Bác sĩ châu Âu khuyến cáo việc sử dụng thuốc cổ truyền Trung Quốc
Các bác sĩ hàng đầu của Châu Âu kêu gọi các quy định chặt chẽ hơn về các sản phẩm có nguồn gốc y học cổ truyền của Trung Quốc, cũng như bày tỏ lo lắng rằng sự công nhận gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới sẽ khuyến khích việc sử dụng các liệu pháp chưa được chứng minh đôi khi có thể gây hại.
Liên đoàn các Viện Y học Châu Âu (FEAM) và Hội đồng Tư vấn Khoa học tại Học viện Châu Âu sẽ đưa ra một tuyên bố chung vào thứ Năm kêu gọi WHO làm rõ cách sử dụng dược phẩm cổ truyền Trung Quốc và các liệu pháp bổ sung khác.
Đầu năm nay, WHO đã quyết định bổ sung một chương về y học cổ truyền Trung Quốc vào Bảng phân loại bệnh quốc tế (ICD), trong đó liệt kê các phương pháp điều trị có sẵn trên toàn cầu cho các loại bệnh. ICD có ảnh hưởng tới việc các chính phủ quyết định ngân sách y tế.
WHO cho biết đây không phải là một sự chứng thực, nhưng các nhà khoa học châu Âu lo ngại nó sẽ được các nhà sản xuất sử dụng để quảng bá thảo dược và các phương thuốc khác và người dùng sẽ bị lầm tưởng rằng các phương thuốc truyền thống của Trung Quốc đảm bảo và an toàn. “Một số người mắc bệnh nghiêm trọng thậm chí có thể tránh hoặc trì hoãn việc đi khám bác sĩ thông thường”, các nhà khoa học cảnh báo.
Các bác sĩ châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của y học dựa trên bằng chứng, Giáo sư George Griffin, chủ tịch của FEAM cho biết. Ông Griffin cho biết các bác sĩ phương Tây chỉ cung cấp thuốc và phương pháp điều trị trừ khi có bằng chứng xác thực rằng chúng có tác dụng và không gây tổn hại, trong khi hầu hết các loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc đều không được kiểm soát. “Dược phẩm truyền thống Trung Quốc không được kiểm tra độc tính đúng cách. Chúng có thể khác nhau rất nhiều giữa các lô được sản xuất, ví dụ như rong biển, là loại mới nhất và chúng có thể gây hại”, ông Griffin chỉ ra.
Y học cổ truyền Trung Quốc bao gồm các phương thuốc thảo dược, thái cực quyền, giác hơi và châm cứu. Giới y học cổ truyền Trung Quốc quan tâm đến toàn bộ tâm trí cũng như cơ thể và không chẩn đoán dựa trên các triệu chứng riêng biệt.
Các bác sĩ châu Âu thừa nhận rằng y học cổ truyền Trung Quốc đôi khi đã tạo ra các phương pháp điều trị có giá trị thực sự với thế giới. Đáng chú ý nhất gần đây là liệu pháp artemisinin (thanh hao tố) trong điều trị sốt rét ở châu Phi. Nhưng, họ chỉ ra rằng, các chế phẩm artemisia ban đầu đã được sửa đổi về mặt hóa học và được kiểm tra nghiêm ngặt để sản xuất đại trà.
Video đang HOT
Tuy nhiên nhiều nguy cơ gây hại từ các thành phần thảo dược cổ truyền đã được ghi nhận. Đôi khi các loại thảo dược đã được pha trộn với hóa chất. Ngoài ra biện pháp châm cứu có thể gây thương tích, nhiễm trùng,…
Y học cổ truyền Trung Quốc đã trở thành một ngành công nghiệp lớn với ước tính đạt doanh thu 60 tỷ USD một năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 10%.
Huy Vũ
Theo The Guardian/ngaynay
1,7 triệu người chết mỗi năm do bệnh ung thư này, thủ phạm là gì?
Theo thống kê của tổ chức Globocan, ung thư phổi là căn bệnh ung thư hàng đầu ở thế giới với 2 triệu ca mắc mới mỗi năm và 1,761 nghìn người tử vong năm 2018.
Ung thư phổi dấu hiệu chủ yếu là ho kéo dài.
Bệnh đứng đầu ở các Châu lục
Kết hợp cả 2 giới, 5 loại ung thư hay gặp hàng đầu thế giới 2018 là ung thư phổi (2.093.876 ca, 11,6% ở hai giới và riêng nam giới ung thư phổi chiếm 14,5 %.
Đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã và đang hút thuốc lá (80%) cộng thêm 5% ước tính do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Mức độ nặng nhẹ của sự tiếp xúc với khói thuốc tùy thuộc vào số năm mà người đó đã hút thuốc, số điếu thuốc hút trong ngày và phần nhựa có trong điếu thuốc.
Có 10 đến 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 đến 40 năm tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi xuất hiện ung thư phổi.
Ngoài hút thuốc, các yếu tố khác như địa lý cũng liên quan tới ung thư phổi. Tỷ lệ ung thư phổi thay đổi tùy theo vùng địa lý trên thế giới. Châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ ung thư phổi cao nhất 10-15%, các nước Châu Phi có tỷ lệ thấp hơn 5%, có khoảng 5-10% ở Châu Á và Nam Mỹ.
Giới tính, ung thư phổi chiếm ưu thế ở nam giới 50-75 tuổi. Tại các nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới của vài quốc gia những năm gần đây không gia tăng trong khi tỷ lệ ung thư phổi có chiều hướng gia tăng ở phụ nữ.
Ô nhiễm không khí như do hơi xả từ các động cơ, xí nghiệp, từ khí đốt của các gia đình... việc tiếp xúc với khí radon, các ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng và môi trường ô nhiễm khói thuốc có liên quan đến sự xuất hiện của ung thư phổi. Chất sinh ung thư asbestos trong một vài loại nghề nghiệp, công nhân làm việc ở một số mỏ như mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromate, công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt sẽ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn.
Căn bệnh khó phát hiện sớm
TS Hoàng Đình Chân - nguyên bác sĩ Bệnh viện K trung ương cho biết ung thư phổi là căn bệnh ung thư di căn rất nhanh. Khi người bệnh phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn trễ do ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn thế nên thường khi bệnh diễn tiến xa mới có các triệu chứng xuất hiện.
Các triệu chứng xuất hiện vào lúc chẩn đoán ung thư phổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu, của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan, sự xuất hiện ngẫu nhiên của dấu hiệu tiền ung thư.
Ung thư phổi thường có các triệu chứng thường gặp như khó thở, ho ra máu, đau ngực, viêm phổi tái diễn. Có thể kèm theo các triệu chứng như khan tiếng do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
Người bệnh sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục... thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư.
Khi có các triệu chứng trên, người bệnh có thể đến các cơ sở y tế để tầm soát ung thư phổi. Bác sĩ Chân cho biết có thể chụp Xquang phổi,xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm,chụp cắt lớp điện toán ngực(CT Scan)
Theo các hướng dẫn từ Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo nên CT Scan hàng năm cho các đối tượng tuổi từ 55-74 tuổi, hút thuốc trên 30 gói thuốc/năm hoặc đang hút thuốc hay đã ngừng hút thuốc trong 15 năm trở lại.
Phòng ung thư phổi bằng cách tăng cường vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần/tuần cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Bỏ thuốc lá, bởi vì hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư việc bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi. Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút thuốc cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.
Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh, ăn các loại rau đa dạng, hoa quả nhiều màu sắc như cam, táo, cà chua, rau chân vịt, súp lơ,... Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường,...
Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng, đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.
Theo infonet
Tử vong nghi do nhiễm khuẩn "ăn thịt người" ở biển Baltic Cơ quan Y tế và Phúc lợi xã hội Đức đã thông báo về một trường hợp bệnh nhân nữ tử vong sau khi đi tắm biển Baltic. Nguyên nhân cái chết có thể do một loại virus ăn thịt người. Nạn nhân là một phụ nữ ở bang Mecklenburg-Vorpommern (Đức). Cô này đã tử vong sau khi đi tắm ở vùng biển...