Bác sĩ giải đáp: Có nên lo lắng khi em bé mới sinh hắt hơi liên tục hay không?
Nếu ngồi đếm, có những mẹ thấy bé sơ sinh nhà mình hắt hơi đến 10 lần trong ngày và đôi khi hắt hơi 2 – 3 lần liền một lúc. Liệu có đáng lo ngại?
Trẻ sơ sinh có rất nhiều biểu hiện lạ khiến các bà mẹ lo lắng, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ. Ngoài việc nấc cụt, hay ngáp, ọ ẹ rồi quấy khóc thì những thiên thần bé nhỏ còn thường xuyên hắt hơi. Với trẻ nhỏ, hắt hơi thường là biểu hiện ban đầu của các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nhưng với trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục thì sao, liệu có phải bé sắp ốm hay không?
Tại sao em bé sơ sinh thường xuyên hắt hơi?
Joel Forman, Phó giáo sư khoa nhi và y tế công cộng làm việc tại Trường Y khoa Mount Sinai, New York (Mỹ) giải thích: khi mới sinh, em bé sẽ thở bằng mũi cho đến khi chúng được 3 – 4 tháng tuổi thì bé mới biết thở bằng miệng. Do vậy, bé cần phải làm sạch mũi thường xuyên. Và hắt hơi là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Hắt hơi là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh vì bé cần phải làm sạch mũi thường xuyên (Ảnh minh họa).
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé phải hắt hơi liên tục, bao gồm:
1. Làm sạch tạp chất trong mũi
Trẻ sơ sinh thường thở bằng mũi và phải chờ đến khi được 3 – 4 tháng tuổi, bé mới bắt đầu thở bằng miệng. Và sẽ rất khó để bé thực hiện một sự chuyển đổi đột ngột từ thở mũi sang thở bằng miệng. Do đó, bé cần hắt hơi thường xuyên để làm sạch mũi và tiếp tục với kiểu thở của mình.
2. Do mũi nhỏ
Trẻ sơ sinh có chiếc mũi nhỏ, đồng nghĩa với đường thở nhỏ. Và đường thở hẹp rất dễ thu hút các hạt bụi từ bầu khí quyển. Do đó, em bé bắt buộc phải hắt hơi để làm thông đường mũi.
3. Để thông một bên mũi bị nghẹt
Em bé thường dễ bị nghẹt một bên mũi do khi bú, lỗ mũi của bé ép vào ngực mẹ nên bị xẹp xuống. Điều này gây cản trở quá trình thở của bé. Thế nên, hắt hơi là cách để bé làm thoát khỏi sự tắc nghẽn.
4. Do sự hiện diện của chất kích thích trong không khí
Các chất kích thích như khói thuốc lá, nước hoa, các hạt bụi… có trong không khí cũng có thể khiến bé hắt hơi. Ngoài ra, nếu bé bị nôn trớ sữa, sữa cũng có thể xâm nhập vào mũi của bé và gây ra kích thích. Vì còn quá nhỏ không thể khịt khịt hoặc xì mũi để loại bỏ tạp chất, bé chỉ có thể lựa chọn cách hắt hơi.
Để ngăn chặn điều này, cha mẹ có thể giữ cho ngôi nhà của mình thông thoáng như lắp đặt quạt hút trong nhà hoặc mở cửa sổ thường xuyên để không khí lưu thông tốt hơn.
Video đang HOT
5. Do sốt hoặc bệnh
Hắt hơi ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này bao gồm nhiễm trùng hô hấp trên, hắt hơi, ho và chảy nước mũi. Do hệ thống miễn dịch chưa phát triển, em bé nhỏ có thể bị lây bệnh cảm từ các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ phải đảm bảo rằng bất kỳ ai bế con trên tay đều đã rửa tay đúng cách và phải sử dụng chất khử trùng nếu cần trước khi bế em bé. Mà tốt nhất khi bé có dấu hiệu bị cảm, cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác và được chữa trị kịp thời.
6. Do không khí khô
Vì mũi rất nhỏ nên chất nhầy trong mũi em bé dễ bị khô, nhất là trong những tháng mùa đông hoặc ở những nơi khô ráo hay trong phòng máy lạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé hắt hơi thường xuyên. Để tránh điều này, cha mẹ có thể sử dụng máy xông mũi họng dành cho trẻ sơ sinh, nó sẽ giúp bé không bị khô mũi.
7. Do viêm mũi dị ứng
Nếu bé hắt hơi mọi lúc kèm theo sổ mũi, ho và sốt, thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức (Ảnh minh họa).
Viêm mũi dị ứng cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé thường xuyên hắt hơi. Viêm mũi dị ứng xảy ra do bụi, xơ vải hoặc lông động vật. Cha mẹ có thể phòng tránh bảo vệ con khỏi những tác nhân này bằng cách dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, không cho bé tiếp xúc với các loại vật nuôi.
Khi nào cần đưa trẻ đi tư vấn bác sĩ?
Em bé sơ sinh hắt hơi khá thường xuyên trong một ngày và đôi lúc hắt hơi vài cái liên tục là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu bé hắt hơi mọi lúc kèm theo sổ mũi, ho và sốt, thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức. Ngoài ra, nếu bé thở rất nhanh hoặc thở hổn hển, thì có nghĩa là bé đang bị khó thở, cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện gấp.
Nguồn: Parents, Verywell/toquoc
Mẹo trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả tức thì giúp mẹ vượt qua những ngày mùa đông lạnh giá
Nghẹt mũi, sổ mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ hiện nay, đặc biệt là những bé có sức đề kháng yếu. Thay vì sử dụng các loại thuốc tây hay thuốc kháng sinh, các mẹ có thể thử một số mẹo chữa sổ mũi cho bé vừa hay vừa nhanh khỏi sau đây.
Thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa khiến các bé dễ mắc bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này như: dị ứng, virus cúm xâm nhập,... Nếu sổ mũi do virus gây ra thì việc dùng thuốc tây, thuốc kháng sinh sẽ rất lâu khỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bố mẹ nên áp dụng nhiều mẹo dân gian tại nhà giúp trẻ giảm bớt nghẹt mũi
Mẹo chữa sổ mũi cho bé hiệu quả tức thì
Trước khi quyết định cho con dùng các loại thuốc để trị sổ mũi, mẹ có thể thử một số mẹo dân gian cực hay sau đây:
Bổ sung thực phẩm mát, bổ dưỡng
Bố mẹ nên cho trẻ bú nhiều sữa, uống nhiều nước, nước trái cây mát hoặc súp loãng. Đây là mẹo chữa sổ mũi cho bé cực kì hữu ích giúp dịch mũi lỏng hơn, dễ làm sạch hơn.
Tắm nước ấm cho trẻ
Nước ấm có tác dụng làm lỏng dịch mũi, mẹ sẽ dễ dàng làm sạch và hút mũi hơn cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng.
Các mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm, có thể cho thêm lá tía tô, tinh dầu tràm hoặc xả để tăng hiệu quả.
Nằm cao đầu khi ngủ
Tư thế ngủ cao đầu ngăn nước mũi chảy ngược vào trong giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ nhớ chèn khăn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống.
Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên kê hẳn 1 phần vai của con lên gối để bé không bị mỏi cổ.
Cho bé hỉ mũi
Đây là mẹo chữa sổ mũi cho bé đơn giản và hiệu quả. Mẹ có thể tập cho bé hỉ mũi hợp lý để chấm dứt tình trạng nước mũi thò lò.
Mẹ nên cho trẻ rửa tay sạch sẽ và vứt khăn giấy bẩn vào thùng rác sau mỗi lần hỉ mũi nhé!
Thoa dầu vào 2 lòng bàn chân
Khi bắt đầu có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp xoa nóng khoảng 1 phút vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Biện pháp này rất hiệu quả nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Massage 2 bên sống mũi
Bé bị nghẹt mũi sẽ khó thở hơn. Vì thế, mẹ cần massage cho trẻ bằng cách: dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi. Mẹo chữa sổ mũi cho bé bằng cách massage giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
Đây là mẹo chữa sổ mũi cực hay cho trẻ mà các mẹ cần nhớ
Chườm nước ấm lên tai bé
Hai bên tai là nơi nhiều dây thần kinh điều tiết máu ở mũi, vì vậy, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản giãn ra giúp thông mũi. Các mẹ dùng khăn đã thấm nước ấm và đặt ở tai trẻ khoảng 10-15 phút sẽ giúp con giảm nghẹt mũi đáng kể.
Dùng mật ong và gừng
Mẹ lấy 1 miếng gừng nhỏ, bỏ vỏ, rửa sạch và giã nát. Sau đó, cho vào nồi, đun với một ít nước kèm 1 chút mật ong, khuấy đều rồi cho bé uống 3 lần/ngày. Lưu ý: chỉ cho bé uống mỗi lần 1 muỗng cà phê. Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, tuy nhiên không dùng được cho trẻ dưới 1 tuổi.
Uống trà hoa cúc
Nếu con trên 6 tháng tuổi, các mẹ có thể cho bé uống trà hoa cúc để làm dịu cổ họng bị kích thích bởi chất nhờn.
Cách phòng ngừa sổ mũi cho trẻ
Bố mẹ nên cho trẻ mặc ấm khi đến mùa lạnh nhé!
Để phòng ngừa sổ mũi cho con, cha mẹ nên lưu ý những điều dưới đây:
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phụ huynh nên cho trẻ ngủ đủ giấc và bú mẹ nhiều hơn.
Giữ vệ sinh nhà cửa, không gian xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
Tuyệt đối hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
Theo emdep
Hàng loạt nguyên nhân không ngờ khiến đôi môi của bạn khô nứt nẻ trong mùa này Nếu không muốn gặp phải tình trạng môi bong tróc đến nứt toác trong tiết trời hanh khô này, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân sau để khắc phục đúng cách. Mùa thu luôn là thời điểm dễ chịu nhất trong năm vì không còn cái nắng gay gắt của mùa hè và cũng chưa phải đối diện với cái lạnh rét...