweek.
Trường hợp ấu trùng ruồi Oestrus ovis xâm nhập vào mắt người là hiếm khi xảy ra. Nghiên cứu trên chuyên san BMC Ophthalmology cho thấy từ năm 1918 đến 2017, cả thế giới chỉ ghi nhận 295 trường hợp tương tự như trên.
Vì sao người gầy ốm lại bị máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ? Xin bác sĩ cho hỏi gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ có liên quan với nhau không, hai bệnh này có nguy hiểm không? Gần đây tôi thấy bạn bè và đồng nghiệp khi đi khám bệnh hay kiểm tra sức khỏe định kỳ thường bị hai bệnh này. Ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, ít rau xanh dễ sinh bệnh...