Bác sĩ Chợ Rẫy tới Kon tum hỗ trợ chữa bệnh
Ngày 14/7, ngay sau lễ ký kết hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy do Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy làm Trưởng đoàn đã tiếp tục chuyến công tác đến Kon Tum, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế.
Theo đó, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng 2 chuyên gia cấp cứu của bệnh viện Nhi Đồng 2 là tổ công tác số 4 hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại tỉnh Kon Tum.
Trong quá trình di chuyển đến Kon Tum, Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cũng nhận được đề nghị hỗ trợ của bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum trong việc chẩn đoán và điều trị cho các bệnh nhân của vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng ( xe rơi xuống vực sâu tại xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Đoàn đã thống nhất cùng tham gia hội chẩn và hỗ trợ điều trị cho các nạn nhân của vụ tai nạn này.
Ngay khi vừa đến nơi, đêm 14/7/2020, đoàn của Bệnh viện Chợ Rẫy đã hỗ trợ thăm khám cho các bệnh nhân đồng thời buổi hội chẩn chuyên môn cũng diễn ra ngay sau đó với sự chủ trì của lãnh đạo 2 bệnh viện.
Tạm dừng hội chẩn lúc hơn 23 giờ ngày 14/7/2020, lãnh đạo 2 bệnh viện đã thống nhất, đối với những bệnh nhân cần chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, nếu có chỉ định phẫu thuật thì cần sớm thực hiện tại chỗ với ekip phẫu thuật chính là các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Theo đó, các bệnh nhân tiếp tục được thực hiện các cận lâm sàng theo tinh thần hội chẩn. Sau khi có kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ hai bệnh viện sẽ tiếp tục thực hiện các bước điều trị tiếp theo.
Video đang HOT
Bác sĩ Chợ Rẫy thăm khám cho bệnh nhân bạch hầu tại Bệnh viện đa khoa Kon Tum.
Cũng ngay trong đêm, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều thêm phẫu thuật viên lồng ngực cùng bộ dụng cụ chuyên phẫu thuật lồng ngực đi Kon Tum trong chuyến bay sớm nhất để phẫu thuật cho bệnh nhân.
Thăm khám và chỉ định điều trị cho các bệnh nhân bị tai nạn giao thông đang điều trị tại BV đa khoa Kon tum
Đoàn công tác do BS CK II Nguyễn Tri Thức -Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy dẫn đầu đã làm việc với các bác sĩ tại địa phương.
Sáng ngày 15/7/2020, đoàn của Bệnh viện đã điều thêm phẫu thuật viên lồng ngực cùng bộ dụng cụ chuyên phẫu thuật lồng ngực đi Kon Tum trong chuyến bay sớm nhất để phẫu thuật cho bệnh nhân.
Đoàn Chợ Rẫy chia thành 2 nhóm. Một nhóm gồm các lãnh đạo khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, khoa Ngoại Thần Kinh và Ngoại Lồng ngực tiếp tục ở lại để trực tiếp phẫu thuật và điều trị cho các bệnh nhân. Riêng lãnh đạo khoa Hồi sức Cấp cứu sẽ cùng Ban Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Kon Tum khảo sát, đánh giá và trao đổi các phương án dự phòng gia tăng lượng bệnh nhân bạch hầu nặng nhập viện tại đây.
Nhân dịp này, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã trao tặng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum và Bệnh viện Đa khoa huyện Ngọc Hồi mỗi bệnh viện 50 triệu đồng hỗ trợ công tác khám chữa bệnh.
Song song đó, đội 2 gồm lãnh đạo khoa Bệnh Nhiệt đới, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cùng các chuyên gia cấp cứu của bệnh viện Nhi đồng 2 đã đến huyện Đắk Tô, Kon Tum. Đoàn đã phối hợp cùng Trung tâm y tế huyện đi thực tế tại huyện Đắk Tô.
Theo đó, huyện có 9 xã nhưng có 4 thôn thuộc 2 xã có bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu. Trong đó có 5 bệnh nhân có triệu chứng được cách ly điều trị tại TTYT huyện Đắk Tô. Ngoài ra, CDC địa phương cũng tiến hành sàng lọc 200 người tiếp xúc gần, phát hiện 3 trường hợp người lành mang trùng cũng được cách ly điều trị. Hiện 8 bệnh nhân đang trong tình trạng sức khỏe ổn định không biến chứng.
Tăng cường các biện pháp phòng chống Bạch hầu
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh qua đường hô hấp và có tỷ lệ tử vong cao (Theo WHO, tỷ lệ tử vong là 5-7%, có vùng tới 20%).
Bệnh có thể dự phòng bằng vắc xin và đã được cơ bản được khống chế ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dịch có xu hướng gia tăng trở lại, gây dịch ở một số địa phương nhất là ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên; từ năm 2014 đến năm 2019, hàng năm nước ta đều ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh bạch hầu. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, tại khu vực Tây Nguyên ghi nhận 63 ca bệnh dương tính với bạch hầu ở các tỉnh Gia Lai (15 ca bệnh), Kon Tum (22 ca bệnh), Đắc Nông (25 ca bệnh), Đắc Lắc (1 ca bệnh).
Tại Thanh Hóa, mặc dù từ năm 1995 đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh; nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu chưa cao và không đồng đều ở các địa phương, nhất là ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi công tác tiêm chủng còn gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ dịch, bệnh có thể xảy ra ở những người chưa được tiêm chủng và những vùng có tỉ lệ tiêm chủng vắc xin thấp.
Để chủ động giám sát, phát hiện, ngăn chặn bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Sở Y tế có công văn gửi các đơn vị y tế trong tỉnh yêu cầu tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông về bệnh bạch hầu, các biện pháp phòng chống bệnh dịch, hướng dẫn người dân thực hiện các khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế về phòng chống bệnh bạch hầu, nhất là việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và kịp thời thông báo hoặc đến ngay các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu của bệnh, để được cách ly, khám, điều trị bệnh kịp thời.
Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống bệnh bạch hầu; xây dựng các thông điệp, nội dung tuyên truyền và hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tổ chức tốt công tác truyền thông phòng chống dịch, bệnh.
Đối với các đơn vị Y tế dự phòng, tăng cường công tác giám sát các ca bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và tại cộng đồng, kịp thời phát hiện các ca bệnh nghi nghờ để cách ly, điều tra dịch tễ, thu thập mẫu, làm xét nghiệm và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch, bệnh, hạn chế thấp nhất sự lây lan. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định;
Tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, tăng cường rà soát các vùng có tỉ lệ tiêm chủng vắc xin bạch hầu thấp, các đối tượng chưa được tiêm chủng đầy đủ, có kế hoạch tiêm vét, tiêm bổ sung đảm bảo tỉ lệ bao phủ vắc xin cao để phòng chống dịch bệnh;
Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khẩn trương hoàn chỉnh Kế hoạch tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván - Bạch hầu giảm liều năm 2020, trình Sở Y tế phê duyệt để sớm triển khai thực hiện; Trên cơ sở kết quả hoạt động tiêm chủng mở rộng trong những năm trước đây; thực hiện rà soát, đánh giá nguy cơ bệnh bạch hầu ở các vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, các nhóm đối tượng nguy cơ cao, báo cáo Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, đề xuất kế hoạch tiêm chủng bổ sung, phù hợp để chủ động phòng chống dịch bệnh; Chuẩn bị các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, thuốc, hóa chất phòng chống dịch, bệnh, nhất là các điều kiện về xét nghiệm, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch, bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh; Chủ trì, phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh về giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh bạch hầu; Chủ động, kịp thời tham mưu cho Sở Y tế tổ chức chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.
Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn chế độ thông tin, báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm. Tăng cường phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng cùng cấp trong công tác giám sát, điều tra dịch tễ, thu thập mẫu và làm xét nghiệm chẩn đoán đối với các bệnh truyền nhiễm gây dịch; Tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc tại khoa Khám bệnh, khoa Truyền nhiễm, khoa Hồi sức tích cực về chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu đồng thời tổ chức tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở khám, chữa bệnh; Chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị cho công tác khám, chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh bạch hầu. Kiện toàn và duy trì hoạt động của các đội cấp cứu ngoại viện với các trang thiết bị, phương tiện cần thiết, sẵn sàng cơ động hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch, bệnh tại các địa phương khi được điều động;
Giao Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi xây dựng tài liệu tập huấn, cử giảng viên phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh về giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh bạch hầu.
Hỗ trợ phòng, chống bệnh bạch hầu tại Kon Tum Ngày 15-7, Tổ công tác của Bộ Y tế gồm các chuyên gia, bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra, hỗ trợ việc phòng, chống dịch bạch hầu tại tỉnh Kon Tum. Ảnh minh họa Theo thống kê của ngành y tế tỉnh Kon Tum, từ đầu năm đến nay,...