Bác sĩ cứu người, ai cứu bác sĩ?
2.000 cán bộ, nhân viên y tế bị ung thư, hàng trăm người bị bạo hành khi đang cấp cứu cho người bệnh, thậm chí đã có bác sĩ tử vong do bị người nhà bệnh nhân bạo hành.
Có thể nói, môi trường làm việc của cán bộ y tế đang rất áp lực vì quá tải, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị và các phương tiện phòng hộ.
Hành vi tấn công bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tháng 4/2018. Hình ảnh cắt ra từ Clip.
Nghề nguy hiểm, nhiều rủi ro
PGS.TS Doãn Ngọc Hải – Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đã nêu lên thực trạng qua một nghiên cứu được tiến hành tại 132 cơ sở y tế, phỏng vấn 9.437 nhân viên y tế, khám lâm sàng và xét nghiệm 2.000 người. Kết quả cho thấy, có 28,6% nhân viên thuộc hệ điều trị và 25,9% ở hệ dự phòng mắc một số bệnh mãn tính như loét dạ dày, cao huyết áp, bướu cổ, tiểu đường, viêm gan; 17,2% nhân viên y tế thuộc hệ điều trị và 14,1% ở hệ dự phòng mắc bệnh lây nhiễm trong thời gian làm việc như bệnh đường hô hấp và đường máu; 57,3% nhân viên y tế hệ điều trị và 34,7% hệ dự phòng có bị tổn thương do vật sắc nhọn… Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế bao gồm yếu tố vật lý, hóa học, vi sinh vật, ergonomi, stress và bạo hành.
Bà Phạm Thanh Bình – Chủ tịch Công đoàn y tế Việt Nam cũng cho biết: Trong môi trường làm việc của nhân viên y tế, đáng lo ngại là các bức xạ ion hóa gây biến đổi gene, nhiễm sắc thể, can thiệp vào quá trình chuyển hóa, chậm phân chia tế bào, nguyên nhân của các loại ung thư máu, da, xương và tuyến giáp. Đó cũng là một trong những lý do khiến gần 2.000 cán bộ y tế bị ung thư. Không chỉ vậy, môi trường làm việc của cán bộ y tế còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có nguy cơ bị bạo hành cao.
Theo thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), từ năm 2010 đến hết năm 2016, cả nước ghi nhận ít nhất 22 vụ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ, nhân viên y tế. Năm 2017, có tổng cộng 13 vụ. Trong số các vụ bạo hành, 70% nạn nhân là bác sĩ, 15% là điều dưỡng. 90% vụ bạo hành xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho bệnh nhân, 60% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho bệnh nhân, người nhà. Đã có 2 trường hợp nhân viên ngành y tế tử vong do bạo hành của người nhà bệnh nhân là bác sĩ Trần Văn Giàu – Bệnh viện Đa khoa Vũ Thư (Thái Bình) xảy ra vào năm 2012. Mới đây nhất, một nhân viên bảo vệ tại Trung tâm Y tế Quế Sơn (Quảng Nam) cũng tử vong trong khi ngăn cản vụ cãi nhau giữa người bệnh và người nhà.
Video đang HOT
“Hiện cả nước có hơn 1.400 bệnh viện, hơn 500.000 nhân viên y tế, mỗi năm có khoảng 160 triệu lượt người khám và 27 triệu người bệnh điều trị nội trú. Đây là sức ép khá lớn đối với các nhân viên y tế. Nếu nhân viên y tế không đảm bảo đủ sức khỏe thì không thể chăm sóc tốt cho người bệnh. Để giảm bớt xung đột giữa bác sĩ và người nhà người bệnh, quan trọng nhất chính là sự đồng cảm, chia sẻ của chính người bệnh và người nhà người bệnh khi đến cơ sở y tế.”
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa
Đồng hành cùng nhân viên y tế
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa cho rằng, cần có quy định xử phạt nghiêm đối với các hành vi bạo hành nhân viên y tế và có các văn bản quy định đảm bảo an ninh, trật tự trong các cơ sở khám chữa bệnh. Ngoài ra, các cơ sở y tế cũng cần được đầu tư nâng cấp hạ tầng, đáp ứng cung cấp dịch vụ cho người bệnh. Với nhân viên y tế, cần tiếp tục thay đổi, cải thiện khâu giao tiếp nhằm hạn chế xảy ra bức xúc trong mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc.
Để đồng hành, chia sẻ cùng nhân viên y tế, từ tháng 5/2019 đến nay, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp triển khai Chương trình “Bảo vệ Blouse trắng”. Theo ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chương trình có thông điệp rõ ràng và có chiến dịch bảo vệ cụ thể là người thầy thuốc, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nhân viên y tế không bị tổn thương về thể xác, tinh thần khi làm nhiệm vụ. Ông Hiểu cũng mong muốn các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương và cả cộng đồng cùng vào cuộc.
Trong thời gian tới, Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát và đưa ra phương án phòng bạo hành cho cán bộ y tế vào tiêu chí chấm điểm Công đoàn cơ sở vững mạnh. Công đoàn cũng sẽ trao đổi thông tin hai chiều với Bộ Y tế, Tổng hội Y học… nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của đoàn viên Công đoàn trong ngành y tế. Từ đó, sẽ có những kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền với các vấn đề liên quan tới chính sách…
Theo kinhtedothi
Cắt bỏ thành công 2 khối u xương khổng lồ hình cây súp lơ
Mới đây, các bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã cắt bỏ hai khối u xương kích thước lớn và có hình dáng y hệt cây súp lơ cho hai trường hợp bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán là u xương đầu trên xương đùi. Điều đáng nói là có một trong hai bệnh nhân đã mang khối u đó trên cơ thể từ nhỏ.
Hai khối u khổng lồ được phẫu thuật cắt bỏ ra khỏi cơ thể hai bệnh nhân. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Cụ thể, trong cùng một ngày, khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, tiếp nhận đồng thời hai trường hợp bệnh nhân đến khám là ông Nguyễn Văn V, 50 tuổi ở Bắc Ninh và ông Khuất Hữu T, 46 tuổi ở Hà Nội. Cả hai bệnh nhân đến khám vì được chẩn đoán là u xương đầu trên xương đùi bên phải biến dạng và được tuyến dưới giới thiệu lên.
Bệnh nhân Khuất Văn T cho biết, ông bị khối u vùng mặt sau đùi phải từ nhỏ nhưng chủ quan không đi khám vì không cảm thấy đau. Hai năm trở lại đây, khối u mới bắt đầu tiến triển to lên và khiến ông đau nhiều, không thể ngồi và nằm tự nhiên. Ông đã đi khám ở nhiều nơi và được các bác sĩ giải thích là khối u có kích thước rất to và không thể can thiệp được. Hướng điều trị mà ông được khuyên là dùng thuốc điều trị triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên việc dùng thuốc không khiến ông đỡ đau mà cơn đau có lúc mất kiểm soát.
Tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, các bác sĩ cho biết, khối u đã biến dạng khủng khiếp. Phim chụp XQ của ông khiến các bác sĩ vô cùng kinh ngạc về sức chịu đau của ông suốt thời gian qua.
Điều tương tự cũng gặp ở trường hợp ông Nguyễn Văn V (50 tuổi, Bắc Ninh), vì chủ quan nên ông không đi khám từ giai đoạn sớm và khi khối u bắt đầu to, biến dạng ông mới tới cơ sở y tế.
Từ phim chụp XQ và MRI của cả hai bệnh nhân, PGS.TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, nhận định đây là hai ca bệnh rất khó và đặt ra nhiều thách thức đối với chuyên ngành Chấn thương Chỉnh hình ở Việt Nam hiện nay nói chung và đối với Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nói riêng.
"Nếu phẫu thuật và tạo hình khớp háng thành công đồng nghĩa với việc bệnh nhân sẽ không còn mặc cảm về hình dáng bên ngoài, giúp bệnh nhân hoạt động, trở lại với sinh hoạt thường ngày. Còn nếu không phẫu thuật thì cả hai sẽ phải sống chung với khối u và sự đau đớn suốt đời, không thể đi hay ngồi tự nhiên được", PGS.TS Trần Trung Dũng cho biết.
Việc đặt ra yêu cầu cao nhất với hai ca bệnh này là vừa phải cắt bỏ được khối u khổng lồ, vừa bảo toàn chi cho bệnh nhân trong tình trạng khối u xương đã rất lâu, tổ chức u đã ăn sâu và lan rộng sang tổ chức xung quanh, chèn ép vào mạch máu và thần kinh vùng mông, đùi.
Các phương án chi tiết đã được các bác sĩ đặt ra cùng với các rủi ro đã được lường trước. Cuối cùng tất cả đều thống nhất sẽ phải phẫu thuật để trả lại sinh hoạt bình thường cho bệnh nhân. Phương án được đặt ra là sẽ lấy bỏ khối u kèm đoạn xương bị xâm lấy và thay vào đó là đoạn xương đùi mới được làm bằng vật liệu Peek (polyetheretherketone) với kích thước giống hệt đoạn xương lấy bỏ, nếu ca phẫu thuật thành công thì đây cũng là ca phẫu thuật đầu tiên sử dụng vật liệu y sinh học Peek để thay thế đoạn đầu trên xương đùi tại Việt Nam.
Ngay sau khi quyết định và giải thích với gia đình các bệnh nhân, cả hai ca phẫu thuật đã được tiến hành trong cùng một ngày. Ca phẫu thuật có sự tham của các Bác sĩ bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và các bác sĩ thuộc đơn vị Phẫu thuật ung thư xương khớp và mô mềm, Bệnh viện K Trung ương.
"Mặc dù đã lường trước được kích thước to của khối u xương nhưng tất cả đều không khỏi bất ngờ vì kích thước thật của nó - một khối 1,6kg và một khối 2 kg với hình dáng y hệt cây súp lơ và sự biến dạng khủng khiếp của các khối u", Ths Trần Sáng, đơn vị Phẫu thuật ung thư xương khớp và mô mềm, bệnh viện K Trung ương chia sẻ.
Rất may mắn, khớp háng nhân tạo được thay mới cho hai bệnh nhân đi kèm cùng đoạn xương đùi nhân tạo bằng vật liệu Peek thay thế đoạn xương lấy bỏ đã được thực hiện thành công. Mỗi ca mổ diễn ra khoảng hai tiếng đồng hồ, hiện tại, các bệnh nhân đã được chuyển sang phòng hậu phẫu để chăm sóc.
Vì một phần khớp háng, đoạn xương đầu gần xương đùi được lấy bỏ và thay thế bằng đoạn xương nhân tạo nên các động tác gập, khép, dạng... tại khớp háng sẽ bị hạn chế. Bệnh nhân sẽ được tư vấn tập các bài tập phục hồi chức năng riêng để có thể sớm trở lại với sinh hoạt hàng ngày. Dự kiến cả hai bệnh có thể ra viện được trong 3 ngày tới.
Theo các bác sĩ, đây là lần đầu tiên vật liệu Peek được dùng tại Việt Nam để thay thế đoạn xương đầu trên xương đùi. Ưu điểm của vật liệu này là kích thước đoạn xương đùi được tính toán kỹ lưỡng trước mổ bằng công nghệ in dựng hình 3D nên mọi chỉ số của vật liệu nhân tạo hoàn toàn ăn khớp với chỉ số xương bệnh nhân trong mổ.
Qua hai trường hợp này, PGS.TS Trần Trung Dũng khuyến cáo người dân không nên chủ quan khi thấy bất kì dị dạng bất thường trên hệ cơ xương khớp của cơ thể. Vì rất có thể đấy là dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh lý phức tạp diễn biến tiếp theo nếu không được điều trị kịp thời. Trường hợp hai bệnh nhân trên nếu đến cơ sở y tế sớm sẽ được điều trị đơn giản hơn, ít biến chứng và ít tốn kém hơn rất nhiều.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, khi phát hiện khối u xương, người bệnh nên đi khám để phát hiện u đó lành tính hay không và là loại u nào để sớm có phương pháp điều trị, tránh để ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Kể cả u lành tính cũng cần được theo dõi chặt chẽ, đề phòng khối u chuyển sang ác tính như hai bệnh nhân trên.
Theo baochinhphu.vn
Hi hữu ở Hà Nội: 200 'hạt trân châu' trắng sữa lổn nhổn trong khớp tay nam thanh niên Bị tai nạn, nam thanh niên không đi khám mà đắp lá vào khuỷu tay. 6 tháng sau chấn thương, trong khuỷu tay anh này có hơn 200 viên sỏi lổn nhổn, suýt mất chức năng vận động. Ngày 16/10, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho hay, các bác sĩ đơn nguyên Phẫu thuật Vai và Khuỷu, khoa Chấn thương...