Bác sĩ F0 giấu vợ trong “chuyến công tác” đặc biệt nhất cuộc đời
Phơi nhiễm Covid-19 trong lúc làm việc, các y bác sĩ không may trở thành F0 nhưng vẫn tiếp tục sát cánh cùng đồng đội tại bệnh viện dã chiến.
Tại bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 ( phường An Khánh, TP Thủ Đức), trong hơn 3.000 F0 đang được chăm sóc có những bệnh nhân đặc biệt. Đó là các bác sĩ bị phơi nhiễm Covid-19 trong quá trình tham gia tuyến đầu chống dịch.
Không ngồi yên khi nhìn đồng đội căng sức làm việc 16-20 tiếng mỗi ngày, những “bác sĩ F0″ này cũng xung trận.
F0 thăm khám F0
Đầu giờ sáng, ngay sau khi thức dậy, bác sĩ Nguyễn Đăng Quang lấy điện thoại kiểm tra tin nhắn trên nhóm Zalo của bệnh viện. Mỗi phòng có một tổ trưởng tham gia nhóm. Nếu trong phòng có ai có triệu chứng, trưởng phòng sẽ nhắn ngay vào group cho các y bác sĩ biết.
Ăn vội tô mì, bác sĩ Quang đeo khẩu trang, nón chống giọt bắn rồi rảo bước đến từng phòng thăm khám cho bệnh nhân. Khi F0 có dấu hiệu cần cấp cứu, anh đánh giá sơ bộ tình hình để báo cáo cho đồng nghiệp làm việc ở Bệnh viện Chợ Rẫy trước khi chuyển viện. Nhiều trường hợp do quá lo lắng nên tức ngực, khó thở nên muốn chuyển lên tuyến trên, anh động viên, trấn an tinh thần để họ yên tâm.
Bác sĩ Quang thăm khám cho con trai của chị Giang (Ảnh: Hữu Khoa).
“Chào bác sĩ”, chị Lê Thị Trường Giang một tay bế con trai mới 15 tháng tuổi, tay còn lại mở cửa phòng khi nghe tiếng anh Quang. Đều đặn mỗi ngày, bác sĩ Quang lại đến kiểm tra sức khỏe cho chị và con trai.
“Gia đình cần gì bác sĩ đều giúp nhanh cả. Hàng ngày bác sĩ còn động viên tinh thần cả nhà, nhắc nhở đi ngủ sớm, mặc thêm áo khoác, xin thêm bình siêu tốc cho gia đình nấu mì”, chị Giang kể.
Video đang HOT
Ngoài việc khám bệnh, phát thuốc, anh Quang cũng xin thêm sữa, mì gói nếu bệnh nhân cần ăn nhiều hơn hay tìm sirô ho cho những F0 nhí. “Bệnh nhân biết mình cũng là F0 nhưng họ vẫn tin tưởng lắm”, bác sĩ Quang chia sẻ.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát cuối tháng 5, bác sĩ Quang tạm xa nơi làm việc ở Khoa ngoại chỉnh hình của Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, để tham gia lấy mẫu ở các quận, huyện, cơ quan. Rồi anh chuyển sang làm việc ở khu cách ly tập trung ở ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM.
Tại khu cách ly ký túc xá, bác sĩ Quang tổng hợp danh sách các F1 chuyển thành F0, đặc biệt là những trường hợp đặc biệt như trẻ em, liên hệ các bệnh viện thu dung điều trị. Cứ 7 ngày/lần, nam bác sĩ lại làm xét nghiệm.
Đến ngày 13/7, bác sĩ Quang nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
“Lo nhất khi biết mình dương tính là không biết ai lo cho các F0, đặc biệt mấy em nhỏ. Chứ sức khỏe mình vẫn ổn, vẫn làm việc được”, bác sĩ Quang nhớ lại cảm xúc lúc nhận kết quả xét nghiệm.
Bất đắc dĩ phải rời nhiệm vụ khu cách ly ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM, nam bác sĩ chuyển đến bệnh viện dã chiến số 6. Ngay ngày đầu đến đây, anh chủ động nhắn tin cho giám đốc bệnh viện dã chiến xin nhận bất cứ nhiệm vụ gì có thể làm được để hỗ trợ đồng nghiệp.
Hai “bác sĩ F0″ Nguyễn Đăng Quang (áo đen) và Lê Hồng Phong (áo xanh) (Ảnh: Hữu Khoa).
Chờ ngày được gặp lại vợ con
“Chúng tôi mong người dân đi cách ly ở đây đoàn kết, chia sẻ, hỗ trợ cho nhân viên y tế. Chúng tôi làm việc hết mình nhưng chắc chắn vẫn có sai sót nên mong bà con thông cảm. Còn ở bên ngoài hy vọng mọi người tuân thủ các Chỉ thị của thành phố để sớm kết thúc dịch, trở lại cuộc sống bình thường. Ai xa quê được về gặp gia đình”, bác sĩ Quang nói.
Từ ngày tham gia chống dịch rồi không may mắc Covid-19, hai tháng nay bác sĩ Quang chưa về nhà. Vợ đang mang thai hơn 5 tháng. Chị cũng là bác sĩ nhưng đã về quê với gia đình tại Bến Tre sau khi phải tạm dừng khóa học chuyên khoa vì dịch bệnh. Cả gia đình nam bác sĩ vẫn chưa biết anh trở thành F0.
“Tôi chưa dám nói vì sợ gia đình lo lắng. Hai vợ chồng gọi điện cho nhau mỗi ngày nhưng mình chỉ kể là chuyển công tác sang bệnh viện dã chiến”, bác sĩ Quang nói.
Hy vọng kết quả xét nghiệm sắp tới âm tính nhưng bác sĩ Quang chưa nghĩ đến việc về nhà nghỉ ngơi. “Nếu vẫn còn bệnh viện dã chiến, khu cách ly, mình vẫn ở lại với anh em. Khi nào dịch ổn hết, tôi mới tính về quê thăm gia đình”, bác sĩ khẳng định.
Bác sĩ Quang kiểm tra các trường hợp F0 có triệu chứng ở bệnh viện dã chiến (Ảnh: Hữu Khoa).
Cũng làm việc tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, bác sĩ Lê Hồng Phong cũng trở thành “bác sĩ F0″ như đồng nghiệp và ở cùng phòng với bác sĩ Quang. Bác sĩ Phong cũng hỗ trợ thăm khám, phát thuốc, tư vấn cho các trường hợp F0 xuất hiện triệu chứng trong bệnh viện dã chiến.
Từ khi dịch bệnh tại TPHCM bùng phát, anh Phong đã ở lại bệnh viện vì sợ lây nhiễm cho vợ con. Tham gia hỗ trợ các hoạt động lấy mẫu, tiêm chủng, nam bác sĩ cũng không biết chính xác mình lây nhiễm từ ai khi nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Gần hai tháng không về nhà dù chỉ cách bệnh viện vài km, anh chỉ biết gọi video cho vợ con mỗi tối. “Hai đứa con bảo giận ba vì lâu quá ba không chịu về”, bác sĩ Phong bùi ngùi kể.
Trong bệnh viện dã chiến, còn một vài trường hợp nhân viên y tế cũng là F0 như bác sĩ Quang hay bác sĩ Phong. Không phải ai cũng may mắn không xuất hiện triệu chứng. Một số người sốt, ho, mệt mỏi, mất vị giác, chán ăn. Các y bác sĩ, điều dưỡng nấu thêm món ăn chia sẻ cùng nhau, cùng động viên từng người ăn uống đủ chất, tập thể dục trong phòng.
Với họ, mong muốn lớn nhất lúc này là sớm khỏe mạnh hoàn toàn để đủ sức sát cánh cùng đồng nghiệp tiếp tục cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh tại TPHCM.
'TP HCM còn 26 ổ dịch đang hoạt động'
TP HCM còn 26 ổ dịch đang hoạt động gồm: 6 tại chợ, 12 tại khu dân cư, còn lại ở khu công nghiệp; 24 giờ qua, không phát sinh ổ dịch mới.
Thông tin được bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), cho biết tại cuộc họp báo về tình hình Covid-19 trên địa bàn, tối 13/7.
Thành phố hiện có 70 ổ dịch. Ngoài các ổ dịch đang hoạt động, 44 ổ đã ổn định. Từ 6h ngày 12/7 đến 6h hôm nay TP HCM ghi nhận 1.602 ca mắc mới. "Đa số trường hợp được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa, phần phát hiện ngoài cộng đồng ít hơn hôm qua. Đây là diễn tiến tự nhiên của bệnh", ông Tâm nói.
Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM Nguyễn Hồng Tâm. Ảnh: Mạnh Tùng.
Các ca nhiễm mới được ghi nhận ở tất cả quận, huyện. Trong đó, cao nhất là TP Thủ Đức với 175 trường hợp được phát hiện tại Khu Công nghệ cao. "Khu vực này đã được phong tỏa từ trước. Ngành y tế truy vết quyết liệt nên phát hiện nhiều ca nhiễm. Chuỗi lây nhiễm này đã được khống chế", ông Tâm nói.
Liên quan chuỗi lây nhiễm tại Khu chế xuất Tân Thuận, ông Tâm cho biết đã ghi nhận hơn 400 ca tại 50 công ty và "tình hình đến nay đã được khống chế ổn định".
TP HCM có 19 bệnh viện dã chiến đang hoạt động và đang thiết lập thêm 5 bệnh viện nữa. 24 bệnh viện này có công suất 44.890 giường, đang điều trị cho 16.757 bệnh nhân. Ngoài ra, 10 khu cách ly tập trung với tổng công suất 15.080 giường đang cách ly 7.977 người.
Đến tối nay, TP HCM ghi nhận 16.573 ca nhiễm; 14.586 người đang cách ly tập trung, 37.025 trường hợp đang cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Trong đó, Bình Tân là địa phương có số ca nhiễm nhiều nhất với 2.141; tiếp theo là Bình Chánh 2.005 ca; TP Thủ Đức 1.648 ca; quận 8 với 1.601 ca, Hóc Môn 1.128 ca.
Ổ dịch 400 ca ở khu chế xuất Tân Thuận đã được khống chế Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cung cấp thông tin trên tại cuộc họp báo chiều 13/7. Theo bác sĩ Tâm, ca F0 đầu tiên của ổ dịch khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) được phát hiện ngày 25/6 là một nhân viên làm việc tại một công ty tại khu...