Bác sĩ chẩn đoán viêm thực quản trào ngược, thủ phạm lại là dị vật
Người bệnh có biểu hiện đau ngực, nuốt đau, không ăn được đi khám được chẩn đoán viêm thực quản trào ngược. “Thủ phạm” thực sự là miếng nhựa có hình ngôi sao 5 cánh cắm vào hai bên thành thực quản, gây thủng thực quản.
Các bác sĩ thực hiện ca nội soi cho người bệnh. Ảnh: Thảo My.
ThS.BS Đỗ Trọng Khiếu – Phó trưởng khoa Nội soi Tiêu hóa (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội) cho biết: Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận nam bệnh nhân N.X.D, 29 tuổi, trú tại Kinh Môn (Hải Dương) với chẩn đoán: Dị vật đường tiêu hóa. Kết quả chụp Xquang cho thấy hình ảnh dị vật nằm ở vị trí thực quản ngực – đoạn giữa, kích thước khoảng 30mm.
Trước đó vài ngày, sau một bữa ăn anh D thấy đau ngực – nuốt đau – không ăn được nên đã đi khám nội soi ở 1 phòng khám tư nhân nhưng không hiểu vì lý do gì mà không soi được.
Hình ảnh dị vật trong thực quản người bệnh. Ảnh do bác sĩ cung cấp.
Sau đó, anh D đến một bệnh viện tuyến trung ương khám và thực hiện nội soi, bác sĩ chẩn đoán bị viêm thực quản trào ngược, chỉ điều trị nội, uống thuốc nhưng vẫn thấy tức ngực, khó nuốt. Bệnh nhân lại tiếp tục đến một bệnh viện khác, lần này, các bác sĩ nội soi phát hiện dị vật, song không gắp được dị vật nên được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Video đang HOT
Bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng đau tức ngực, nuốt đau, hạch cổ sưng to và được chỉ định can thiệp nội soi lấy dị vật.
Tại đây, các bác sĩ nội soi đã lấy ra từ thực quản của bệnh nhân 1 miếng nhựa có hình ngôi sao 5 cánh, kích thước 30mm, 2 cánh sắc nhọn của dị vật cắm vào hai bên thành thực quản, gây thủng thực quản. Lỗ thủng kích thước khoảng 7mm, bờ lỗ thủng tương đối gọn.
Tiếp theo, các bác sĩ quyết định mở thông dạ dày qua nội soi. Đây là một thủ thuật nội soi can thiệp nhằm mục đích nuôi dưỡng cho bệnh nhân, tránh việc lưu thông thức ăn qua thực quản bị tổn thương, thức ăn có thể chui qua lỗ thủng tạo nên áp xe quanh thực quản, áp xe trung thất.
Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như giảm nguy cơ nhiễm trùng so với việc nuôi dưỡng đường truyền tĩnh mạch, sử dụng chức năng ruột một cách bình thường…
Hiện bệnh nhân ổn định và có thể xuất viện trong 2,3 ngày tới.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi bị dị vật người bệnh cần được chẩn đoán kịp thời, đúng cách và chuyển ngay đến các cơ sở uy tín để được khám và kiểm tra, lấy bỏ dị vật, điều trị các thương tổn phối hợp như thủng thực quản, thủng ruột.
Vừa đánh răng vừa cười, cô gái nuốt luôn chiếc bàn chải vào bụng
Vừa đánh răng vừa cười đùa, cô gái 19 tuổi đã nuốt nguyên chiếc bàn chải đánh răng vào bụng, phải vào BV Đại học Y cấp cứu.
Bàn chải đánh răng được nữ bệnh nhân nuốt vào trong dạ dày
Nuốt phải dị vật vào đường tiêu hóa là một tai nạn thường gặp. Trong phần lớn các trường hợp, dị vật bị nuốt vào sẽ tự trôi qua ống tiêu hóa trước khi được đào thải ra ngoài qua phân.
Tuy nhiên, đôi khi các dị vật không tiếp tục di chuyển mà bị tắc lại ở một chỗ hẹp gây ra viêm, loét, thậm chí thủng đường tiêu hóa dẫn đến nhiều biểu hiện lâm sàng đa dạng, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân.
BSCKII. Trần Quốc Tiến - Giám đốc Trung tâm Nội soi (BV ĐH Y Hà Nội) cho biết, thời gian qua, Trung tâm đã tiếp nhận và xử trí cho nhiều bệnh nhân nuốt phải dị vật đường tiêu hóa.
Gần đây nhất là trường hợp nữ bệnh nhân, 19 tuổi, đến cấp cứu vì nuốt... bàn chải đánh răng. Bệnh nhân trong lúc vừa đánh răng vừa cười đùa đã nuốt nguyên chiếc bàn chải đánh răng, các bác sĩ tiến hành nội soi phát hiện chiếc bàn chải đánh răng trong dạ dày và lấy ra an toàn.
Ảnh minh họa
Hay trường hợp khác là bệnh nhân nam, 61 tuổi, đến viện cấp cứu vì nuốt viên thuốc còn nguyên vỏ do khi uống quên không tách khỏi vỉ. Viên thuốc có cạnh sắc nhọn mắc ở thực quản, bệnh nhân cũng được tiến hành nội soi phát hiện và lấy ra nhanh chóng.
Theo BSCKII. Trần Quốc Tiến - Giám đốc Trung tâm Nội soi, tỷ lệ gặp biến chứng sau khi nuốt dị vật chiếm
Cụ thể, BS Trần Quốc Tiến cho biết, dị vật vùng hầu họng có thể gây rách niêm mạc, nuốt khó.
Ngoài ra, dị vật thực quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng thực quản, áp xe thực quản, viêm trung thất, thủng các mạch máu lớn vùng cổ, động mạch chủ ngực, tràn khí màng phổi, rò khí quản - thực quản, rò thực quản - động mạch chủ là biến chứng có thể gây tử vong rất nhanh và rất khó điều trị kịp thời.
"Dị vật ở dạ dày và ruột non có thể gây thủng, tạo áp xe trong ổ bụng, viêm phúc mạc hay tắc ruột. Đây cũng là những biến chứng nặng, cần can thiệp sớm bằng phẫu thuật", BS Trần Quốc Tiến nhấn mạnh.
Để phòng tránh dị vật đường tiêu hóa, BS Tiến khuyến cáo, trong khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh trộn canh vào cơm ăn cùng một lúc, không nên vừa ăn vừa nói chuyện.
Người già và trẻ nhỏ nên tránh ăn thức ăn dai, gân, da,... hoặc cần cắt nhỏ nấu kỹ. Đối với người có răng giả cần thận trọng khi ăn uống, thường xuyên kiểm tra độ vững chắc của răng giả.
"Lưu ý các loại thịt cá có lẫn xương mà chưa được lọc kỹ. Bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong. Khi uống thuốc cần nhớ tách từng viên khỏi vỏ/vỉ. Đối với trẻ em, cha mẹ nên để xa tầm tay những vật dụng hay đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể cho vào miệng", BS Trần Quốc Tiến nhấn mạnh.
Đặc biệt, khi phát hiện mắc phải dị vật, người bệnh cần đến khám và điều trị can thiệp ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa, không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc điều trị mẹo theo dân gian rất nguy hiểm và làm bệnh phức tạp thêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo infonet
Làm gì khi nuốt phải tăm: Đừng chủ quan, phải đến phòng cấp cứu ngay dù không có triệu chứng Nhìn chung, các tai nạn nuốt phải tăm có tỷ lệ tử vong khoảng 18%. Nhưng nếu tăm xuyên qua đường tiêu hóa gây sốc hoặc tạo ra lỗ rò, bệnh nhân có từ 70 đến 80% nguy cơ tử vong. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận và xử trí thành công một trường hợp hy hữu, trong đó,...