Bác sĩ “chạy đua với thời gian” để mổ cấp cứu lấy ra cục pin đang “cháy” trong thực quản bé gái 2 tuổi
Nhớ lại thời điểm con phải phẫu thuật gấp, mẹ của bé vẫn không quên những gì bác sĩ nói: “Các bác sĩ nói với chúng tôi cơ hội sống sót của con bé giống như đi bộ trên đường cao tốc đông đúc mà không bị xe đâm”.
Elsie-Rose Duffy, 2 tuổi, được mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Sheffield, sau đó chuyển đến bệnh viện đa khoa thành phố Leeds trong tình trạng đau bụng dữ dội. Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện có một viên pin cúc áo bị mắc kẹt trong thực quản của cô bé. Bác sĩ cũng cho biết, dòng điện trong viên pin đang trộn với nước bọt tạo ra chất xút ăn mòn da ở cổ họng bé, gây ra cảm giác như “cháy” bên trong người. Theo chẩn đoán của bác sĩ thì rất có thể bé đã nuốt viên pin trong khoảng 24 giờ và gây ra nhiều nguy hiểm.
Bác sĩ cũng cho biết, dòng điện trong viên pin đang trộn với nước bọt tạo ra chất xút ăn mòn da ở cổ họng bé, gây ra cảm giác như “cháy” cổ họng.
Ngay sau đó, ca phẫu thuật được chỉ định tiến hành để chạy đua với thời gian. Nhớ lại giây phút ấy, mẹ của Elsie vẫn không quên những gì bác sĩ nói: “Các bác sĩ nói với chúng tôi cơ hội sống sót của con bé giống như đi bộ trên đường cao tốc đông đúc mà không bị xe đâm. Trước khi vào phòng phẫu thuật, họ nói với tôi rằng hãy trao cho con nụ hôn cuối đi. Họ đã nghĩ rằng mọi chuyện thật sự rất tệ”.
Nhưng rồi phép màu đã đến, cô bé Elsie 2 tuổi đã làm được điều phi thường – đó là vẫn còn sống.
Mike Thomson, chuyên gia tư vấn của Bệnh viện Nhi đồng Sheffield, cảnh báo: Tình trạng nuốt pin cúc áo ở trẻ em có dấu hiệu gia tăng khắp vương quốc Anh. Loại pin này thường có trong các loại đồ chơi, điều khiến từ xa, chìa khoá xe, máy tính…
Video đang HOT
Nhưng rồi phép màu đã đến, cô bé Elsie 2 tuổi đã làm được điều phi thường – đó là vẫn còn sống.
Nuốt pin cúc áo nguy hiểm như thế nào?
Bình thường, sau khi nuốt, viên pin sẽ đi qua đường tiêu hóa – nhưng nếu viên pin mắc kẹt ở thực quản hoặc ở ruột, nó có thể bị vỡ và giải phóng ra chất kiềm gây loét hoặc bỏng ở đường tiêu hóa. Ngay cả sau khi viên pin đã được loại bỏ, nó vẫn có thể tiếp tục gây bỏng và tổn thương nghiêm trọng.
Khi pin bị mắc ở thực quản thì trẻ sẽ bị các triệu chứng như khó nuốt, ho, sốt, ăn kém ngon, mệt mỏi. Nếu pin gây bỏng hay tổn thương ruột thì triệu chứng sẽ nặng hơn như nôn, đau ngực, đau bụng, phân màu xám hoặc lẫn máu.
Loại pin cúc áo này có thể có mặt trong rất nhiều vật dụng phổ biến của gia đình ngày nay, bao gồm, chìa khóa ô tô, điều khiển từ xa… Pin cúc áo có kích thước nhỏ nên trẻ có thể nhầm lẫn chúng là kẹo ngọt và rất dễ nhặt và cho vào miệng, sau đó nuốt.
Mặc dù là vật rất nhỏ nhưng những nguy hiểm mà pin cúc áo gây ra lại vô cùng kinh khủng. Trẻ có thể không nghẹn khi nuốt phải nhưng nó có thể đốt cháy họng trẻ, dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng từ bên trong và khiến trẻ tử vong. Nguy hiểm hơn nữa là quá trình này có thể diễn ra rất nhanh, trong vòng 2 giờ đồng hồ.
Theo ThS Nguyễn Trung Nguyên – Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, hầu hết các tai nạn liên quan đến pin cúc áo là do pin mắc lại thực quản và ăn mòn động mạch chủ hoặc các mạch máu chính khác, gây xuất huyết nghiêm trọng. Nhiều trẻ tử vong, một số trường hợp còn sống nhưng cũng chịu nhiều chấn thương nặng nề.
Khi đã phát hiện trẻ nuốt phải pin thì phụ huynh tuyệt đối không nên gây nôn cho trẻ vì pin không thể thoát ra ngoài theo các chất được nôn. Nên cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo Helino
Đang chơi đùa, bé trai 28 tháng tuổi bất ngờ tháo dây chuyền bạc nuốt vào người
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa gắp thành công một dị vật là dây chuyền bạc dài 14cm trong phế quản một bệnh nhi.
Sợi dây chuyền bạc sau khi được gắp ra. Ảnh: BVCC
Trước đó, bệnh nhi N.Đ.T.H (28 tháng tuổi, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng khó thở, ho sặc sụa.
Người nhà cho biết, trong lúc cháu H. đang chơi đùa thì phát hiện ho sặc sụa, khó thở. Phát hiện thấy vòng bạc cháu đeo ở tay không còn nên gia đình nghi cháu đã nuốt và đưa đến bệnh viện.
Tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, chụp XQ. Hình ảnh cản quang bất thường tương ứng khí quản và một phần phế quản gốc phải.
Sau khi gắp dị vật ra, bệnh nhi đã đỡ khó thở, da môi hồng. Hiện tại cháy nói chuyện bình thường và chờ xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ Trần Xuân Sơn - Phó Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, BVĐK Hà Tĩnh khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức cần thiết về nhận biết các trường hợp hóc dị vật.
Dị vật đường thở, đường ăn là tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt ở trẻ em thì nguy cơ bỏ quên dị vật, khó chẩn đoán và dễ dẫn đến các biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.
T.Công
Theo toquoc
Cô bé 2 tuổi tử vong vì hóc dị vật sau bữa ăn ở trường Sau bữa ăn sáng, trẻ mầm non ở Đồng Nai tím tái, khó thở, được cô bảo mẫu đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Ảnh minh họa Cô bé 2 tuổi được gia đình đưa đến gửi tại nhóm giữ trẻ tư thục mầm non ở phường Tân Biên, TP Biên Hòa, ba hôm trước. Sau bữa ăn sáng khoảng 30...