Bác sĩ cảnh báo 7 thói quen có thể gây tổn thương, teo não
Có những thói quen làm hàng ngày có thể vô tình “tiêu diệt” các tế bào não khiến chúng ta có nguy cơ bị rối loạn tâm thần, tăng khả năng mất trí nhớ, tổn thương não.
Bác sĩ Lâm Chí Hào, trưởng Khoa Thần kinh của Bệnh viện Lâm Tân (Đài Loan) cho rằng, 7 thói quen trong cuộc sống hàng ngày có thể làm tổn thương não, kiến nghị mọi người nên tập thể dục nhiều hơn, đọc sách và nói chuyện với người khác để kích thích não bộ phát triển, đồng thời làm giảm những tổn thương đối với não.
8 thói quen gây hại cho não
1. Thích ăn thực phẩm quá ngọt, quá mặn hoặc quá nhiều dầu
Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ ảnh hướng đến sự phát triển thần kinh
Những thực phẩm này sẽ làm cho cơ thể béo lên, khiến các mạch máu dễ xuất hiện xơ cứng động mạch, ảnh hướng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng và phát triển thần kinh. Khi tuần hoàn não không tốt, tế bào thần kinh bị suy dinh dưỡng, sẽ khiến não dễ bị co rút và làm tổn thương não.
2. Thích ở trong nhà, ít tiếp xúc với ánh mặt trời
Thời gian dài ở nhà, thiếu sự tương tác, giống như sống trong một môi trường tăm tối, không có ánh sáng mặt trời, khiến con người dễ bị u uất. Bởi vì thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu vitamin D, điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Việc giảm tương tác với người khác, giảm trò chuyện và đọc sách, cũng là những nguyên nhân dẫn đến não bị tổn thương.
3. Thức đêm
Cơ thể thiếu ngủ cũng sẽ khiến não hoạt động kém hơn
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự củng cố và phát triển của não. Nhiều người bị mất ngủ trong một thời gian dài sẽ khiến não trở nên kém hiệu quả trong việc bài tiết các chất chuyển hóa. Khi bạn đi ngủ vào ban đêm, hệ thống bạch huyết sẽ được bật, khiến một số chất chuyển hóa độc tố trong một ngày được loại bỏ một cách hiệu quả.
Nếu ngày hôm nay ngủ không ngon, các chất chuyển hóa này sẽ tích tụ lại trong não, thời gian dài sẽ gây tổn thương não.
4. Lười động não và suy nghĩ
Chức năng chính của não bộ là suy nghĩ, khi bạn lười động não và suy nghĩ, kích thước não bộ của bạn sẽ giảm. Đọc, viết và giải các câu đố ô chữ là một số hoạt động bạn có thể thực hiện để rèn luyện trí não. Ngoài ra, bạn có thể chơi một vài trò chơi trí não. Hãy kích thích mặt sáng tạo trong bạn. Đừng ngừng suy nghĩ và học hỏi những điều mới mỗi ngày.
5. Hút thuốc lá
Video đang HOT
Hút thuốc lá làm hỏng tế bào và khả năng sống thần kinh
Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tác hại của việc hút thuốc. Hút thuốc rõ ràng làm hỏng màng tế bào và khả năng sống thần kinh trong các khu vực của não quản lý sự cân bằng, phối hợp, và cả kỹ năng vận động tinh và thô. Nó cũng làm ảnh hưởng đến vỏ não – nơi xảy ra các quá trình bao gồm ngôn ngữ, bộ nhớ và nhận thức.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc cai thuốc lá có thể khôi phục một số độ dày đã mất của vỏ não, ngay cả với những người nghiện hút thuốc lá nặng.
6. Tiếp xúc với không khí ô nhiễm
Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào não. Các hạt bụi mịn lơ lửng có thể đi qua máu hoặc xâm nhập vào các tế bào não, điều này sẽ làm tăng khả năng mắc chứng mất trí nhớ và xơ cứng động mạch.
7. Uống quá nhiều rượu
Rượu là thủ phạm chính gây ra bệnh gan. Tuy nhiên, bạn có biết rằng rượu cũng gây tổn thương não. Trên thực tế, việc uống quá nhiều rượu sẽ phá hủy sự liên kết giữa các tế bào não.
Mờ mắt, đi lại khó khăn, suy giảm trí nhớ, đưa ra quyết định thiếu sáng suốt, đây là một số tác hại mà rượu gây ra cho con người. Bạn đã có thể có những triệu chứng này trong những lần say rượu.
Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể gây teo não, mất trí nhớ và hội chứng Wernicke-Korsakoff (Hội chứng sa sút trí nhớ do rượu).
Làm thế nào để bảo vệ não?
Bác sĩ Lâm Chí Hào kiến nghị:
- Mọi người nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả mọng và các loại hạt.
- Khi ăn thịt cố gắng ăn thịt trắng, ăn ít thị đỏ, nên lựa chọn dầu thực vật hoặc dầu ôliu.
- Đồng thời tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán hoặc các loại bánh ngọt.
- Tập thể dục thường xuyên, bao gồm tập thể dục nhịp điệu, đi bộ, hoặc yoga, cũng có thể cải thiện tuần hoàn não, khiến tế bào não phát triển.
- Ngoài ra đọc nhiều sách, tương tác với nhiều người, cũng có thể kích thích đại não.
- Cuối cùng, thái độ lạc quan, vui vẻ cũng chính là chìa khóa để bảo vệ não.
Thói quen nhai đá lạnh và những hệ luỵ xấu cho sức khoẻ
Nhai đá viên có thể giảm bớt cảm giác khô miệng, tuy nhiên, nếu bạn có sở thích nhai đá lạnh thường xuyên thì hãy cẩn thận vì đây có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý cần phải thăm khám kịp thời.
Pagophagia hay còn gọi là chứng thèm đá lạnh, thích nhai đá lạnh và nhai dai dẳng trong một thời gian dài. Đây là một chứng hiếm gặp trong hội chứng rối loạn ăn uống được gọi là pica.
Pica có thể đi kèm với những dạng rối loạn tâm thần khác chẳng hạn như tự kỷ, tâm thần phân liệt khiến bạn có cảm giác thèm ăn với các thực phẩm không có một giá trị dinh dưỡng nào cả.
1. Nguyên nhân khiếc bạn thèm nhai đá lạnh
Mối quan hệ giữa thiếu máu và thiếu sắt với thói quen thèm nhai đá lạnh
Dù chưa thực sự được kết luận nhưng nhiều nghiên cứ khoa học đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ mật thiết giữa việc thích nhai đá lạnh và người bị thiếu máu - thiếu sắt.
Trong một nghiên cứu về những người bị thiếu sắt cho thấy có 13 trên tổng số 81 người tham gia nghiên cứu có chiệu chứng của chứng Pagophagia. Thêm vào đó khi tiếp nhận điều trị bổ sung sắt thì cảm giác thèm ăn của họ bị loại bỏ.
Người bị thiếu máu có thể thường xuyên thèm nhai đá lạnh (Ảnh: Internet)
Có một giả thuyết rằng việc nhai đá lạnh có thể khiến những người bị thiếu máu trở nên tỉnh táo hơn.
Mối quan hệ giữa rối loạn cảm xúc và việc thèm nhai đá
Có một số chứng liên quan tới rối loạn cảm xúc có thể khiến người bệnh thèm nhai đá lạnh nhiều hơn.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-compulsive disorder - OCD) cũng có thể là nguyên nhân gây ra việc thèm đá lạnh liên tục. OCD là tình trạng bệnh lý tâm thần dẫn đến hành vi ép buộc hoặc dẫn đến những suy nghĩ ám ảnh.
Cơ thể bị mất nước
Khi cơ thể bị mất nước nhẹ cũng có thể khiến bạn tăng cảm giác thèm nhai đá lạnh hơn. Viên đá lạnh có thể giúp giảm cảm giác miệng hay môi bị khô.
2. Nhai đá lạnh gây nguy hiểm như thế nào đối với sức khoẻ?
Nhai đá lạnh thường xuyên có thể gây những hệ luỵ không tốt cho sức khoẻ, cụ thể:
- Các vấn đề về răng miệng
Nhai đá nhiều, thường xuyên có thể làm hỏng men răng và những vết nứt ở trong răng; lâu dài gây ra sâu răng và cần trám lại.
Nhai đá thường xuyên có thể gây sâu răng (Ảnh: Internet)
- Thiếu máu, bao gồm phì đại tim, suy tim; sinh non, bé sinh ra bị nhẹ cân; tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở trẻ em; suy dinh dưỡng, chậm phát triển ở trẻ.
- Đối với người bị hội chứng Pica: ngoài thèm nhai đá lạnh thì người bệnh cũng sẽ thèm ăn một số thứ không có giá trị dinh dưỡng khác dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh như: nhiễm trùng, bệnh đường ruột, bị ngộ độc hoặc nghẹt thở,...
Thói quen nhai đá lạnh có điều trị được không?
Thói quen thích nhai đá lạnh nếu muốn điều trị cần dựa vào nguyên nhân gây ra là gì.
- Đối với người mắc chúng Pica thì cần các liệu pháp tinh thần chứ không liên quan tới sức khoẻ thể chất, các thuốc chống trầm cảm hay chống lo âu có thể được bác sĩ kê đơn
- Người bị thiếu máu hoặc thiếu sắt có thể được điều trị bổ sung sắp giúp giảm các triệu chứng
- Đối với người gặp biến chứng sức khoẻ do ăn đá lạnh có thể được điều trị từ các chuyên khoa liên quan như nha khoa, tim mạch,...
Kết luận
Mặc dù việc ngậm hay nhai đá có chừng mực không gây hại cho sức khoẻ nhưng nếu bạn là người có thói quen nhai đá lạnh hay thích/thèm nhai đá lạnh thường xuyên thì cần được thăm khám y tế sớm để tìm ra nguyên nhân cũng như ngăn chặn các hệ luỵ xấu cho sức khoẻ.
Đặc biệt là đối với người thèm nhai đá lạnh hơn 1 tháng trở lên. Còn đối với phụ nữ mang thai, ngay khi có dấu hiệu thèm nhai đá lạnh hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Tuổi của đàn ông cũng quyết định việc mang thai và sức khỏe của trẻ Các nghiên cứu gần đây bắt đầu nhấn mạnh tới yếu tố tuổi của người cha quyết định cơ hội mang thai và sức khỏe của trẻ. Không giống với phụ nữ một khi bước vào thời kỳ mãn kinh cũng có nghĩa là họ không còn cơ hội sinh con, đàn ông vẫn có khả năng sinh sản dù ở bất kỳ...