Bác sĩ Đà Nẵng lên đường chi viện cho Bắc Giang chống dịch bằng cả trái tim
“Chúng tôi sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào để tiếp sức đồng nghiệp ở Bắc Giang bằng cả trái tim của mình”, bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, trưởng đoàn y, bác sĩ Đà Nẵng chi viện Bắc Giang chia sẻ.
Chiều mai, 31/5, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng lên đường chi viện Bắc Giang chống dịch Covid-19 vào chiều mai 31/5.
Bác sĩ Lê Đức Nhân – Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng – cho biết đây là những bác sĩ, điều dưỡng giỏi, đã có kinh nghiệm chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng trong các đợt dịch vừa qua xảy tra trên địa bàn thành phố.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng tặng quà cho đoàn y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng trước khi lên đường chi viện cho Bắc Giang chống Covid-19.
Ê kíp y bác sĩ chi viện cho Bắc Giang gồm 3 bác sĩ và 7 điều dưỡng hồi sức tích cực do bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng – Phó Khoa Hồi sức tích cực – chống độc (Bệnh viện Đà Nẵng) làm trưởng đoàn. Đoàn được tăng cường đến Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang – nơi điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng.
Trước khi lên đường, bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng chia sẻ: “Trong đợt dịch này, Bắc Giang là tâm dịch rất nặng nề. Là đồng nghiệp, chúng tôi sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào để chi viện, tiếp sức y, bác sĩ ở Bắc Giang bằng cả trái tim của mình. Với kinh nghiệm điều trị Covid-19, chúng tôi mong muốn cùng đồng nghiệp chiến thắng trong đợt dịch này”.
Bác sĩ Hùng cũng nhắn nhủ người dân cố gắng hợp tác với cơ quan chức năng để những lực lượng chống dịch sớm được về với gia đình.
Video đang HOT
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng – Phó Khoa Hồi sức tích cực – chống độc (Bệnh viện Đà Nẵng) và các đồng nghiệp sẵn sàng lên đường chi viện cho Bắc Giang với cả trái tim.
Là một trong những người xung phong chi viện, tiếp sức đồng nghiệp ở tỉnh bạn, điều dưỡng Võ Thị Hoài Thương (Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, nhà chị có 2 mẹ con, chồng đã mất cách đây mười mấy năm do bệnh hiểm nghèo.
Để yên tâm lên đường hỗ trợ Bắc Giang chống dịch Covid-19, chị Thương phải gửi con gái về quê ngoại ở Quảng Nam, nhờ ông bà trông nom cháu.
“Tôi đã có kinh nghiệm chăm sóc cho các bệnh nhân Covid-19 trong đợt dịch năm ngoái. Vì vậy, lần đi này, tôi rất vững vàng và sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ Bắc Giang vượt qua dịch bệnh”, điều dưỡng Thương chia sẻ.
Điều dưỡng Võ Thị Hoài Thương (Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng) đã gửi con về quê để xung phong đi chống dịch.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng ghi nhận tinh thần trách nhiệm và nghĩa tình các y bác sĩ sẵn sàng lên đường chi viện cho tỉnh bạn, trước tình hình dịch bệnh trên cả nước diễn biến phức tạp
“Chúng tôi trân trọng và tuyên dương tinh thần tự nguyện của các anh chị em y, bác sĩ, những người ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 của Đà Nẵng”, ông Quảng nói.
Ông Quảng đề nghị ngành y tế quan tâm, tạo điều kiện cho các thành viên trong đoàn hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời động viên gia đình để các y, bác sĩ yên tâm công tác.
Bác sĩ TP.HCM cạo trọc đầu trước khi đến Bắc Giang hỗ trợ chống dịch
Trước khi lên đường đến Bắc Giang tham gia phòng, chống dịch, bác sĩ Hiệu quyết định cạo trọc đầu cho đỡ nóng và vướng víu khi làm việc.
Đáp ứng lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cả nước cùng "chung tay" với Bắc Giang dập tắt dịch Covid-19, ngày 29/5, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã cử 3 nhân viên y tế lên đường hỗ trợ tỉnh bạn chống dịch, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bác sĩ Đặng Minh Hiệu, Khoa Gây mê Hồi sức là một trong những bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tình nguyện đăng ký tham gia tuyến đầu chống dịch Covid-19. Trước ngày lên đường, anh quyết định cạo trọc đầu cho đỡ nóng và vướng víu khi phải mặc bộ đồ bảo hộ.
Bác sĩ Hiếu khi chưa cạo trọc đầu. Ảnh: BVCC.
Nam bác sĩ chia sẻ: "Ngày ngày theo dõi tin tức từ tâm dịch, thấu hiểu được sự phức tạp của đợt dịch lần này, niềm khao khát được góp sức cùng các đồng nghiệp nơi tuyến đầu trong tôi ngày một lớn. Tôi chỉ mong đến ngày có lệnh điều động để bản thân có thể thực hiện được lý tưởng của tuổi trẻ, được cống hiến hết mình cho cuộc chiến chống đại dịch, sớm trả lại cuộc sống bình yên cho người dân".
Nhìn từng lọn tóc của bác sĩ Hiệu rơi xuống, PGS.TS.BS Lê Minh Khôi, Trưởng phòng Khoa học Đào tạo Bệnh viện không dấu được sự xúc động. Ông chia sẻ: "Có những con người bình thường không hoa mỹ, không đao to búa lớn, đã đứng lên trong những thời khắc nguy nan như thế này".
"Một tấm ảnh hơn ngàn lời nói. Có lẽ nói nhiều nữa cũng bằng thừa. Nụ cười ấy, ánh mắt ấy, tâm thế ấy đã vượt lên trên tất cả những mỹ từ đẹp đẽ nhất. Cảm ơn em, một người thầy thuốc trẻ trong trăm ngàn người thầy thuốc Việt Nam".
Bác sĩ Hiệu cười hạnh phúc khi cạo trọc đầu trước khi lên đường đến Bắc Giang.
Bác sĩ Khôi cho biết, 21h tối nay (29/5) bác sĩ Hiệu sẽ cùng ThS. BS Huỳnh Phương Nguyệt Anh, Khoa Chấn thương chỉnh hình và ThS.DS Trương Văn Đạt (Bí thư Đoàn trường Đại học Y Dược TP.HCM) sẽ lên đường chi viện cho tâm dịch Bắc Giang.
Như vậy, đây là đoàn bác sĩ thứ 2 của TP.HCM chi viện cho tâm dịch Bắc Giang. Trước đó, ngày 26/5, 13 thành viên đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã xuất phát lên đường đến Bắc Giang.
Bắc Giang hiện là điểm nóng bùng phát dịch Covid-19, với tổng số ca nhiễm tính từ ngày 27/4 đến nay là 1.927 ca. Những ca bệnh này chủ yếu là công nhân ở các khu công nghiệp ở huyện Việt Yên. Ngoài ra, tỉnh còn tiếp tục ghi nhận những ca F0 ngoài cộng đồng là giáo viên, nông dân, người thân của các công nhân làm việc trong khu công nghiệp.
Bắc Giang thêm 4 bác sĩ, nhân viên y tế nhiễm Covid-19, bệnh viện quá tải Số ca nhiễm mới tăng nhanh, các bệnh viện quá tải, hiện đã có 4 bác sĩ, nhân viên y tế bị lây nhiễm trong khu điều trị. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Giang cho biết, đến 17h30, ngày 26/5, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận 1.567...