Bác sĩ chia sẻ video gây sốc cho thấy tác hại của thuốc lá
Tất cả chúng ta đều nhận thức được tác hại nguy hiểm của hút thuốc lá. Nhưng khi tận mặt chứng kiến những tác hại này, chúng ta vẫn có thể bị sốc, theo báo Anh The Sun.
Mới đây, một bác sĩ ở Mỹ đã chia sẻ video cho thấy tác hại của thuốc lá với răng.
Trong video quay bên trong miệng của một bệnh nhân, Tiến sĩ, bác sĩ Maryam Hadian cho biết đây là “răng của người hút thuốc”.
Bác sĩ Hadian làm việc tại nha khoa Le Chic Dentist ở Los Angeles, Mỹ.
Đoạn video cho thấy răng của bệnh nhân có rất nhiều vết ố màu nâu sẫm, với răng cửa bị ố nhiều nhất. Một số răng bị sâu đen.
Răng của bệnh nhân có rất nhiều vết ố màu nâu sẫm, với răng cửa bị ố nhiều nhất.
Một số răng bị sâu đen.
Bác sĩ Hadian đã phải dùng một dụng cụ đặc biệt đề chà răng, giúp chúng sạch hơn, nhưng không thể trắng hơn.
Video thu hút nửa triệu lượt thích và rất nhiều bình luận. Nhiều người cho rằng hút thuốc không làm răng bị đổi màu mà nguyên nhân thực sự là đánh răng không đủ.
Nhưng ai cũng biết nicotin và hắc ín trong thuốc lá có thể làm răng ố vàng trong thời gian rất ngắn, và răng của người nghiện thuốc lá nặng có thể chuyển sang màu nâu hoặc xám sau nhiều năm hút thuốc.
Video: Tác hại của thuốc lá với răng
Đánh răng ít nhất hai lần một ngày có thể ngăn ngừa răng bị ố vàng. Nhưng mọi người thường không đánh răng sau khi hút thuốc.
Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng xấu đến răng, nó còn có thể dẫn đến bệnh nướu răng.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh nướu răng cao gấp đôi so với người không hút thuốc.
Những người hút thuốc cũng có nhiều mảng bám vi khuẩn hơn, theo thông tin trên trang web của tổ chức từ thiện về sức khỏe răng miệng Oral Health Foundation.
“Nướu bị ảnh hưởng vì hút thuốc làm thiếu oxy trong máu, do đó nướu bị nhiễm trùng khó lành hơn. Hút thuốc lá khiến mọi người có nhiều mảng bám răng hơn và khiến bệnh nướu răng trở nên trầm trọng hơn nhanh chóng so với những người không hút thuốc”, theo Oral Health Foundation.
Bệnh nướu răng có thể để lại hậu quả vì nó là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng và có liên quan đến bệnh tim.
Người hút thuốc lá cũng dễ bị hôi miệng, mất khứu giác và vị giác. Nghiêm trọng hơn, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư vòm họng / ung thư miệng.
Chưa kể, thói quen này có thể gây ra một số bệnh ung thư và bệnh khác, từ đột quỵ đến ung thư phổi. Mỗi năm, có 96.000 người Anh chết vì các bệnh do hút thuốc gây ra.
Những anh lính tiến về miền Nam: Dàn visual "đỉnh của chóp"
Ngày 21/8, trên mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các cán bộ, bác sĩ, học viên Học viện Quân y chuẩn bị vào miền Nam, hỗ trợ TP.HCM dập dịch.
Hành trang lên đường của họ là một số vật dụng cá nhân nhưng mang đậm dấu ấn của người bộ đội Cụ Hồ.
"Đoàn quân" hàng trăm người tiến về miền Nam. (Ảnh: VnExpress)
Theo đó, bên cạnh chiếc balo được đeo trên vai là những đôi dép cao su, chiếu, quạt... được gói ghém cẩn thận. Lực lượng quân đội vốn được rèn luyện để thích nghi với mọi điều kiện sinh hoạt. Chính vì vậy, không có gì khó hiểu khi số đồ dùng trên được họ chuẩn bị kĩ càng.
Đặc biệt, khi tạm sinh sống tại nơi có thời tiết nắng nóng như TP.HCM, cũng như dự tính trước tình hình phải đóng quân tại các nhà xưởng, trường học hoặc nhà bạt dã chiến... việc tự đem theo quạt và chiếu đã cho thấy tinh thần chủ động trong mọi tình huống của người quân nhân.
Những chiếc ba lô nặng trĩu với móc quần áo và chiếu cá nhân. (Ảnh: Ngôi sao)
Họ đem theo quạt để dùng khi cần thiết. (Ảnh: FB H.N)
Được biết, đây đều là những chàng trai, cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã có thời gian rèn giũa trong môi trường quân ngũ. Lên đường làm nhiệm vụ, họ xuất hiện với quân phục chỉnh tề, phong thái nghiêm trang, đúng tác phong người lính. Ngoài ra, ai cũng tràn ngập khí thế và hi vọng bản thân có thể đóng góp sức lực vào công cuộc chống dịch của Sài Gòn.
Đôi dép cao su mang đậm dấu ấn người lính. (Ảnh: FB H.N)
Nếu như trên một vài diễn đàn, nhiều cô nàng bị thu hút bởi ngoại hình ấn tượng của các chiến sĩ, thì với không ít người, sự rắn rỏi thể hiện qua ánh mắt của "đoàn quân" này lại khiến họ đặc biệt quan tâm. Qua đây, đông đảo netizen bày tỏ niềm tin vào sự hỗ trợ từ những cán bộ này, hi vọng với sự góp sức của lực lượng quân y, tình trạng điều trị F0 tại TP.HCM sẽ ngày càng có kết quả tích cực.
Những người lính tuổi đời còn rất trẻ. (Ảnh: FB H.N)
Theo VnExpress, gần 300 thành viên trong đoàn được chia thành 60 tổ lưu động, triển khai nhiệm vụ tiêm phòng vaccine, lấy mẫu xét nghiệm, quản lý và chăm sóc, điều trị F0 tự cách ly tại nhà. Đồng thời, phối hợp với các bên liên quan để vận chuyển, chuyển tuyến khi cần; thực hiện một số nhiệm vụ khác và đáp ứng yêu cầu của bà con khu vực. Dự kiến, vào ngày 23/8, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai 600 bác sĩ, học viên vào miền Nam chống dịch.
Tất cả lên đường với tinh thần đem chiến thắng trở về. (Ảnh: Zing)
Chia sẻ với VnExpress, anh chàng Hoàng Nghĩa Quốc, học viên Học viện Quân y cho biết, bản thân đã được trang bị đủ kĩ năng và kiến thức cần thiết trong việc lấy mẫu bệnh phẩm, chăm sóc người mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ, không triệu chứng. "Do đây là lần đầu tiên đi chống dịch nên khá hồi hộp, dù vậy mình luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ" , Nghĩa Quốc tâm sự.
Chàng học viên tỏ vẻ quyết tâm với nhiệm vụ được giao. (Ảnh: VnExpress)
Trong khi đó, theo Zing, thiếu tướng Đỗ Thanh phong (đảm nhận chức vụ Phó Cục trưởng Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị) khẳng định: "Chúng tôi là những người lính từ nhân dân mà ra. Khi nhân dân gặp khó khăn thì quân đội với mệnh lệnh từ trái tim đã có mặt". Cũng theo thiếu tướng Phong, nhiều chiến sĩ còn rất trẻ, mới nhập ngũ từ tháng 2. Tuy nhiên, khi trải qua 6 - 7 tháng rèn luyện, trong mỗi người đã hình thành chất lính cùng ý thức, trách nhiệm cao. Do đó, bản thân ông tin tưởng đoàn công tác sẽ làm tốt nhiệm vụ.
Biểu cảm hào hứng của nữ chiến sĩ. (Ảnh: VnExpress)
Quân đội nhân dân Việt Nam vốn nêu cao tinh thần "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua". Chính vì vậy, hiện dư luận đang đặc biệt quan tâm và đặt kì vọng vào sự giúp sức của các chiến sĩ. Hi vọng trong thời gian tới, người dân TP.HCM sẽ phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương, nghiêm túc thực hiện yêu cầu từ Chỉ thị 16 nâng cao, từ đó sớm chiến thắng dịch bệnh.
Tấm lưng "gợi cảm" của bác sĩ nói hộ nỗi khát khao thầm kín của nhiều người: Hết dịch nhất định đi ăn "sập" Sài Gòn Những dòng chữ trên lưng áo bảo hộ của bác sĩ nói hộ nỗi thèm thuồng của nhiểu người hàng quán đóng cửa: Hết dịch, nhất định phải ra ngoài ăn một bữa cho đã đời! Trong những bộ đồ bảo hộ chuyên dụng mặc trong ca trực chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus Sars-coV-2, khó có thể nhận ra ai với ai....