Bác sĩ chống dịch Corona ở khu vực cách ly “cứ sợ sệt, trốn tránh thì ai làm”
“Bác sĩ làm trong môi trường truyền nhiễm lúc nào cũng đối diện với các mầm bệnh, không dịch này thì dịch khác, nCoV cũng thế. Cứ sợ sệt, trốn tránh thì ai làm?”, BS Trần Ngọc Anh chia sẻ.
Sẵn sàng ứng phó
TS Phạm Bá Hiền, PGĐ BV Đống Đa Hà Nội cho biết, Bệnh viện là một trong 5 bệnh viện trong giai đoạn đầu dịch được Thành phố giao nhiệm vụ sàng lọc, phân loại, cách ly và thu dung điều trị những trường hợp nghi nhiễm nCoV.
Hiện tại, bệnh viện đã bố trí những khu cách ly riêng để sẵn sàng sàng lọc, có phòng khám riêng, bố trí riêng khu điều trị nội trú cho những bệnh nhân nghi nhiễm nCoV.
BV Đống Đa đã quyết định thành lập khu cách ly, đơn nguyên sẵn sàng thu dung, điều trị bệnh nhân nCoV
“Bệnh viện cũng thành lập tổ điều trị, đơn nguyên riêng gồm những bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý để phục vụ cho những trường hợp nghi nhiễm. Chúng tôi đã điều động khoảng 20 y, bác sĩ, trang thiết bị, phương tiện cho công tác thu dung, cách ly với 20 trường hợp.
20 nhân lực này gồm các y bác sĩ chuyên sâu của chuyên ngành truyền nhiễm, hồi sức tích cực của bệnh viện. Các anh em đều là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch, từng trải qua nhiều vụ dịch trước đây như N1H1 (2009), dịch sởi, sốt xuất huyết, dịch tả… . Họ cũng đều tham gia diễn tập phòng chống SARS, MERC CoV, Ebola, H5N1…”, TS Phạm Bá Hiền nói.
Bác sĩ truyền nhiễm kiêm bác sĩ tâm lý
BS Trần Ngọc Anh, khoa Truyền nhiễm, BV Đống Đa, người xung phong tham gia công tác phòng dịch nCoV ngay khi đơn nguyên được thành lập chia sẻ, “khi được giao nhiệm vụ thì tôi cũng giống như tất cả các anh chị em trong khoa đều sẵn sàng. Bây giờ mình mà trốn tránh thì ai làm?”.
Anh cho biết, bác sĩ làm làm trong môi trường truyền nhiễm lúc nào cũng đối diện với các mầm bệnh. Không dịch này thì dịch khác, nCoV cũng thế.
Video đang HOT
BS Trần Ngọc Anh đang khám cho bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV.
“Cứ sợ sệt thì chẳng làm được gì đâu”, BS Ngọc Anh bộc bạch. Anh cho biết, Tâm lý bệnh nhân khi nghe những dịch bệnh mới thường lo lắng. Bởi thế nên khi đến khám, tùy theo từng trường hợp bệnh nhân mà anh đưa ra những lời khuyên khác nhau.
“Nhưng gì thì gì vẫn khuyên bệnh nhân không đến nơi đông người, khi tiếp xúc với những người biểu hiện ho sốt, hắt hơi…thì cần phải đeo khẩu trang và cần phải vệ sinh bàn tay thật sạch trước và sau khi tiếp xúc với họ hoặc về rửa tay bằng xà phòng”, BS Ngọc Anh nói.
Với những trường hợp quá hoang mang, BS lúc này không chỉ đơn thuần chẩn bệnh còn kiêm luôn cả chuyên gia tâm lý.
“Có những bệnh nhân đến viện đã quá hoang mang, tôi luôn để lại số điện thoại với lời dặn, hãy gọi khi gặp vấn đề cần tư vấn trực tiếp”, BS Ngọc Anh cho biết. Anh cũng tiết lộ thêm, anh nhận không ít các cuộc điện thoại và đều có chung một câu hỏi mà trong đó là nhiều những âu lo: Tôi bị như này, như này…liệu tôi có mắc bệnh không?.
Lúc đó, vị bác sĩ trẻ lại phải dành không ít thời gian để hỏi lại về tiền sử dịch tễ, các triệu chứng gặp phải… trong nhiều trường hợp anh khuyên bệnh nhân nên đến bệnh viện để thăm khám trực tiếp và làm các xét nghiệm. Và trước sự tận tình giải thích, lắng nghe của bác sĩ, bệnh nhân đều tỏ ra yên tâm hơn rất nhiều.
Không nên hoang mang
Chị Nguyễn Thị H.,(Hồng Hà, Hoàn Kiếm, HN) Tết vừa có người em trai từ Trung Quốc về ăn Tết, sau đó cậu em cũng đã đi Mỹ. Trong suốt thời gian cậu em ở nhà, sức khỏe của đại gia đình đều không có biểu hiện gì bất thường. Nhưng ba hôm nay, chị H. bắt đầu ho, tức ngực.
Một bệnh nhân nghi ngờ nhiễm nCoV đang được điều trị cách ly tại BV Đống Đa
“Tôi cũng có nghe dịch bệnh nên không khỏi lo lắng. Ngay lập tức cũng tự cách ly gia đình. Đến hôm nay, tôi đến Trung tâm 115 khám và được chuyển sang BV Đống Đa. Tại đây tôi cũng được các bác sĩ khám, tư vấn tận tình”, chị H. nói.
Hỏi chị có sợ mình bị nhiễm nCoV không, chị nói “không. Vì tôi vẫn thấy khỏe. Hơn nữa, tại bệnh viện tôi cũng được các bác sĩ giải thích rất cặn kẽ. Tôi đang chờ kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp thực sự phải cách ly thì tôi sẽ chấp hành vì như thế đỡ lây lan ra cộng đồng”, chị H., chia sẻ.
Hàng ngày tiếp xúc với những bệnh nhân nghi nhiễm, TS Phạm Bá Hiền nhấn mạnh, chúng ta rất cẩn trọng nhưng cũng không nên hoang mang. Bởi vì thực ra những trường hợp nhiễm nCoV phải có yếu tố nguồn lây nhiễm rất rõ ràng.
“Nếu có dấu hiệu thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám xét. Đặc biệt trong mùa này, thời điểm này thì người dân cần hạn chế đến nơi tập trung đông người, khi đến nơi đông người phải đeo khẩu trang (đặc biệt là những người có triệu chứng ho, sốt), phải thực hiện biện pháp vệ sinh cá nhân thường xuyên (rửa tay, đeo khẩu trang..) nhằm hạn chế tiếp xúc mầm bệnh đối với con người”, bác sĩ khuyên.
Theo infonet
Hà Nội khẳng định chưa có trường hợp dương tính virus corona
Các trường hợp đến từ vùng dịch tễ, có dấu hiệu hô hấp đều được đưa vào nhóm giám sát sàng lọc. Tuy nhiên, có trường hợp như vậy không có nghĩa khu vực ấy có lưu hành dịch ở cộng đồng.
Trước nhiều tin đồn cho rằng Hà Nội đã có ca dương tính nCoV, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội chiều nay khẳng định: Tới 16h ngày 05/02, Hà Nội không có trường hợp nào dương tính đối với chủng mới của virus corona.
Mạng xã hội hiện lan truyền rất nhiều tin đồn không đúng về tình hình dịch bệnh nCoV
Theo Th.s BSCK2 Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, người dân cần hiểu đúng định nghĩa về "ca nghi nhiễm", tránh những hiểu nhầm, hoang mang không đúng.
Bác sĩ Cấp cho biết: Tất cả các trường hợp đến từ vùng dịch tễ, có dấu hiệu hô hấp đều được đưa vào nhóm giám sát sàng lọc. Tuy nhiên, có ca giám sát sàng lọc không có nghĩa là khu vực ấy có lưu hành dịch ở cộng đồng.
"Chỉ cần ai tiếp xúc gần với đối tượng cách ly mới cần phòng hộ. Mà người đã thuộc nhóm cách ly thì có nghĩa cơ hội tiếp xúc gần của người dân đối với họ ở cộng đồng coi như bằng 0", Bác sĩ Cấp nhấn mạnh.
Theo số liệu cập nhật của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, đến ngày 04/02, Hà Nội đã có tổng cộng 32 trường hợp nghi nhiễm nCoV.
Tuy nhiên, 27 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính. 5 trường hợp còn lại tiếp tục được cách ly, theo dõi chặt chẽ trước khi có kết quả xết nghiệm chính thức.
Tổng số trường hợp tiếp xúc gần cần được theo dõi là 110, trong đó đã kết thúc giám sát y tế với 101 người, còn 9 người tiếp tục phải giám sát.
Số điện thoại các bệnh viện tiếp nhận trường hợp nghi ngờ và mắc bệnh viêm phổi do nCoV tại Hà Nội
Trước tình hinh dịch diễn biến phức tạp, ngành y tế Hà Nội đã phân công 5 bệnh viện tiếp nhận những trường hợp nghi ngờ mắc và những trường hợp mắc bệnh, gồm: Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Bắc Thăng Long, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Hà Đông.
Các bệnh viện nêu trên hiện đã bố trí rõ khu vực cách ly, khu vực nghi ngờ, khu vực điều trị...Ngoài ra, các bệnh viện khác trực thuộc ngành y tế Hà Nội cũng sẽ tổ chức khu vực cách ly, khám, điều trị cho người bệnh khi cần.
Nguyễn Liên
Theo vietnamnet
Bác sĩ nước ngoài về trầm cảm kiếm tiền như mưa ở Việt Nam "Từ lâu lắm rồi ngành y đã bỏ đào tạo bác sĩ tâm lý, ở những năm 1980 vẫn còn bác sĩ tâm lý... tôi không hiểu vì sao gần đây lại bỏ". Bác sĩ (BS) Vũ Quốc Bình, nguyên Cục trưởng Cục Quân y, nói tại buổi chia sẻ "Hiểu trầm cảm từ người trong cuộc" ngày 30-11. Buổi chia sẻ diễn...