Bác sĩ da liễu nói về việc điều trị bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi, nhưng trong y học hiện đại có thể giảm thiểu biểu hiện của bệnh này và giảm tái phát. Tiến sĩ y tế, bác sĩ da liễu cao cấp, chuyên viên về tóc và da đầu, chuyên gia thẩm mỹ Natalia Kozlova đã nói về điều này.
Theo lời chuyên gia, có nhiều giả thuyết khác nhau về sự xuất hiện của căn bệnh: do tính nhạy cảm di truyền và tình huống căng thẳng, rối loạn chuyển hóa. Bệnh nghiêm trọng thường xảy ra ở những người bị suy giảm miễn dịch nặng. Ngoài ra, trong trường hợp ban đỏ nặng, có thể xác nhận cấp độ tàn phế- ví dụ, khi một người có hơn 90% da và khớp bị tổn thương.
“Cần điều trị bệnh toàn diện, theo chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh trong quá trình. Trong điều trị bệnh vẩy nến cũng sử dụng phương pháp vật lý trị liệu. Nhưng việc tự tiện sử dụng thuốc và không được kiểm soát là không thể chấp nhận được trong mọi trường hợp”, bác sĩ cảnh báo.
Kozlova nhấn mạnh rằng những người mắc bệnh vẩy nến có thể có một cuộc sống bình thường khi bệnh thuyên giảm lâu dài, nếu điều trị bắt đầu đúng thời điểm và được thực hiện toàn diện với liệu pháp hỗ trợ thêm.
Chuyên gia nói rõ rằng bệnh vẩy nến không gây ra các bệnh kèm theo, nhưng gây ra khó chịu cho cả người bệnh và những người xung quanh bệnh nhân, và điều này, ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý và có thể dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng. Bác sĩ lưu ý rằng trong trường hợp này, bệnh nhân cần sự giúp đỡ của chuyên gia trị liệu tâm lý.
Bệnh vẩy nến là một bệnh về da mãn tính gây đỏ, ngứa và xuất hiện các mảng vảy – tổn thương trên bề mặt da. Nó có thể ảnh hưởng đến cả móng tay và các khớp nhỏ, chẳng hạn như ngón tay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 2% số người sống trên thế giới mắc phải căn bệnh này.
Nó xảy ra với các giai đoạn trầm trọng có thể gây ra do tình huống căng thẳng, không thích nghi với khí hậu, những ổ nhiễm trùng mãn tính, sai sót trong chế độ ăn uống, hút thuốc và tiếp xúc với các chất kích thích. Theo phân loại, đây không phải bệnh nhiễm trùng, nhưng nó là một trong những bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh ngoài da.
Video đang HOT
M.P
Theo Sputnik/Dân trí
Chồng 38 tuổi suy thận, phải lọc máu suốt đời vì uống thứ này 'chiều' vợ
Người đàn ông 38 tuổi, gầy gò đang nằm trên giường bệnh, sau nhiều năm, việc lọc máu mỗi tuần với anh đã trở thành thói quen.
Tại sao Tiểu Đỗ bị suy thận?
Tiểu Đỗ quen biết vợ tại nơi làm việc, sau 2 năm quen nhau họ kết hôn và có em bé. Tuy nhiên, những năm gần đây vợ anh luôn than phiền chuyện phong the của chồng không tốt và đối với Tiểu Đỗ ngày càng lạnh nhạt. Anh lo lắng việc bất hòa về tình dục của hai vợ chồng có thể dẫn đến ly hôn liền tìm kiếm các loại thuốc bổ thận tráng dương trên mạng, thậm chí cả thuốc kích dục. Sau khi uống một thời gian, cảm thấy có hiệu quả, tình cảm vợ chồng đi lên, Tiểu Đỗ đều đặn sử dụng thuốc trong vài năm liền.
Tuy nhiên, vài tháng trước, Tiểu Đỗ có triệu chứng mệt mỏi, đi tiểu ít, ngày 1-2 lần, nhưng anh không quan tâm nhiều. Tình trạng này kéo dài được vài tháng, đến một ngày Tiểu Đỗ đột nhiên xuất hiện triệu chứng đi tiểu máu mới lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, Tiểu Đỗ được chẩn đoán mắc bệnh suy thận, có thể cần phải lọc máu suốt đời.
Bác sĩ thẳng thắn nói: Thủ phạm gây tổn thương thận chính là do bệnh nhân uống quá nhiều thuốc. Một số loại thuốc bổ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thuốc kích dục... mà Tiểu Đỗ uống đều chuyển hóa qua thận để giải độc, thời gian dài sử dụng sẽ gây gánh nặng cho thận, dẫn đến rối loạn chuyển hóa thận, kích thích thận, gây viêm thận, tổn thương cầu thận, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh urê huyết, cuối cùng dẫn đến suy thận.
Chính các loại thuốc chăm sóc sức khỏe khiến Tiểu Đỗ bị suy thận
Do đó, các bác sĩ nhắc nhở, nếu bạn có vấn đề về thận, không được trì hoãn bệnh, cần tìm tư vấn y tế kịp thời và sử dụng thuốc hợp lý.
Những thói quen sau đây cũng gây hại lớn cho thận
1, Dùng các loại đồ uống để thay thế nước lọc
Uống 1 cốc nước có ga mỗi ngày làm tăng 20% nguy cơ suy thận. Các chất có hại trong các loại đồ uống thúc đẩy bài tiết canxi ra ngoài, dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận, gây gánh nặng cho quá trình trao đổi chất của thận và đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh thận.
2, Thường xuyên nhịn tiểu
Nước tiểu là một chất độc trong cơ thể con người, và việc đi tiểu không kịp thời, nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang. Từ đó gây tắc nghẽn đường tiết niệu, cơ thể tái hấp thu chất độc và sản xuất một lượng lớn vi khuẩn và vi rút, gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận và giảm chức năng thận.
3, Ăn quá mặn
90% lượng muối của cơ thể được chuyển hóa qua thận và ăn muối quá nhiều chính là đang gây gánh nặng cho thận. Natri nước mất cân bằng, dẫn đến sự tích tụ natri, khiến quá trình chuyển hóa nước bất bình thường, dẫn đến cơ thể phù nề.
4, Thường xuyên thức khuya
Người hiện đại có thói quen thức khuya, trong khi đó thời gian để thận sửa chữa là khi cơ thể ở trạng thái ngủ. Do đó, thức khuya, làm tổn thương tinh khí và chất lỏng của thận, tiêu hao khí thận, cuối cùng dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Hà Vũ (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
"Bàn tay vàng" phẫu thuật tiết niệu tâm đắc với cách chữa sỏi thận, tiết niệu mới Sỏi thận, tiết niệu có trong cơ thể 3% dân số Việt, với khả năng gây hại rất nghiêm trọng cho người bệnh. Đáng mừng là y học hiện đại đã có nhiều cách loại bỏ sỏi ưu việt, trong đó có phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể với ưu điểm không cần mổ. Bác sĩ Phạm Huy Huyên - phó Chủ...