Bác sĩ BV Chợ Rẫy: “Đắk Lắk phải đánh chặn từ xa để giảm tỷ lệ tử vong”
Đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên đường chi viện hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk trước tình hình dịch Covid-19 tại địa bàn đang diễn biến phức tạp.
Hỗ trợ xây dựng kịch bản chống dịch cho Đắk Lắk
Tối 26/10, trao đổi PV Dân trí , bác sĩ CKII Trần Thanh Linh – Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TPHCM – cho biết – ông cùng Đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy vừa có mặt tại Đắk Lắk để hỗ trợ tỉnh phòng, chống dịch Covid-19.
Bác sĩ CK II Trần Thanh Linh – Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Đoàn công tác sẽ khảo sát, hỗ trợ xây dựng kịch bản chống dịch cho Đắk Lắk (Ảnh: Hữu Khoa).
Theo bác sĩ Linh, ngay trong ngày 27/10, đoàn sẽ đi khảo sát toàn tỉnh Đắk Lắk từ thành phố cho đến các huyện, thị xã, cũng như các khu thu dung điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19.
“Chúng tôi sẽ khảo sát, nắm rõ tình hình dịch trên địa bàn. Sau khi khảo sát xong sẽ đánh giá chính xác Đắk Lắk đang ở cấp độ nào, mức độ dịch ra sao để đưa ra kịch bản. Đồng thời, xây dựng kịch bản phần tầng điều trị, tầng 1, tầng 2, tầng 3 (mô hình điều trị tháp 3 tầng – PV) mỗi tầng bao nhiêu giường rất quan trọng và chia sẻ với Đắk Lắk những kinh nghiệm từ TPHCM”, bác sĩ Linh thông tin.
Đoàn công tác Bệnh viện Chợ Rẫy đã có mặt tại Đắk Lắk sẵn sàng hỗ trợ ngành y tế chống dịch (Ảnh: Facebook Bệnh viện Chợ Rẫy).
Cũng theo bác sĩ Linh để áp dụng Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế buộc sẽ phải khảo sát rất kỹ tình hình và lịch trình của đoàn công tác khá “căng”.
Trong đó, ngày 27/10, đoàn sẽ khảo sát vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để xem vấn đề phân luồng, phát hiện sớm, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Tiếp đó, vào khu điều trị để nắm tình hình trang thiết bị điều trị hiện nay tại Đắk Lắk ra sao.
Đoàn sẽ tiếp tục di chuyển đến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Đắk Lắk, Bệnh viện Dã chiến số 1 để làm việc, khảo sát các vấn đề chăm sóc, điều trị, cách ly bệnh nhân.
Bác sĩ Trần Thanh Linh chia sẻ, vào ngày thứ 6 tới (29/10), Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng sẽ có mặt tại Đắk Lắk và cùng tham gia các cuộc họp cùng Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Y tế, các bệnh viện… về các vấn đề liên quan đến công tác điều trị, chăm sóc, phòng, chống dịch Covid-19.
Bác sĩ Linh nhận định việc khảo sát, phân tầng điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 rất quan trọng (Ảnh: Thúy Diễm).
Video đang HOT
Sau thời điểm này, một số bác sĩ trong Đoàn sẽ về trước và số còn lại sẽ tiếp tục ở lại hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk.
“Hiện Đắk Lắk phải đánh chặn từ xa để giảm được tỷ lệ tử vong, phải xây dựng hệ thống y tế cơ sở vững chắc. Cần theo nguyên tắc của Thủ tướng làm sao để xã, phường, thị trấn là pháo đài, mỗi người dân là mỗi chiến sĩ. Hệ thống y tế cơ sở phải được triển khai, phải xây dựng tốt tầng 1, tầng 2 thì mới giảm tải được tầng 3 và giảm tải được tỷ lệ tử vong”, bác sĩ Linh bày tỏ quan điểm.
Lo lắng trước tỷ lệ tiêm vaccine của Đắk Lắk còn thấp
Không chỉ vậy, bác sĩ Linh còn rất lo ngại trước việc tỉnh Đắk Lắk là một trong những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 thấp nhất cả nước.
Tỷ lệ tiêm chủng vaccine tại Đắk Lắk còn rất thấp là điều khiến các y, bác sĩ lo lắng (Ảnh: Thúy Diễm).
Bác sĩ Linh cho biết thêm, độ bao phủ vaccine ở Đắk Lắk còn chiếm tỷ lệ ít, nhất là tiêu chí trong tháng 10, nhóm có nguy cơ cao từ 65 tuổi trở lên và tháng 11 nhóm từ 50 tuổi trở lên đều tối thiểu 80% tiêm đủ liều vaccine; khả năng thu dung, điều trị cơ sở khám bệnh theo Nghị định 128 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế thì mức độ dịch của Đắk Lắk sẽ tăng lên thêm một cấp độ.
Ngoài hỗ trợ về nhân lực, Bệnh viện Chợ Rẫy còn tiến hành tài trợ đồ phòng hộ, các dụng cụ, trang thiết bị y tế… cho Đắk Lắk để hỗ trợ chống dịch.
Bác sĩ Trần Thanh Linh là một trong những bác sĩ tuyến đầu chống dịch, luôn có mặt tại các điểm nóng nhất của dịch Covid-19 (Ảnh: Hải Long).
Tính đến tối 26/10, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng trên 3.473 ca mắc Covid-19, trong đó đang điều trị cho 1.430 ca, 22 ca tử vong.
Điều đáng lo ngại, trong hai tuần nay, tại Đắk Lắk liên tục ghi nhận hàng trăm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng như: TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Ea Hleo huyện Krông Ana…
Bác sĩ CKII Trần Thanh Linh còn được biết đến với tên gọi “Bác sĩ 91″ sau khi cứu sống bệnh nhân phi công người Anh (BN91) mắc Covid-19.
Bác sĩ Linh cùng nhiều đồng nghiệp luôn có mặt ở những điểm nóng nhất của dịch Covid-19 như: Đà Nẵng, Bắc Giang, TPHCM… đã trực tiếp điều trị, giành lại mạng sống cho nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 nguy kịch.
Quân y đi từng nhà hướng dẫn tự test nhanh Covid-19
Tổ quân y của đại úy, bác sĩ Đoàn Ngọc Hùng, ngày 23/8 đã gặp gần 1.500 người dân phường 11, quận Bình Thạnh, phát kit test nhanh và hướng dẫn họ tự lấy mẫu xét nghiệm.
Trưa 23/8, tại trạm y tế lưu động của phường 11 (đường Lê Quang Định, quận Bình Thạnh), đại úy Đoàn Ngọc Hùng - bác sĩ chuyên khoa 1, Học viện Quân y, mặc đồ bảo hộ để cùng cộng sự làm nhiệm vụ. Đây cũng là ngày đầu nhóm của bác sĩ Hùng hỗ trợ y tế tại địa bàn.
Trước đó hai ngày, sau khi từ ngoài Hà Nội vào hỗ trợ TP HCM, bác sĩ Hùng cùng hai cộng sự là sinh viên năm Học viện quân y được phân công về địa bàn phường 11.
Một trạm y tế lưu động có khoảng 4-6 thành viên; thực hiện quản lý, chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại nhà cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác, tiêm vaccine... giúp người dân nhanh chóng tiếp cận y tế.
Một trong 3 trạm y tế lưu động của phường 11 đặt tại một cơ sở y học cổ truyền. Trước đó, trạm phường này gồm 6 nhân viên, thời gian qua chăm sóc sức khỏe hơn 28.000 dân trên địa bàn.
Ngày đầu tiên làm nhiệm vụ, tổ quân y cơ động của bác sĩ Hùng sẽ đi lấy mẫu tại nhà và phát kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên (test nhanh) cho từng hộ dân. Nhóm 4 người sử dụng xe máy để linh động đi đến khu dân cư, con hẻm nhỏ trong phường.
Tại một khu dân cư trên đường Nơ Trang Long, tổ quân y chia nhau các hộp đựng que test nhanh để đi phát và hướng dẫn người dân xét nghiệm tại nhà.
Vài ngày trước, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP HCM thành phố ra hướng dẫn về thí điểm cho người dân tự xét nghiệm nhanh đồng thời lấy mẫu trực tiếp tại nơi có mức nguy cơ cao (vùng cam) và vùng nguy cơ rất cao (vùng đỏ) trong 14 ngày tới.
15h, tại con hẻm 93 trên đường Nơ Trang Long trời mưa nhẹ. Các thành viên chia nhau đến gõ cửa từng nhà theo sự hướng dẫn của tổ trưởng khu phố (mặc áo mưa).
Tại hộ ông Trương Anh Tài, bác sĩ Hùng hướng dẫn chủ nhà cách tự lấy mẫu nhanh. Chỉ xong, tổ phát kit test nhanh theo số lượng người trong nhà và dặn sẽ quay lại lấy kết quả sau nửa tiếng.
Với những hộ có nhiều người lớn tuổi, tổ sẽ trực tiếp xét nghiệm tại chỗ. "Tôi bị khiếm thị nên không tự lấy mẫu được. Xét nghiệm có kết quả nhanh vậy thì không phải chờ kết quả lâu mà đỡ phải ra khỏi nhà, tránh nguy cơ lây nhiễm", ông Nguyễn Văn Trừ, 59 tuổi cho biết.
Tại một số nhà khác, nếu người dân băn khoăn không hiểu, tổ cũng sẽ lấy mẫu một người cho những thành viên còn lại quan sát. Trung bình một nhà mất khoảng 5 phút để hướng dẫn và phát kit test nhanh.
Bác sĩ Hùng hỗ trợ đưa một người lớn tuổi nghi nhiễm sau khi được test nhanh vào nhà. "Với trường hợp này chúng tôi sẽ ghi lại thông tin sau đó tiến hành xét nghiệm PCR sớm nhất có thể để đánh giá tình trạng bệnh, hỗ trợ điều trị và tiến hành khoanh vùng", ông nói.
Mặt nạ chống giọt bắn và trang phục bảo hộ của bác sĩ Hùng đẫm nước khi dầm dưới mưa. "Ngày đầu làm việc có đôi chút bỡ ngỡ nhưng mọi người sớm thích nghi. Người dân hầu hết đều hợp tác với đội. Chúng tôi sẽ nỗ lực làm hết mình với tinh thần người lính, bảo đảm sức khỏe cho bà con", bác sĩ cho biết.
Anh Cao Văn Hiển, 26 tuổi (góc phải) cùng đồng đội ngồi nghỉ trước hiên nhà dân sau hơn hai tiếng đi bộ đến từng hộ. "Đến nhà nào chúng tôi cũng giải thích cặn kẽ cho bà con hiểu rõ. Việc nói liên tục nhanh khát nước mà mặc đồ bảo hộ nên không uống được, dẫn đến mau mất sức", anh Hiển nói.
Sau khi nghỉ ngơi 5 phút, các nhân viên y tế lại quay lại từng nhà để lấy kết quả. Việc cho người dân tự lấy mẫu ở nhà giúp giảm nguồn lực y tế, giúp phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để bóc tách, khoanh vùng và dập dịch.
Lúc 16h, trời mưa tầm tã, hai thành viên phải trú chờ tạnh để tiếp tục đi đến từng hộ dân hỗ trợ y tế. Trong ngày đầu làm việc, tổ quân y cơ động dự kiến phát khoảng 1.500 kit test nhanh cho bà con trong phường.
Trước đó, từ ngày 21/8, Học viện Quân y tăng cường 1.100 cán bộ, nhân viên, học viên (bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng, học viên sau đại học các chuyên ngành, học viên dài hạn từ năm thứ 3 đến năm thứ 6) vào hỗ trợ chống dịch tại TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Khi vào địa bàn, Đoàn công tác sẽ triển khai thành 451 tổ quân y cơ động thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Bộ Quốc phòng tại phía Nam. Nhiệm vụ gồm: lấy mẫu xét nghiệm; tiêm vaccine; quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại gia đình...
Chủ tịch Hải Phòng yêu cầu điều tra vụ F0 "lọt" vào thành phố từ vùng dịch Liên quan đến một ca F0 trở về từ vùng dịch bằng đường bộ, lọt qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 vào thành phố, UBND TP Hải Phòng yêu cầu Công an TP điều tra, xác minh, khởi tố vụ án (nếu đủ căn cứ). Lực lượng y bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân. Văn bản hỏa tốc được...