Bác sĩ cảnh báo rủi ro ung thư từ trào lưu tự tẩy nốt ruồi trên mạng xã hội
Phương pháp tẩy nốt ruồi thường được sử dụng trong các clip này là dùng dấm táo, băng dán lột nốt ruồi hay thậm chí là bất kể cách kì lạ nào khác để gỡ được nốt ruồi ra khỏi da.
Trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài vừa qua, nhiều người dùng mạng xã hội Tik tok ở Mỹ đã khởi xướng trào lưu tự tẩy các nốt ruồi, bớt bẩm sinh tại nhà, và theo những người đăng tải video thì đây là một giải pháp để “chống chán”.
Phương pháp tẩy nốt ruồi thường được sử dụng trong các clip này là dùng dấm táo, băng dán lột nốt ruồi hay thậm chí là bất kể cách nào khác để gỡ nốt ruồi ra khỏi da.
Một số video còn thu hút được gần 10 triệu lượt xem.
Những video với chủ đề trên đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cư dân mạng, thậm chí một số video còn thu hút được gần 10 triệu lượt xem.
Mặc dù trông có vẻ đây là những biện pháp tẩy nốt ruồi, bớt rất đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chuyên gia, trào lưu này thực sự rất đáng quan ngại, bởi việc thực hiện theo có thể gây các bệnh về da liễu, trong đó có ung thư.
Về vấn đề này, BS Joyce Park, chuyên gia da liễu tại Bệnh viện California (Mỹ) khẳng định: “Các bác sĩ da liễu không bao giờ khuyên người dân tự tẩy dạng tổn thương sắc tố da như nốt ruồi hay bớt tại nhà”.
Video đang HOT
Theo phân tích của chuyên gia này, về bản chất, nốt ruồi chính là những khối u hắc tố, do sự loạn sản lành tính và khu trú của sắc tố melanine. Tuy nhiên, nếu không phải là một bác sĩ da liễu, bạn sẽ không thể biết được đâu là nốt ruồi thông thường, đâu là nốt ruồi không điển hình có nguy cơ cao chuyển biến thành ung thư hay thậm chí nó vốn dĩ đã là một khối u hắc tố ác tính.
Trong trường hợp thứ được tẩy là nốt ruồi không điển hình hoặc khối u hắc tố ác tính, bạn sẽ không thể loại bỏ triệt để các tế bào bên dưới da, và nó sẽ tiếp tục phát triển, thậm chí là phát tán ra các khu vực khác của cơ thể. Ngoài ra, dù nốt ruồi được tẩy là loại lành tính, thì việc sử dụng hóa chất cũng không đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn, nốt ruồi có thể tái phát, vô tình làm các tế bào sắc tố bị kích thích, dễ gây ung thư hóa.
“Đó là còn chưa kể đến việc tự tẩy nốt ruồi, bớt tại nhà có thể để lại sẹo hoặc bị nhiễm trùng da. Chính vì vậy, tôi khuyến cáo mọi người không được bắt chước theo trào lưu này” – BS Joyce Park nhấn mạnh.
Cách nhận biết nốt ruồi ung thư (ung thư hắc tố)
nốt ruồi ung thư thường có sự khác biệt về hình dạng, kích thước, màu sắc…, cụ thể:
- Nốt ruồi ung thư thường có hình dạng bất đối xứng.
- Đường viền của nốt ruồi mờ, không rõ đường biên xung quanh, nhìn khác so với các nốt ruồi thông thường.
- Nốt ruồi có màu khác thường như: nâu, đen, xanh đậm, trắng hay đỏ đều đáng nghi ngờ. Đặc biệt, nốt ruồi chỗ màu đậm, chỗ màu nhạt thì nguy cơ ung thư rất cao.
- Nốt ruồi thường chỉ nhỏ hơn hoặc bằng khoảng 6mm. Nếu nốt ruồi to bất thường thì chúng ta cần đi kiểm tra.
- Nếu nốt ruồi phát triển nhanh, trồi trên da, đổi màu, gây ngứa ngáy, khó chịu, hoặc ra máu thì đó là dấu hiệu đáng báo động, cần đi khám ngay.
Trường hợp có những dấu hiệu bất thường ở nốt ruồi, bạn có thể tới các bệnh viện chuyên khoa ung bướu để được làm các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết và điều trị kịp thời.
Sự thực về quan hệ bằng miệng gây ung thư vòm họng
Không phải cứ quan hệ tình dục (QHTD) bằng miệng sẽ gây ra ung thư. Bản thân QHTD bằng miệng không gây ung thư, nhưng nó làm lan truyền Human papillomavirus (HPV) là tác nhân gây ung thư.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân chính bắt nguồn từ người nhiễm HPV, loại virus này có thể truyền từ người sang người khi quan hệ tình dục, bao gồm cả QHTD bằng miệng.
HPV không trực tiếp gây ung thư, nhưng nó làm thay đổi tế bào bị lây nhiễm và những tế bào này có thể bị ung thư hóa, tuy nhiên cần một khoảng thời gian chừng vài năm. Có ít người nhiễm HPV sẽ tiến triển thành ung thư. Khoảng 9/10 người sẽ tự đào thải virus khỏi cơ thể trong vòng 2 năm.
Tuy nhiên những người hút thuốc lá ít có khả năng đào thải virus hơn bởi hút thuốc lá phá hủy những tế bào bảo vệ đặc biệt ở da, tạo điều kiện cho virus tồn tại. Có một số loại ung thư có mối liên hệ với sự lây nhiễm HPV ở khu vực miệng, họng và một số type HPV lại được lây truyền qua QHTD bằng miệng. Type HPV tìm thấy trong miệng gần như chỉ lây truyền qua đường tình dục, do đó QHTD bằng miệng là con đường lây truyền chính.
Khoảng 1/4 trường hợp ung thư khoang miệng và 1/3 trường hợp ung thư vòm họng có liên quan tới HPV, tuy nhiên đa số ung thư vòm họng ở người trẻ hiện nay có liên quan tới HPV. HPV có hơn 100 type khác nhau, trong đó 15 type nguy cơ cao có mối liên hệ với ung thư. Chúng cũng lây truyền qua quan hệ tình dục đường âm đạo và qua hậu môn, gây ra mối liên quan với ung thư cổ tử cung, trực tràng và dương vật.
Một số loại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da - da, gây nên mụn cóc, bao gồm cả mụn cóc sinh dục. Type HPV gây mụn cóc thuộc nhóm nguy cơ thấp, không phải nhóm có mối liên hệ với ung thư.
Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, hoặc cảm thấy lo lắng bản thân có nguy cơ mắc ung thư miệng họng, bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt. Các triệu chứng cho thấy có thể đã bị ung thư miệng họng là: các mảng đỏ hoặc đỏ và trắng trên lưỡi, hoặc niêm mạc miệng; các vết loét trên miệng không liền sau 3 tuần; sưng miệng kéo dài trên 3 tuần; đau khi nuốt; cảm giác có vật cản mắc ở trong họng.
BS. Đinh Mạnh Trí
Theo SK&ĐS
5 dấu hiệu không ngờ cảnh báo ung thư thanh quản Khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần, ho, khó thở... có thể là những dấu hiệu đỏ cảnh báo bệnh ung thư thanh quản. Ung thư thanh quản là một trong các bệnh lý ung thư vòm mũi họng. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có những triệu chứng rõ ràng. Vì thế, bệnh nhân thường bỏ qua, dễ gây lầm tưởng với...