Bác sĩ BV Chợ Rẫy chỉ cách bảo quản chi thể bị đứt lìa
Nhiều người bỏ phần chi thể bị đứt trực tiếp vào nước đá là sai, làm mô bị hư. Việc đến BV quá trễ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc cứu sống phần chi bị đứt lìa.
Nối phần cổ tay là rất khó nhưng các bác sĩ đã làm thành công – ẢNH: DUY TÍNH
Ngày 22.1, bác sĩ CK.II Trương Trọng Tín, Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết BV vừa tiếp nhận bệnh nhân V.P.Đ (34 tuổi, ngụ Vĩnh Long) bị chém đứt lìa bàn tay trái.
Anh Đ. cho biết anh có “ân oán” mới một người gần nhà nhưng đã giải quyết xong. Nhưng lần này người kia nhậu vào nhớ lại chuyện cũ nên khi thấy anh Đ. thì nhảy vào đánh và sau đó dùng dao cánh bướm chém, anh Đ. giơ tay trái lên đỡ và bị đứt lìa bàn tay.
Sau khi được cấp cứu tại BV địa phương, anh Đ. được chuyển lên BV Chợ Rẫy cùng bàn tay được ướp đá.
“Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân 6 giờ sau khi bị chém. Chúng tôi tiến hành làm sạch vết thương, kết hợp xương, nối mạch máu (2 động mạch và 4 tĩnh mạch), riêng thần kinh bị dập nát nhiều một đoạn nên chưa khâu nối được nên sẽ ghép sau. Sau hơn 5 giờ thì ca phẫu thuật thành công. Hiện bàn tay bệnh nhân đã sống, hoạt động nhẹ nhàng được”, bác sĩ Tín nói.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Tín, ngày nào BV Chợ Rẫy cũng tiếp nhận bệnh nhân bị đứt chi, phần lớn là do đâm đém bằng vũ khí sắc bén, thứ đến là tai nạn lao động một phần nhỏ là tai nạn giao thông. Gần đây thì tình hình bệnh nhân dạng này nhập viện nhiều hơn.
Do vậy, BV Chợ Rẫy phải thành lập những tua trực vi phẫu để cấp cứu bệnh nhân. Khi có bệnh nhân bị đứt chi nhập viện thì BV tiến hành báo động đỏ để huy động nguồn lực, đưa ngay bệnh nhân lên phòng mổ rút ngắn thời gian thiếu máu của chi bị đứt lìa và tiến hành phẫu thuật khi có kết quả xét nghiệm đánh giá về đông máu, tình trạng sức khỏe.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Tín, lâu nay, nhiều nơi tiếp nhận nạn nhân và bảo quản phần chi bị đứt không tốt, tức bỏ trực tiếp vào nước đá dẫn đến bỏng lạnh, khi nối vào chi thể khó sống.
BV Chợ Rẫy đã tập huấn cho tuyến dưới bảo quản chi thể đứt lìa: không để trực tiếp chi đứt lìa vào thùng đá, cần rửa phần bị đứt bằng nước sạch và dùng gạc bó lại, sau đó bỏ vào 1-2 bao nilon sạch, cột lại và bỏ vào nước đá để bảo quản, nhằm không cho nước thấm vào làm hư mô.
Về thời gian vàng để cứu sống bàn tay đứt lìa, theo bác sĩ Tín, theo y văn thì có thể đến 12 giờ sau đứt nhưng nối lại chức năng có thể kém. Tại BV Chợ Rẫy, ca nhập viện lâu nhất 10 giờ.
“Nhưng nếu đến muộn quá mà nối vào cơ thể thì độc chất ở chi hoại tử sẽ phóng thích độc chất vào máu, ảnh hưởng đế tính mạng bệnh nhân, do vậy bệnh nhân đến trễ thường phải bỏ phần chi bị đứt”, bác sĩ Tín cho biết thêm.
Theo thanhnien
Xót xa mẹ trẻ nhập viện vì tắc tia sữa nhưng bị cắt bỏ tứ chi
Niềm vui sinh con đầu lòng chưa bao lâu, sản phụ phải nhập viện do áp xe tuyến vú và buộc phải cắt cụt tứ chi.
Đó là tình cảnh của sản phụ Dương Thị Thắm (26 tuổi, ngụ huyện Chơn Thành, Bình Phước), hiện đang điều trị tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM).
Trước đó, vào giữa tháng 11-2018, chị Thắm vừa sinh con trai đầu lòng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bé được 15 ngày tuổi thì chị bị tắc tuyến sữa và được gia đình đưa lên một BV ở Bình Dương điều trị. Sau đó chị được chuyển sang BV Chợ Rẫy với tình trạng áp xe ngực, sốc nhiễm trùng nặng nề. Điều trị được hơn 10 ngày, tay chân chị Thắm có dấu hiệu hoại tử và buộc phải cắt cụt tứ chi để giữ được mạng sống.
Chị Thắm đang điều trị tại BV Chợ Rẫy. Ảnh: HL
Theo anh Trần Văn Tài (26 tuổi, quê Bình Dương), chồng chị Thắm, quá trình mang thai của chị diễn ra bình thường cho đến ngày sinh nở. Anh Tài xót xa: "Người khỏe mạnh cắt một chi đã nguy hiểm, Thắm là sản phụ mới sinh, cắt cả tứ chi khó vượt qua được nên gia đình sợ Thắm bị sốc, chưa dám nói đến việc này. Ai ngờ sau khi tỉnh dậy, Thắm nắm lấy tay tôi, nghẹn ngào nói "anh hãy làm thủ tục cắt tứ chi cho em đi"". Theo thông tin mà anh Tài cung cấp, đến nay tiền viện phí của vợ anh đã lên đến hơn 400 triệu đồng, vượt khả năng chi trả của gia đình.
BS Huỳnh Minh Triều, khoa Chấn thương chỉnh hình BV Chợ Rẫy, thông tin bệnh nhân Dương Thị Thắm nhập viện ngày 3-12-2018 trong tình trạng bị áp xe tuyến vú, lơ mơ, sốc, tình hình nhiễm trùng rất nặng. Bệnh nhân được thở máy, lọc máu ở khoa Hồi sức tích cực. Đến ngày điều trị thứ 11 thì tay chân có dấu hiệu bầm tím, hoại tử dần dần. Do tình trạng quá nặng nên các BS phải loại bỏ phần hoại tử bằng cách cắt cụt tứ chi. Hiện bệnh nhân đã được khâu lại vùng da đã cắt, các mỏm cụt đã khô, chỉ còn vết thương đùi bên phải hơi rỉ dịch nhưng không đáng ngại.
Niềm vui lấy chồng sinh con đầu lòng chưa được bao lâu thì tai họa ập đến với chị Thắm. Ảnh: HL
Nói về việc áp xe ngực ở phụ nữ mới sinh xuất phát từ việc tắc tuyến sữa, BS Lê Thị Kiều Dung, Trưởng khoa Phụ sản BV Đại học Y Dược TP.HCM cho biết hiện tượng này khá phổ biến.
"Nhiều bà mẹ không thực hiện đúng nguyên tắc cho con bú để bảo vệ nguồn sữa. Khi cho bé bú mà không hết sữa thì phải vắt hết ra. Tuy nhiên, tâm lý các bà mẹ, nhất là các cụ thường tiếc, cứ nghĩ nếu sữa còn thì để dành cho bú cữ sau. Điều này rất sai lầm vì muốn tiết nhiều sữa thì bầu sữa phải trống, kích thích phản xạ tạo tiết sữa mới. Sữa ứ lại trong bầu vú sẽ lắng cặn, làm tắc tuyến sữa, dẫn đến áp xe vú", BS Dung lý giải.
Cũng theo BS Dung, 6 tháng đầu em bé còn nhỏ chưa bú nhiều. Nếu trẻ không bú hết, bà mẹ có thể vắt ra và để sữa đó trữ trong ngăn đông tủ lạnh vì sữa trữ đúng cách có thể dùng trong vòng 6 tháng. Nếu không có chỗ trữ sữa thì đem cho hoặc đổ bỏ, không nên tiếc.
"Số sản phụ bị áp xe vú khá phổ biến, nhưng tình trạng này thường làm cho bà mẹ đau, mất nguồn sữa chứ không nguy hiểm đến mức phải cắt cụt tứ chi. Có thể bệnh nhân trên còn có những bệnh lý kèm theo như suy van tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch tăng đông. Nhiều sản phụ sau sinh không vận động mà cứ nằm một chỗ gây nên huyết khối tĩnh mạch cao, nếu đi kèm với nhiễm trùng sẽ dễ dẫn đến tắc mạch tứ chi và hoại tử", BS Dung phân tích.
BS Dung cũng khuyến cáo, để hạn chế các nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch, chị em phụ nữ phải bảo vệ đôi chân, mang vớ chống giãn tĩnh mạch. Nếu có triệu chứng đau nhức chân phải đi siêu âm ngay. Ngoài ra, phải tránh nguy cơ nhiễm trùng do những nguyên nhân như vệ sinh vùng kín không tốt, từ vết may tầng sinh môn, từ tuyến vú. Sản phụ phải tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, năng vận động đi lại, không nên nằm than vì có thể gây bỏng da, nhiễm trùng.
HOÀNG LAN
Theo plo.vn
Thợ mộc bị máy cưa cắt lìa bàn tay Đang vận hành máy thì lưỡi cưa bất ngờ văng ra đập vào mặt rồi cắt gần lìa các ngón bàn tay trái của người thợ mộc. Bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa nhưng các ngón tay bị thương tích phức tạp gây nhiễm trùng, hoại tử nguy cơ phải tháo bỏ. Tai nạn nguy hiểm trên xảy đến với ông Nguyễn...