Bác sĩ Chợ Rẫy quyên góp cứu thai phụ mắc bệnh tim nguy kịch
Sau khi cứu sống thai phụ nguy kịch vì mắc bệnh cơ tim chu sinh, các bác sĩ khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cùng nhau quyên góp tiền để giúp bệnh nhân có đủ điều kiện chữa trị dứt điểm căn bệnh hiếm gặp này.
Bệnh nhân Thị Linh (trái, 26 tuổi, dân tộc Mnông, ngụ tỉnh Bình Phước) đã vượt qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy – Ảnh: T.T
Trong lúc đang mang thai, chị Thị Linh (26 tuổi, dân tộc Mnông, ngụ tỉnh Bình Phước) bất ngờ có dấu hiệu về bệnh tim mạch, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ và được các bác sĩ chẩn đoán bệnh cơ tim chu sinh, suy nút xoang biến chứng đột tử do nhanh thất đa hình, xoắn đỉnh từng lúc gây thai lưu.
Bệnh nhân lập tức được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy kịch.Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ xác định mạch rất yếu và rời rạc, chỉ khoảng 30 – 40 lần/phút, trên màn hình monitor theo dõi điện tim có những cơn xoắn đỉnh nguy hiểm, huyết áp thấp dưới 90mmHg, bứt rứt dữ dội.
Bằng nghiệp vụ chuyên môn, các bác sĩ ở đây một lần nữa xác định bệnh nhân bị bệnh cơ tim chu sinh. Các bác sĩ lập tức cấy máy tạo nhịp tim tạm thời cấp cứu cho bệnh nhân để hỗ trợ nhịp, tuần hoàn và hồi sức ổn định huyết động.
Kết quả điện tim cho thấy, bệnh nhân có tình trạng xoắn đỉnh nguy hiểm trên nền bệnh lý suy nút xoang – Ảnh: T.T
Video đang HOT
Chiều 4.8, BSCK2 Nguyễn Tri Thức – Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – cho biết hiện bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy cấp, nhưng việc điều trị căn bệnh này vẫn còn dài phía trước. Bệnh nhân phải được tiến hành cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, nhằm điều trị lâu dài căn bệnh thường trực đe dọa mạng sống.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của các bác sĩ ở đây biết được chị Linh sinh ra trong một gia đình nghèo ở một miền quê hẻo lánh thuộc thôn Bù Dốt, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) nên lớn lên trong sự thiếu thốn.
Cuộc sống quá khó khăn lại mắc phải bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân không thể nào đủ điều kiện để chữa trị căn bệnh trên. Dù được chính quyền địa phương hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho nhóm người cộng đồng dân tộc ít người, nhưng ngoài chi phí điều trị còn là những trang trải sinh hoạt trong lúc nằm viện cũng như theo đuổi liệu trình điều trị về sau là những chướng ngại rất lớn đối với bệnh nhân.
Đứng trước hoàn cảnh trên, các bác sĩ khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy đã làm một việc bất ngờ, từng người rút tiền túi để góp đủ số tiền còn lại chữa dứt điểm căn bệnh cho bệnh nhân cũng như có thêm nguồn tiền để điều trị sau này.
“Mọi người lúc đó, không ai bảo ai, tất cả, từ bác sĩ đến nhân viên y tế của khoa Điều trị rối loạn nhịp cùng nhau rút tiền túi của mình quyên góp ủng hộ. Có những bác sĩ còn dốc hết cả những đồng tiền còn lại trong ví của mình để chia sẻ với bệnh nhân”, bác sĩ Thức nhớ lại.
Sau khi quyên góp từ tiền túi của mình, các bác sĩ khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tặng cho người nhà bệnh nhân Thị Linh (26 tuổi, dân tộc Mnông, ngụ tỉnh Bình Phước) để tiếp tục chữa trị – Ảnh: T.T
Vì vậy, chỉ sau tích tắc một vài phút, các bác sĩ ở đây đã quyên góp đủ số tiền còn lại để phẫu thuật cấy máy trợ tim cho bệnh nhân. Đồng thời gửi tặng thêm cho bệnh nhân và gia đình 10 triệu đồng để có đủ chi phí sinh hoạt, di chuyển trong khoảng thời gian sắp tới khi phải tới lui tái khám, đánh giá tình trạng đáp ứng sức khỏe của mình.
“Chúng tôi mong muốn san sẻ phần nào gánh nặng cho gia đình và xã hội, đề cao tinh thần tương thân tương ái, và không để những lý do tài chính đơn thuần gây cản trở việc điều trị và chực chờ cướp lấy tính mạng của bệnh nhân”, bác sĩ Thức chia sẻ.
Theo bác sĩ Thức, bệnh cơ tim chu sinh (thuật ngữ hay dùng Peripartum caridomyopathy) là một nguyên nhân hiếm gặp của suy tim, thường xuất hiện ở khoảng cuối thai kỳ và thời gian đầu hậu sản (1 tháng trước sinh và 5 tháng sau sinh). Trước đây, bệnh này còn được gọi với các thuật ngữ như suy tim do nhiễm độc hậu sản, hội chứng Meadows, hội chứng Zaria hay viêm cơ tim hậu sản. Bệnh thường gây ra các biến chứng rối loạn nhịp nguy hiểm như: nhịp nhanh trên thất, nhanh thất hoặc những rối loạn nhịp chậm như block hoàn toàn, chậm xoang hay ngừng tim từng lúc.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Liên tục chảy nước mũi, hoá ra mắc bệnh hiếm gặp trên thế giới
Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM vừa phẫu thuật thành công vá lỗ rò dịch não tủy tự cho một bệnh nhân 15 tuổi. Đây là ca bệnh hiếm gặp và là trường hợp được phẫu thuật thứ 3 trên thế giới
Ngày 9-7, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết bệnh nhân tên P.M.H (15 tuổi, ngụ tỉnh Khánh Hòa).
Từ năm 4 tuổi, mỗi khi H. cúi đầu xuống thấp hoặc nằm nghiêng sang trái sẽ có dòng dịch trong chảy ra trước mũi. Lúc đầu, người nhà chỉ nghĩ viêm mũi thông thường nhưng điều trị nhiều nơi, tình trạng chảy nước mũi trong không cải thiện. Em nhiều lần phải nhập viện điều trị viêm màng não không rõ nguyên nhân tái đi tái lại. Sau đó, các bác sĩ chẩn đoán em H. bị rò dịch não tuỷ qua mũi và chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Dược.
TS-BS Lý Xuân Quang, Phó Trưởng Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược, thăm khám cho bệnh nhân
Tại đây, qua khảo sát hình ảnh học, các bác sĩ đã chẩn đoán đây là trường hợp rò dịch não tuỷ do giãn rộng lỗ tròn nơi đi qua của dây thần kinh V2 (nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba - chi phối cảm giác một phần vùng mặt). Vị trí rò dịch não tuỷ tự phát này khá hiếm gặp trên y văn thế giới.
Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi đường mũi vá lỗ rò dịch não tuỷ bằng vật liệu tự thân với mảnh cân cơ thái dương, sụn vách ngăn và vạt mũi vách ngăn. 2 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân không còn chảy dịch trong qua mũi. Sau 6 tháng, phần vạt mũi vách ngăn hồng hào, che phủ tốt vùng phẫu thuật, tình trạng chảy dịch trong qua mũi đã hoàn toàn chấm dứt.
TS-BS Lý Xuân Quang, Phó Trưởng Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược, cho biết lỗ rò dịch não tủy tạo nên sự thông nhau giữa khoang dịch não tuỷ và hốc mũi. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm màng não - một bệnh lý nhiễm trùng nặng nguy cơ tử vong cao. Phẫu thuật vá ngay lỗ rò để ngăn cách khoang mũi và màng não là vấn đề bắt buộc.
"Trước đây có vài ca được báo cáo như trường hợp này nhưng không được phẫu thuật, người bệnh bị viêm màng não và tử vong. Đây là ca bệnh hiếm gặp và cũng là trường hợp được phẫu thuật thứ 3 ghi nhận theo báo cáo y văn trên thế giới" - BS Quang thông tin.
Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong
Mỹ: "Bệnh hiếm gặp" nhưng số người bị bệnh ngày càng nhiều và trở thành thị trường tiềm năng cho ngành dược phẩm Có tới 30 triệu người đang sống chung với 7.000 loại bệnh hiếm gặp ở Mỹ - thị trường dược phẩm được xem là tiên tiến và lớn nhất thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà người ta ví bệnh hiếm là một thị trường "màu mỡ" để các nhà thuốc tung hoành trong tương lai bởi dù tên là "hiếm", hiện nay...