Bác sĩ cứu sống bệnh nhân trong gang tấc dù không chạm mặt
Đo điện tim ở trạm y tế xã, bệnh nhân được các chuyên gia tim mạch ở bệnh viện trung ương đọc và trả kết quả chỉ trong vòng 6 phút.
Bệnh viện Đa khoa Mường Khương ( Lào Cai) – bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Đại học Y Hà Nôi – vừa triển khai ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh lý tim mạch nhờ giải pháp điện tâm đồ từ xa Tele-ECG.
Với công nghệ này, người bệnh dù đến đo điện tim ở Bệnh viện Đa khoa Mường Khương, vẫn có thể được các chuyên gia tim mạch của Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đọc, trả kết quả, hội chẩn. Qua đó, phát hiện ngay các trường hợp có nguy cơ nhồi máu cơ tim sớm.
Hệ thống này gồm máy điện tim, bộ kết nối và gửi dữ liệu của người bệnh qua mạng 3G/4G và hệ thống phần mềm.
Người dân xã Nam Thái, Nam Đàn, Nghệ An được ghi điện tim bằng hệ thống điện tâm đồ từ xa Tele-ECG. Ảnh: PV.
Video đang HOT
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong các bệnh lý về tim mạch thì nhồi máu cơ tim là nguy hiểm nhất, nguyên nhân tử vong hàng đầu. Bệnh có tỷ lệ mắc cao và ngày càng tăng. Với bệnh nhồi máu cơ tim cấp, thời gian chính là sự sống. Do đó, việc phát hiện sớm, can thiệp sớm có ý nghĩa sống còn với người bệnh.
Thống kê tại Viện Tim mạch quốc (Hà Nội) gia cho thấy chỉ có gần 2% bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến sớm trong khoảng “thời gian vàng” là 2 tiếng đầu. Số người đến viện trước 12 giờ là khoảng 40%. Bệnh nhân đến quá muộn thường không thể bảo toàn tính mạng hoặc để lại di chứng nặng nề.
Vì thế, PGS Hiếu cho rằng công nghệ chẩn đoán bệnh từ xa này sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp có bệnh lý tim mạch nguy hiểm, cần can thiệp sớm như nhồi máu cơ tim. Trong những trường hợp ở vùng sâu, vùng xa không có chuyên gia, bác sĩ, chỉ cần kỹ thuật viên với sự giúp đỡ của các chuyên gia tuyến trên cũng có thể phát hiện ra các bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
“Điện tim từ xa cũng có thể giúp loại trừ những trường hợp không cần thiết lên tuyến trên đi xa, vất vả, tốn tiền. Đồng thời cũng giúp thống nhất phương pháp điều trị giữa các tuyến, giảm thiểu các trường hợp chẩn đoán không đúng, nâng cao trình độ của cán bộ y tế”, PGS Hiếu chia sẻ.
Trước đó, hệ thống này đã được thí điểm tại 6 xã của huyện Nam Đàn, Nghệ An, giúp phát hiện một số trường hợp bất thường, thiếu máu cục bộ, rung nhĩ cần can thiệp ngay.
Theo Zing.vn
Nhồi máu cơ tim cấp hiếm gặp ở trẻ em
Được biết nhồi máu cơ tim cũng xảy ra ở trẻ em phải không? Nguyên nhân ở người lớn là do xơ vữa mạch vành, vậy trẻ em có như vậy không?
(Lý Văn Ba - Vĩnh Long)
Nhồi máu cơ tim cấp thường được nhắc đến ở người trưởng thành và nhất là người lớn tuổi. Nhiều người nghĩ rằng nhồi máu cơ tim cấp không xảy ra ở trẻ em nhưng thực tế chứng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Chúng ta thấy rằng có nhồi máu cơ tim cấp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng ở trẻ em thì rất hiếm. Trong khi ở người lớn thì nhồi máu cơ tim là bệnh động mạch vành mắc phải, có sự tích tụ nguy cơ trong cuộc sống tạo thành các mảng xơ vữa gây nên sự co thắt mạch vành hoặc huyết khối. Ở trẻ em thì không giống như vậy, hay gặp nhất là do bất thường mạch vành hoặc tình trạng viêm cấp của động mạch vành. Do bệnh hiếm xảy ra ở trẻ em nên đứng trước một bệnh nhi bác sĩ rất ít khi nghĩ đến bệnh này.
Ảnh minh họa
Nếu bệnh nhân không bị đột tử có một số triệu chứng không được đặc hiệu lắm: đau ngực, hồi hộp, khó thở, chóng mặt, rối loạn ý thức, ngất, da lạnh... ở trẻ quá nhỏ có thể chỉ thấy khó thở, ói, bỏ bú hay bú khó. Với những triệu chứng không đặc hiệu khi trẻ càng nhỏ tuổi và thường bị chẩn đóan nhầm sang bệnh khác, nếu được chẩn đoán đúng bệnh thì đã quá trễ. Chẩn đoán được bệnh bằng điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc thông tim. Một số trường hợp chỉ xác định được khi mổ tử thi.
Nguyên nhân gây bệnh tùy từng lứa tuổi khác nhau:
- Đối với lứa tuổi sơ sinh thường thể hiện bằng những cái chết không giải thích được nguyên nhân, nguyên nhân do bất thường của động mạch vành (động mạch vành trái bắt nguồn từ động mạch phổi thay vì từ động mạch chủ như người bình thường); Nguyên nhân hẹp lỗ động mạch vành sau sự chuyển vị động mạch lớn trong thời kỳ bào thai, vài năm sau khi ra đời sẽ có hiện tượng xoắn vặn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim (cũng có thể kết hợp với dãn gốc động mạch chủ).
- Ở trẻ nhỏ thường gặp do huyết khối tắc nghẽn động mạch vành trong bệnh Kawasaki; sự suy yếu động mạch vành có thể gặp ở trẻ lớn trong hội chứng Marfan, viêm động mạch Takayasu, họai tử trung tâm nang với dãn gốc động mạch chủ, dị dạng phình mạch, bóc tách động mạch vành; Mặc dù hiếm nhưng chấn thương tim có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và tình trạng xơ vữa động mạch ở thiếu niên được ghép tim khi dùng thuốc ức chế miễn dịch.
BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ
Theo suckhoedoisong
Những bệnh nhân nhập viện Bạch Mai do nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người' Whitmore giờ ra sao? "Các bệnh nhân hiện ổn định, một số được cho về nhà tiếp tục duy trì điều trị thuốc", bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho biết. Ngày 18/9, thông tin về sức khỏe những bệnh nhân nhập viện do nhiễm vi khuẩn Whitmore tháng 8 vừa qua tại Bệnh viện Bạch Mai, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh...