Bác sĩ Đồng Tháp chế tạo robot phục vụ bệnh nhân cách ly
Một bác sĩ công tác tại Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc chế tạo thành công robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly. Đáng nói số tiền làm ra robot này chưa tới 2 triệu đồng.
Ngày 19/3, 164 công dân Việt Nam từ Anh trở về Việt Nam sau đó được đưa đến Trường Quân sự tỉnh Đồng Tháp (đóng trên tại TP Sa Đéc) cách ly 14 ngày theo quy định Bộ Y tế. Đến chiều 22/3, Viện Pasteur có kết quả xét nghiệm các công dân này và phát hiện 4 trường hợp dương tính với virus SARS-coV-2.
Bác sĩ Lâm điều khiển robot phục vụ bệnh nhân Covid-19
Ngay sau đó, lãnh đạo Đồng Tháp họp khẩn trong đêm và cấp tốc đưa 4 trường hợp dương tính với virus SARS-coV-2 sang Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc điều trị. Từ thời gian này, mỗi ngày nhân viên y tế phải ra vào khu cách ly và tiếp xúc với bệnh nhân khoảng 4 – 5 lần, nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
Robot do bác sĩ Lâm chế tạo có thể vận chuyển trọng lượng trên 10kg nên có thể thay thế các y tá, điều dưỡng vận chuyển thức ăn, đồ dùng… cho bệnh nhân ở những khu cách ly
Từ thực tế đó, Bác sĩ Lê Ngọc Lâm – khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc đã nghiên cứu, sáng tạo thiết bị y tế “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly” nhằm hạn chế số lần nhân viên y tế phải tiếp xúc với bệnh nhân và trực tiếp phục vụ cho quá trình điều trị, cách ly bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại khu điều trị cách ly của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc.
Chia sẻ về thời gian chế tạo ra robot, bác sĩ Lâm cho biết, sau khi được lãnh đạo đơn vị ủng hộ, sau hơn 2 ngày nghiên cứu, trực tiếp thiết kế, thi công… bác sĩ Lâm đã hoàn thành robot “vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly”. Robot có thể đảm nhận việc mang thực phẩm, thuốc uống đến cho người đang điều trị tại khu cách ly y tế.
Robot vận chuyển, phục vụ bệnh nhân ở khu cách ly do Bác sĩ Lâm sáng chế nhìn nhỏ gọn nhưng có nhiều công năng hữu ích
Theo bác sĩ Lâm, robot nặng 4,5kg nhưng có khả năng vận chuyển vật có trọng lượng 10kg. Robot nhỏ gọn dễ dàng di chuyển ở những không gian nhỏ hẹp. Đặc biệt, robot được cài đặt chế độ khi đến đúng phòng, sẽ phát ra nhạc hiệu thông báo cho người bên trong ra nhận. Toàn bộ thao tác này được điều khiển từ xa thông qua hình ảnh tương thích trên điện thoại di động.
Mặc dù robot do bác sĩ Lâm sáng chế ra có nhiều tính năng và hữu dụng, nhất là trong môi trường phục vụ ở khu cách ly nhưng chi phí để tạo ra robot chưa tới 2 triệu đồng.
Trước sáng kiến hữu ích của bác sĩ Lâm, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Lâm Thái Thuận trao bằng khen cho bác sĩ Lâm
Trước sáng kiến hữu ích của bác sĩ Lâm, chiều 03/4, ông Nguyễn Lâm Thái Thuận – Giám đốc Sở Y tế đến trao Giấy khen cho Bác sĩ chuyên khoa I Lê Ngọc Lâm (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa Khoa Sa Đéc) về thành tích đột xuất trong nghiên cứu, sáng tạo thành công “Robot vận chuyển phục vụ cho bệnh nhân khu cách ly”.
Tại buổi khen thưởng, bác sĩ Thuận, chia sẻ: “Sáng kiến của bác sĩ Lâm không chỉ đáp ứng kịp thời, hạn chế số lần tiếp xúc với bệnh nhân và trực tiếp phục vụ cho quá trình điều trị, cách ly bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại khu điều trị cách ly của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc. Sáng kiến này còn thúc đẩy cho phong trào thi đua lao động sáng tạo trong lực lượng y tế tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19″.
Thay mặt Hội đồng thi đua khen thưởng Sở Y tế Đồng Tháp, bác sĩ Thuận trao Giấy khen, tiền thưởng của Sở Y tế cho bác sĩ Lâm. Đồng thời, bác sĩ Thuận cũng trao thưởng cho e kíp thầy thuốc tham điều trị thành công nhóm bệnh nhân dương tính với virus Covid-19.
Nguyễn Hành
Thêm một trường học chế tạo robot phục vụ khu cách ly Covid-19
Trường CĐ Công nghiệp Huế vừa chế tạo thành công, đưa một robot vào vận hành phục vụ người cách ly y tế tập trung tại Bệnh viện TP.Huế.
E-kip sản xuất robot rà soát lần cuối trước khi chuyển giao chính thức cho Bệnh viện TP.Huế - ĐÌNH TOÀN
Robot đã được khoa Điện - điện tử của Trường CĐ Công nghiệp Huế chế tạo, hoàn thiện trong khoảng 10 ngày kể từ khi lên ý tưởng. Ngay sau khi hoàn tất, thử nghiệm, con robot được chuyển giao cho Bệnh viện TP.Huế để phục vụ khu cách ly tập trung phòng chống dịch Covid-19.
Cận cảnh robot phục vụ người cách ly do Covid-19 ở Huế
Lắp hệ thống thu phát tín hiệu giúp robot tự hành vận chuyển vật dụng - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Cụ thể robot có thể thay cho con người làm một số việc vận chuyển đồ dùng, tư trang thiết yếu tại các khu cách ly tập trung có nhiều người nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19. Robot được làm bằng inox, ba tầng, chiều cao khoảng 80cm, chiều ngang khoảng 45cm; có 3 bánh xe dây xích và vận hành bằng nguồn ắc quy 12 vol. Robot được điều khiển thông qua ứng dụng (app) trên hệ điều hành Android của điện thoại đi động thông mình có kết nối wifi .
Giáo viên hướng dẫn sử dụng điều hành robot cho nhân viên y tế Bệnh viện TP.Huế - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
"Từ thực tiễn vận hành của bện viện, thời gian tới chúng tôi sẽ nâng cấp một số tính năng để dần tự động hóa nhiều hơn đối với robot này. Chẳng hạn cập nhật thêm tính năng như chạy tự động dò bằng đường, đo nhiệt độ bệnh nhân hay các cảm biến khác để cùng hỗ trợ các y bác sĩ tuyến đầu" - ông Trần Hữu Châu Giang, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Với 3 tầng, tải trọng 20-30kg robot là phương tiện hữu ích thay thế một số việc giúp nhân viên y tế trong khu cách ly tập trung - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Với khả năng mang trên mình trọng lượng 20-30kg, có thể xoáy 360 độ, robot không chỉ mang thuốc, một số vật tư y tế mà có thể mang thức ăn nước uống chăn chiếu mùng mền đi vào các khu cách ly thậm chí một số lối nhỏ để cung ứng đồ dùng cho bệnh nhân, từ đó hạn chế sự tiếp xúc không cần thiết của nhân viên y tế, lực lượng phòng chống dịch với bệnh nhân.
Điều khiển robot đưa đồ dùng vào khu cách ly cho bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19 - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó giám đốc Bệnh viện TP.Huế (Trung tâm Y tế TP.Huế), cảm kích và cho biết. "Chúng tôi cũng mong Trường CĐ Công nghiệp phát triển hơn nữa con robot này để tiện dụng trong công tác điều trị những ca F1 có thể đến điều trị ở Trung tâm Y tế TP.Huế".
HueIC đang hi vọng có sự hỗ trợ kinh phí từ các mạnh thường quân để tối ưu hóa hơn nữa; sản xuất số lượng lớn robot phục vụ các cơ sở y tế tuyến đầu chống dịch - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Theo e-kip sản xuất, những tính năng có thể tối ưu sắp tới với robot là làm sao nhân viên y tế chỉ ngồi ở phòng làm việc điều khiển robot qua màn hình máy tính hoặc điện thoại; lắp thêm hệ thống âm thanh báo hiệu để bệnh nhân biết và nhận vật dụng; đặc biệt là robot sẽ có thể đo thân nhiệt cho bệnh nhân và truyền dữ liệu tự động về máy tính. Hiện chi phí một chú robot khoảng 10 triệu đồng thiết bị, vật tư, chưa tính những chi phí khác.
Trước đó Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) cũng sàn xuất robot BK-AntiCovid để phục vụ ở khu vực cách ly của.Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng
Nhân viên y tế Bệnh viện TP.Huế phun hóa chất khử trùng tiêu độc khu vực cách ly nhiều bệnh nhân để theo dõi, kiểm soát dịch bệnh Covid-19 - Ảnh: ĐÌNH TOÀN
Bệnh viện TP.Huế thuộc Trung tâm Y tế TP.Huế là cơ sở y tế chăm lo sức khỏe cho người dân toàn TP.Huế. Được biết, hiện Bệnh viện TP.Huế có 20 người cách ly y tế tập trung thuộc mức F1 do tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19, 15 người trong số đó sẽ hoàn thành cách ly 14 ngày trong đầu tuần tới.
ĐH Đà Nẵng thưởng nóng sáng chế robot phục vụ khu cách ly Giám đốc ĐH Đà Nẵng vừa trao khen thưởng nóng 10 triệu đồng cho sáng chế robot phục vụ khu cách ly của Trường ĐH Bách khoa. Sáng 30/3, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc ĐH Đà Nẵng đã trao khen thưởng nóng 10 triệu đồng đến khoa Cơ Khí, Trường ĐH Bách khoa-ĐH Đà Nẵng, về kết quả nghiên cứu chế...