Bác sĩ giải đáp ‘tất tần tật’ về bệnh tay chân miệng cha mẹ nào cũng cần

Theo dõi VGT trên

Hiện nay chưa có phương pháp đặc trị bệnh tay chân miệng. Người bệnh chỉ có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như sốt hay đau do các vết loét do bệnh gây ra.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm và thường ghi nhận số mắc tăng cao vào các tháng 9, 10, 11. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, thành phố chủ động tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn thiếu kiến thức về căn bệnh này.

Dưới đây là những giải đáp của TS.BS Nguyễn Văn Lâm – Trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Nhi Trung ương về bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của bệnh này là sốt cao, loét trong khoang miệng, nổi ban có bọng nước ở bàn tay, chân và cả ở mông.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng?

Các vi rút thuộc nhóm enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng.

Bênh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi vi rút coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các vi rút enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Bác sĩ giải đáp 'tất tần tật' về bệnh tay chân miệng cha mẹ nào cũng cần - Hình 1

Phát ban thường trong lòng bàn tay là một trong các triệu chứng của bệnh chân tay miệng.

Bệnh tay chân miệng nghiêm trọng đến mức nào?

Hầu hết bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau khi mắc bệnh ở thể cấp tính. Bệnh tay chân miệng do nhiễm vi rút coxsackievirus A16 là bệnh ở thể nhẹ, và gần như tất cả bệnh nhân đều hồi phục sau từ 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế và ít có biến chứng.

Bệnh tay chân miệng gây ra bởi vi rút EV71 có thể tiến triển thành bệnh viêm màng não và viêm não, và trong một số trường hợp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm các biến chứng về thần kinh, tim mạch và hô hấp. Đã có những trường hợp tử vong do vi rút EV71 gây bệnh viêm não trong các đợt bùng phát.

Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện bao lâu sau khi nhiễm bệnh?

Video đang HOT

Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày.
Sốt, kéo dài từ 24 đến 48 tiếng, là triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh tay chân miệng.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt, kém ăn, khó chịu và đau họng.

Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát xuất hiện trong miệng. Ban đầu là những nốt phồng rộp màu đỏ và thường phát triển thành các vết loét. Các vết loét này chủ yếu ở trên lưỡi, lợi và bên trong má.

Phát ban không ngứa xuất hiện trong 1-2 ngày với các tổn thương màu đỏ phẳng hoặc gồ lên, một số kèm theo bọng nước. Phát ban thường khu trú trong lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân; cũng có thể xuất hiện ở mông và/hoặc ở cơ quan sinh dục.

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng, hoặc có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng.

Trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng như thế nào?

Vi rút gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Nguy cơ lây lan mạnh nhất là trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, nhưng giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần (do vi rút khu trú trong phân).

Trẻ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần không?

Có, mỗi lần nhiễm bệnh chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định, bạn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm enterovirus.

Bác sĩ giải đáp 'tất tần tật' về bệnh tay chân miệng cha mẹ nào cũng cần - Hình 2

Một bệnh nhi đang điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng?

Hiện nay chưa có phương pháp đặc trị bệnh tay chân miệng. Người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như sốt hay đau do các vết loét.

Bệnh tay chân miệng có thể phòng ngừa được không?

Chưa có thuốc phòng chống vi rút hoặc các loại vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa các loại vi rút enterovirus không gây bại liệt là tác nhân của bệnh tay chân miệng. Có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh chặt chẽ và can thiệp y tế kịp thời khi trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng.

Làm sao để phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh và thay tã;

Rửa sạch các bề mặt và vật dụng bị nhiễm khuẩn (bao gồm đồ chơi) trước tiên với nước và xà phòng, sau đó tẩy trùng bằng chất tẩy có chứa chlorine pha loãng;

Tránh tiếp xúc trực tiếp (ôm hôn, sử dụng chung đồ dùng, v.v) với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm;

Không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang nhiễm bệnh đến nhà trẻ, mẫu giáo, trường học hoặc tụ tập đông người cho đến khi khỏe hẳn;

Theo dõi sát sao tình trạng của trẻ nhiễm bệnh và can thiệp y tế kịp thời nếu sốt cao liên tục, mất tỉnh táo và hoặc tình trạng chung diễn biến theo chiều hướng xấu;

Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho;

Vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy;

Giữ vệ sinh tại nhà, trung tâm chăm sóc trẻ, nhà trẻ mẫu giáo hoặc tại trường học.

TH

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng mùa tựu trường

Bộ Y tế đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng dịp khai trường.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng mùa tựu trường - Hình 1

Các trường tăng cường công tác vệ sinh trước mùa khai trường. Ảnh minh họa

Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các cấp, huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chủ động tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe với phương châm truyền thông đi trước một bước, lấy phòng bệnh là chính.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 20.000 người mắc tay chân miệng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2018. Số ca mắc tay chân miệng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam và một số tỉnh miền Trung như Đồng Nai, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Bạc Liêu, TPHCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi. Bộ Y tế cảnh báo, thời gian tới, tình hình dịch bệnh tay chân miệng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng số người mắc tại các địa phương do học sinh tập trung trở lại vào năm học mới.

Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, Cuc Y tê dư phong, Bô Y tê đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai tích cực các nội dung:

Tham mưu cho Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành y tế chủ động tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh nói chung, trong đó có bệnh tay chân miệng trên địa bàn.

Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ với phương châm truyền thông đi trước một bước, lấy phòng bệnh là chính; triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện ăn chín, uống chín, ở sạch, bàn tay sạch và sử dụng đồ chơi sạch, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; tuyên truyền các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh tay chân miệng bằng nhiều hình thức và theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại các trường mầm non, nhóm trẻ gia đình.

Yêu cầu các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng, nước sạch và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Ngay từ đầu năm học mới, tổ chức thực hiện vệ sinh lớp học, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất rửa tẩy thông thường.

Tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tay chân miệng, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho việc chẩn đoán, thu dung, điều trị bệnh nhân và xử lý ổ dịch.

Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh tại nơi ghi nhận trường hợp mắc bệnh và khu vực có ổ dịch cũ.

Thanh Lâm

Theo congluan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Viêm não tự miễn lại do khối u buồng trứngViêm não tự miễn lại do khối u buồng trứng
20:54:07 16/12/2024
Cô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứngCô gái co giật, la hét liên tục, nguyên nhân ẩn giấu từ khối u buồng trứng
18:12:59 16/12/2024
Phát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruộtPhát hiện mới về lợi ích của cà phê với đường ruột
08:53:16 17/12/2024
Giảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyênGiảm cholesterol nhờ ăn nho thường xuyên
15:48:35 17/12/2024
Tin mừng cho người thích ăn bạch tuộcTin mừng cho người thích ăn bạch tuộc
08:20:15 16/12/2024
Có dấu hiệu ung thư đại tràng nhưng cô gái không hay biếtCó dấu hiệu ung thư đại tràng nhưng cô gái không hay biết
08:49:06 16/12/2024
Ăn gạo lứt kiểu này nhiều người 'tự rước họa vào thân' mà không hayĂn gạo lứt kiểu này nhiều người 'tự rước họa vào thân' mà không hay
08:54:24 16/12/2024
Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiền"Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiền"
19:31:16 16/12/2024

Tin đang nóng

Chồng lên tiếng bênh vực màn nhảy sexy của Khánh Vân trong tiệc cướiChồng lên tiếng bênh vực màn nhảy sexy của Khánh Vân trong tiệc cưới
21:02:34 17/12/2024
Con trai Duy Phương: "Tôi thoi thóp qua được tới giai đoạn này thì không còn dễ chơi đâu"Con trai Duy Phương: "Tôi thoi thóp qua được tới giai đoạn này thì không còn dễ chơi đâu"
22:50:48 17/12/2024
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnhBé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh
22:05:04 17/12/2024
Người đàn ông bị "gái xinh, lương thiện" trên mạng lừa gần 1 tỷ đồngNgười đàn ông bị "gái xinh, lương thiện" trên mạng lừa gần 1 tỷ đồng
20:23:18 17/12/2024
Nữ ca sĩ ở Việt Nam là bà chủ chỉ ăn diện, qua Mỹ làm đủ việc: "Không chữa kịp là tôi bị điên"Nữ ca sĩ ở Việt Nam là bà chủ chỉ ăn diện, qua Mỹ làm đủ việc: "Không chữa kịp là tôi bị điên"
22:56:13 17/12/2024
Vợ Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội: "Thương anh"Vợ Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội: "Thương anh"
22:53:16 17/12/2024
Ngọc Trinh gây sốt MXH với sắc vóc quyến rũ, chỉ nói đúng 1 câu về việc nghỉ chơi với Vũ Khắc TiệpNgọc Trinh gây sốt MXH với sắc vóc quyến rũ, chỉ nói đúng 1 câu về việc nghỉ chơi với Vũ Khắc Tiệp
23:27:23 17/12/2024
Mẹ chồng lên chăm con dâu ở cữ, tôi đưa cho cái giường xếp và cách xử lý của chồng xứng đáng điểm 10Mẹ chồng lên chăm con dâu ở cữ, tôi đưa cho cái giường xếp và cách xử lý của chồng xứng đáng điểm 10
21:21:17 17/12/2024

Tin mới nhất

Thuốc lá điện tử và nguy cơ rối loạn tâm thần ở giới trẻ

Thuốc lá điện tử và nguy cơ rối loạn tâm thần ở giới trẻ

06:13:28 18/12/2024
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tâm thần, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt?

Ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt?

06:06:17 18/12/2024
Ngoài ra việc tiêu thụ quá nhiều rau ngót cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, cản trở quá trình hấp thu canxi, chán ăn.
Lợi ích của đậu lăng đối với sức khỏe

Lợi ích của đậu lăng đối với sức khỏe

06:03:55 18/12/2024
Kali chiếm đến 25% hàm lượng dinh dưỡng trong đậu lăng, đóng vai trò quan trọng trong điều tiết huyết áp, phát triển cơ bắp, duy trì sức khỏe của não bộ và hệ thống thần kinh.
Chế độ ăn cho người bệnh hẹp van hai lá

Chế độ ăn cho người bệnh hẹp van hai lá

05:45:30 18/12/2024
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với việc điều trị bằng thuốc và theo dõi sức khỏe định kỳ sẽ giúp người bệnh hẹp van hai lá cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.
Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi

Ung thư đại trực tràng gia tăng ở người dưới 50 tuổi

05:43:27 18/12/2024
Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí The Lancet Oncology cho thấy thực trạng đáng lo ngại khi 27/50 quốc gia được khảo sát ghi nhận sự gia tăng ca bệnh ở người dưới 50 tuổi trong giai đoạn 2013-2017.
Chú ý khi cơ thể 'nạp' quá nhiều protein

Chú ý khi cơ thể 'nạp' quá nhiều protein

05:39:35 18/12/2024
Do đó, nếu muốn lựa chọn áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro của chế độ ăn giàu protein để xác định xem liệu chế độ ăn này có phù hợp với bản thân hay không.
Nữ bệnh nhân 2 lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

Nữ bệnh nhân 2 lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

05:36:59 18/12/2024
Việc ứng dụng hệ thống cảnh báo dây thần kinh trong mổ giúp cảnh báo sớm, làm hạn chế tối đa các tổn thương tủy sống, dây thần kinh trong mổ, giúp người bệnh phục hồi sớm sau mổ.
5 thức uống nóng tốt cho sức khỏe nên uống vào mùa đông

5 thức uống nóng tốt cho sức khỏe nên uống vào mùa đông

05:34:29 18/12/2024
Trà hoa cúc không chỉ giúp thư giãn và giảm stress mà còn hỗ trợ tốt đường tiêu hóa cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ. Loại trà này thích hợp để uống vào buổi tối, giúp thư giãn và nhanh chóng có một giấc ngủ ngon.
Bước tiến của ngành tim mạch Việt Nam

Bước tiến của ngành tim mạch Việt Nam

05:31:45 18/12/2024
Một ví dụ cụ thể, kíp trực cấp cứu tại khoa Cấp cứu Bệnh viện E ngay trong đêm đã tiếp nhận một người bệnh nam (16 tuổi ở Hà Nội) vào viện với vết thương ngực hở. Vết thương đã đâm thấu tim nạn nhân.
TP HCM: Hàng trăm ca mắc sởi mỗi tuần

TP HCM: Hàng trăm ca mắc sởi mỗi tuần

05:31:15 18/12/2024
Thông tin trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) cho biết về tình hình dịch bệnh tại TP HCM trong tuần qua vào chiều 17-12.
Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Sáng ngủ dậy khạc ra đờm màu đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

05:29:23 18/12/2024
Ung thư phổi được chẩn đoán khi phát hiện thấy tế bào ung thư phổi trong phổi, hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác. Các dấu hiệu của ung thư phổi như ho và khạc ra đờm đen, ho ra máu, đau ngực, khàn giọng, hụt hơi, thở khò khè.
Mang tất khi đi ngủ có tốt không?

Mang tất khi đi ngủ có tốt không?

05:24:41 18/12/2024
Mặc dù bệnh Raynaud thường bị kích hoạt bởi nhiệt độ lạnh (hoặc lo lắng, căng thẳng), nhưng việc đi tất sẽ không ngăn được Raynaud phát triển thành một căn bệnh, nó chỉ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Loại rau giàu kali, tốt cho tiêu hóa, chỉ khoảng 10 nghìn đồng/bó, mùa đông xào một đĩa vừa ngon giòn ai cũng khen tấm tắc

Loại rau giàu kali, tốt cho tiêu hóa, chỉ khoảng 10 nghìn đồng/bó, mùa đông xào một đĩa vừa ngon giòn ai cũng khen tấm tắc

Ẩm thực

06:17:22 18/12/2024
Rau muống có thể luộc, xào, làm nộm, dưa muối... đều ngon trong đó rau muống xào tỏi được rất nhiều người yêu thích.
Phim Việt giờ vàng quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, nam chính lột xác visual nhờ "nhuộm da"

Phim Việt giờ vàng quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, nam chính lột xác visual nhờ "nhuộm da"

Hậu trường phim

06:00:26 18/12/2024
Dù là bộ phim duy nhất do VFC sản xuất lên sóng trên khung giờ vàng hiện tại nhưng thành tích của Không Thời Gian lại không cao.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

05:22:05 18/12/2024
Tuy nhiên, thực tế cho thấy số mắc một số bệnh truyền nhiễm vẫn có xu hướng gia tăng cục bộ tại một số địa phương, đặc biệt với các bệnh đã có vaccine phòng ngừa như sởi, ho gà và bệnh dại.
Kraven the Hunter - Màn chào sân hoành tráng và mãn nhãn của ác nhân Kraven

Kraven the Hunter - Màn chào sân hoành tráng và mãn nhãn của ác nhân Kraven

Phim âu mỹ

23:19:15 17/12/2024
Dù là một phản diện ít được khán giả để ý đến nhưng Sony đã hoàn thành tốt việc đưa Kraven lên màn ảnh rộng qua một Kraven the Hunter theo phong cách hành động bạo lực và mãn nhãn.
1 mét vuông 10 "yêu tinh" Giáng sinh: Sự thật về màn "đụng hàng" quy mô lớn chưa từng thấy của "hội không răng"

1 mét vuông 10 "yêu tinh" Giáng sinh: Sự thật về màn "đụng hàng" quy mô lớn chưa từng thấy của "hội không răng"

Netizen

22:58:42 17/12/2024
Ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết năm, chỉ còn 1 tuần nữa là đến Giáng sinh. Từ trong nhà ra đến ngoài phố, từ biệt thự giới thượng lưu đến các quán cà phê đều trang trí Noel hoành tráng.
Vợ cũ Bằng Kiều tuổi 57: Tôi chỉ muốn được khen đẹp

Vợ cũ Bằng Kiều tuổi 57: Tôi chỉ muốn được khen đẹp

Sao việt

22:48:26 17/12/2024
Ở tuổi này, tôi không cần chứng tỏ mình thành công, giàu có, đã qua thời đó rồi mặc đồ rẻ tiền cũng được - vợ cũ Bằng Kiều nói.
Thần đồng Barcelona chấn thương nặng

Thần đồng Barcelona chấn thương nặng

Sao thể thao

22:16:33 17/12/2024
Thần đồng Lamine Yamal dính chấn thương nghiêm trọng phải nghỉ trận đại chiến Barcelona - Atletico Madrid tại vòng 18 La Liga.
Lý do Wean Lê không mời hết dàn 'Anh trai say hi' vào MV mới?

Lý do Wean Lê không mời hết dàn 'Anh trai say hi' vào MV mới?

Nhạc việt

22:12:44 17/12/2024
Wean Lê tiết lộ muốn mời toàn bộ các anh em trong Anh trai say hi vào MV Thờ ơ nhưng không thể vì xung đột lịch trình.
Nguyên chủ tịch xã ở Nghệ An bị bắt vì buôn ma túy

Nguyên chủ tịch xã ở Nghệ An bị bắt vì buôn ma túy

Pháp luật

22:10:57 17/12/2024
Mùa Dua Thái từng là Chủ tịch xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) bị công an bắt giữ về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt

Thế giới

22:07:53 17/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nên chuẩn bị thỏa thuận với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm.
'Người sói' Hugh Jackman có bạn gái mới

'Người sói' Hugh Jackman có bạn gái mới

Sao âu mỹ

22:06:59 17/12/2024
Hugh Jackman (56 tuổi) trông trẻ trung trong suốt chuyến nghỉ mát, nói với các tay săn ảnh rằng cảm giác trở lại bãi biển giống như thiên đường .