Bác sĩ chỉ cách phân biệt triệu chứng say rượu và ngộ độc rượu
24 giờ sau khi uống rượu pha cồn methanol, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc như co giật, bất tỉnh, hôn mê, tê, yếu chân tay…
BS.CKI Nguyễn Minh Thuận – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn – cho biết lạm dụng rượu và sử dụng rượu không rõ nguồn gốc khiến cho nguy cơ nhập viện vì ngộ độc cao. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại rượu không rõ nguồn gốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần cho những người sử dụng.
“Trong đó ngộ độc do uống phải rượu có chứa methanol chiếm tỷ lệ cao khi nhập viện. Methanol là cồn công nghiệp có độc tính rất cao. Methanol dung nạp trong cơ thể được chuyển hóa thành formaldehyde và formic acid, gây toan chuyển hóa máu, tổn thương đa cơ quan như não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác, gan, thận…”, bác sĩ Thuận chia sẻ.
Người ngộ độc methanol sẽ có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ý thức lơ mơ, mù hoặc mù vĩnh viễn, hôn mê sâu, suy đa tạng (suy thận, suy gan…)… thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị giải độc kịp thời.
Mỗi người nên hạn chế uống rượu, bia để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thông tin mới về vụ 8 người ngộ độc rượu ở TP.HCM
Phân biệt say rượu và ngộ độc rượu
Theo bác sĩ Thuận, loại rượu thường dùng để uống chứa ethanol. Nếu uống nhầm rượu chứa methanol thì nguy cơ gây hại rất lớn. Những trường hợp này nếu không có cách chữa ngộ độc rượu kịp thời thường rất nguy hiểm.
Biểu hiện của ngộ độc rượu có pha methanol giống hệt biểu hiện của say rượu như loạng choạng, hoa mắt… nên rất khó phân biệt.
Nếu uống phải rượu chứa methanol, dấu hiệu ngộ độc điển hình là rối loạn về chức năng nhìn của mắt (nhìn đôi, nhìn thấy điểm đen), diễn biến nhanh hơn. Biểu hiện thường khoảng 8 giờ sau uống; rượu trộn lẫn cả methanol và ethanol thời gian sẽ từ 18-24 tiếng sau uống hoặc lâu hơn tùy thể trạng.
Cần quan sát và nhận ra các dấu hiệu sau để có cách chữa ngộ độc rượu kịp lúc.
Biểu hiện của say rượu Biểu hiện của ngộ độc rượu- Chếnh choáng
- Nói líu lưỡi
- Phối hợp cơ thể kém, mất thăng bằng,
- Buồn nôn, nôn.Chậm nhất sau 24 giờ sau khi uống rượu pha methanol, người uống sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc như:
- Co giật
- Bất tỉnh, hôn mê
- Tê, yếu chân tay hoặc một bên mặt.
- Nói ngọng dù đã tỉnh táo.
- Ho yếu, ứ đọng đờm ở miệng, họng
- Da, môi, móng tay tím tái, lạnh.
- Đại tiện, tiểu tiện ra quần.
- Rối loạn cảm nhận về màu sắc
- Nhìn mờ, không rõ ràng.
- Chướng bụng, đau bụng.
- Mệt, nôn nhiều.
Cách sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc rượu
Đối với những trường hợp nhẹ, khi thấy người uống rượu có biểu hiện ngộ độc, chúng ta nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Kê gối thấp cho người bệnh nằm nhằm làm nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng, cứ vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn.
Việc bù nước, chất điện giải, đường và các vitamin (đặc biệt vitamin nhóm B) là rất cần thiết cho giải độc rượu. Một số loại nước uống phù hợp như nước mật ong chanh gừng tươi, bột sắn dây chanh tươi, nước ép trái cây,…
Không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau. Không để người bệnh tắm ngay khi đang say vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp.
Bác sĩ Thuận lưu ý khi đã ngộ độc rượu, không cố gắng để làm cho người bệnh nôn mửa (người đã bị ngộ độc rượu đã bị giảm phản xạ) có thể làm sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.
Đối với những trường hợp nặng, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu nếu có các dấu hiệu nôn liên tục, đặc biệt khi dịch nôn có máu, lay gọi không tỉnh sau 2-3 giờ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu, co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái.
Vụ 8 sinh viên ngộ độc rượu: Uống hết 5 lít rượu pha nước ngọt
Cách phòng tránh ngộ độc rượu
Để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, mỗi người nên hạn chế uống rượu, bia để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.
Trong trường hợp phải sử dụng rượu nên lựa chọn những sản phẩm rượu rõ nguồn gốc xuất xứ. Không uống rượu khi đang uống thuốc điều trị bệnh, khi đang đói hoặc đang mệt.
Ngay khi phát hiện người bị ngộ độc rượu methanol cần chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để giải độc kịp thời, tránh các biến chứng, di chứng nguy hiểm.
2 sinh viên tử vong, 6 người nguy kịch nghi do ngộ độc Methanol
Thông tin từ Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, trong khoảng thời gian từ 15 giờ đến 19 giờ ngày 5.8, Bệnh viện Nhân dân Gia Định liên tục tiếp nhận 4 trường hợp chuyển tuyến với chẩn đoán ngộ độc methanol.Trong đó có 1 trường hợp bị toan chuyển hoá nặng, thở máy và 1 trường hợp phải lọc máu điều trị tại khoa Hồi sức – Tích cực chống độc. 2 trường hợp còn lại đang được theo dõi, điều trị tại khoa Nội tiết – thận. Các bệnh nhân được chẩn đoán chung là ngộ độc methanol ngày thứ 2.
Ngoài ra, 2 sinh viên đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, 1 người tử vong tại nhà trọ, 1 người tử vong tại Bệnh viện Lê Văn Việt.
Thông tin ban đầu, trước đó 8 người trên cùng ăn và uống chung hết bình 5 lít rượu có pha thêm nước ngọt.
Bé 2 tuổi hôn mê, co giật toàn thân sau khi uống gần hết bát rượu
Bệnh nhi 2 tuổi ở Lào Cai được chẩn đoán ngộ độc rượu, xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải.
Sau gần 3 ngày điều trị tích cực, trẻ hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ngày 5/4 tiếp nhận bé S.S.B., 2 tuổi, dân tộc Mông, sống tại thôn Cốc Thượng, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trong tình trạng hôn mê, có các cơn co giật dài toàn thân.
Ông nội bé B. cho biết, 2h ngày 5/4, do khát nước, trẻ uống gần hết một bát rượu (khoảng 200ml). Đây là ca rượu gia đình uống từ hôm trước. Sau uống, trẻ đi ngủ, sáng gọi không tỉnh, có cơn kích thích vật vã, co giật toàn thân, được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng và chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai.
Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị ngộ độc rượu, xử trí cấp cứu theo phác đồ ngộ độc, truyền dịch, bù nước điện giải. Sau gần 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Vũ Thị Hải Yến, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai cho biết đây là ca bệnh ngộ độc rượu ở trẻ có độ tuổi nhỏ nhất từ trước đến nay tại cơ sở y tế này. Theo các bác sĩ, nhiều người nghĩ rằng cho trẻ nếm thử một chút rượu, bia sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe, song trên thực tế chỉ cần một ngụm nhỏ, trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Theo bác sĩ Yến, trẻ em uống rượu sẽ bị kích thích khiến mặt đỏ gay, choáng váng. Nếu uống nhiều, dễ gây hại cho não, mắt, gan, thận của trẻ. Rượu bia còn làm giảm sút trí tuệ, trí nhớ kém, mất tập trung đồng thời ảnh hưởng đến năng lực tư duy và khả năng học tập của trẻ.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ huynh cho trẻ tiếp xúc sớm với rượu, bia là sai lầm nguy hiểm.
Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không khuyến khích, cổ vũ trẻ uống rượu, bia, không để rượu, bia, các chai hóa học độc hại,... gần trẻ.
Khi trẻ đã ăn hoặc uống phải các chất độc hại phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, đồng thời mang theo đồ ăn, thức uống mà trẻ đã bị ngộ độc đến bệnh viện để xét nghiệm độc chất.
Tử vong do dùng rượu pha cồn công nghiệp Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai thời gian gần đây liên tiếp cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu do uống rượu chứa cồn công nghiệp methanol. 1 người đã tử vong Tin từ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, tình trạng ngộ độc cồn công nghiệp methanol có chiều hướng gia tăng. 2 tuần trở lại...