Bác sĩ “buồn cười” vì nhân viên đường sắt không được thiếu tinh hoàn hay mổ đẻ
Một bác sĩ chia sẻ, ông cảm thấy “buồn cười” những tiêu chuẩn nam không được thiếu tinh hoàn, nữ không được mổ đẻ, ngực lép… trong Dự thảo Quy định tiêu chuẩn sức khỏe tuyển dụng và sức khỏe định kỳ của nhân viên đường sắt trực tiếp chạy tàu do Bộ Y tế vừa đưa ra lấy ý kiến.
Vị bác sĩ này đã công tác lâu năm trong ngành y tế và có thâm niên trong việc khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhiều ngành. Ông cho biết, ông ngạc nhiên và khá buồn cười với nhiều tiêu chuẩn về sức khỏe của nhân viên đường sắt được quy định trong Dự thảo.
Nhiều tiêu chuẩn về sức khỏe của nhân viên đường sắt đang gây tranh cãi (Ảnh minh họa IT)
Ông phân tích, Dự thảo yêu cầu nữ giới là “ trưởng tàu, trực ban chạy tàu, nhân viên gác ghi, điều độ chạy tàu phải cao từ 1,53 m, cân nặng 45 kg, vòng ngực trung bình từ 75 cm trở lên”, ngực lép không được tuyển. Nếu vậy, để được tuyển người ta có thể nâng ngực là to ngay, điều này không quyết định yếu tố khỏe hay yếu. Hơn nữa, Việt Nam cũng chưa có quy định về số đo hình thể quyết định “khỏe – yếu” để so sánh, rằng ngực trên 75cm mới đủ khỏe.
Ngoài ra, tiêu chuẩn nhân viên đường sắt cũng đưa nhân viên đường sắt phải không được thiếu tinh hoàn cũng gây “khó hiểu”. Thậm chí hài hơn khi “răng vổ” cũng là điều kiện loại trừ khi khám sức khỏe cho nhân viên đường sắt. “Một tinh hoàn, tinh hoàn ẩn hay răng vổ thì liên quan gì đến lái tàu hay bẻ ghi” – vị bác sĩ này chất vấn.
Theo bác sĩ, xây dựng tiêu chuẩn đối với nhân viên đường sắt thì phải đơn giản và phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp. Cụ thể như với lái tàu thì phải nghiên cứu xem yêu cầu tiên quyết của nhân viên đường sắt là gì? Ví dụ vô lăng của tàu cao bằng này, thì chiều cao cần của lái tàu để thuận lợi điều chỉnh vô lăng là gì?. Bẻ lái tàu nặng, vậy cơ lực của lái tàu cần bao nhiêu? Lái tàu cũng không nên có dị tật gì về xương khớp mà ảnh hưởng đến hoạt động của khớp tay, khớp chân. Lái tàu phải nghe rõ hiệu lệnh, phải nhìn rõ đường đi nên tai phải thính, mắt phải tinh.
Video đang HOT
Những các quy định cũng lại phải rõ ràng phải định hóa bắt buộc, mắt bị cận bao nhiêu thì không được, vì nếu cận vừa phải đeo kính vẫn có thể tinh như thường, không thể chỉ quy định chung chung “người cận” không được lái tàu. “Người bị các bệnh về tim mạch thì không nên lái tàu, làm bẻ ghi vì có thể có bất ngờ bị bệnh khi đang làm việc. Nhưng nếu nữ “mổ đẻ hai lần” thì liên quan gì đến công việc nhân viên đường sắt?. Đưa tiêu chí “mổ ruột thừa có di chứng nặng nề” là rất chung chung. Cần phải định nghĩa “thế nào là di chứng nặng nề”?” – bác sĩ này nói.
Một số quy định trong dự thảo
Bác sĩ này lo ngại, nếu đưa ra các chỉ tiêu quá khắt khe thì khó mà tuyển được nhân viên đường sắt. Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng nhận định, đây mới là dự thảo, là những tiêu chuẩn “thô”, Bộ Y tế đưa ra để lấy ý kiến dư luận, sau đó Hội đồng xây dựng Dự thảo sẽ có bàn bạc, cân nhắc để đưa ra những tiêu chí phù hợp nhất.
Theo đó, quy định này hướng dẫn khám sức khỏe cho các chức danh của ngành đường sắt như lái tàu, phụ lái tàu, trưởng tàu, trực ban chạy tàu ga, điều độ chạy tàu, nhân viên gác ghi, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe… yêu cầu khám 13 mục như: mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, tim, phổi, máu, hệ tiêu hóa, tâm thần, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục, ngoài da – da liễu, nội tiết, u các loại và ngoại hình. Trước đó, Bộ Y tế đang lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
Đặc biệt, với những hạng mục liên quan đến chức năng sinh lý, sinh dục có các chỉ số cụ thể như: tràn dịch tinh hoàn nam; rò bàng quang âm đạo, các biểu hiện viêm, viêm cạnh tử cung, viêm mạn tính vòi trứng; u nang buồng trứng, trĩ, ruột thừa… Do đó, theo dự thảo này, Bộ Y tế yêu cầu khám tuyển đầu vào lái tàu, phụ lái tàu, loại các trường hợp bị tràn dịch màng tinh hoàn, bệnh đường niệu đạo – dương vật phải can thiệp phẫu thuật.
Nữ giới là trưởng tàu, trực ban chạy tàu, nhân viên gác ghi, điều độ chạy tàu phải cao từ 1,53 m, cân nặng 45 kg, vòng ngực trung bình từ 75 cm trở lên. Nam, nữ nhân viên tuần đường, gác chắn cũng phải đạt các chỉ số tối thiểu về chiều cao, cân nặng, vòng ngực. Ở nhóm bệnh ngoài da, dự thảo này quy định các bệnh viêm da, ghẻ có biến chứng, sạm da từ độ 2 trở lên thuộc nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để tuyển dụng.
Dự thảo đã gây nên sự tranh cãi trong dư luận.
Theo Danviet
Phó chủ tịch Thanh Hóa không có tên trên lịch công tác sau khi bị kỷ luật
Ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch Thanh Hoá, đến cơ quan làm việc sau khi bị kỷ luật, tuy nhiên lịch công tác không có tên ông.
Sáng 20.12, nhiều phóng viên đã đến trụ sở UBND tỉnh Thanh Hoá để đăng ký làm việc với ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, người vừa bị Ban bí thư thi hành kỷ luật. Theo quan sát, tại cơ quan này, mọi hoạt động diễn ra bình thường.
Phòng làm việc của ông Ngô Văn Tuấn ở cuối hành lang tầng ba điện bật sáng. Ông này ngồi phía trong, trên chiếc ghế ở bàn tiếp khách, song từ chối tiếp xúc báo chí. "Không, không. Tôi không gặp", ông Tuấn nói và xua tay với các phóng viên.
Theo lịch công tác của Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử cũng như bảng điện tử treo ở trụ sở, từ ngày 18 đến 22.12, nhiều hoạt động cụ thể ghi tên và chức danh của chủ tịch hoặc phó chủ tịch tham dự, nhưng không có cuộc họp nào ghi tên ông Tuấn.
Một nguồn tin cho hay, hôm qua (19.12), ông Ngô Văn Tuấn có ký một số văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách.
Trả lời câu hỏi về việc, sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa phân công công tác đối với ông Ngô Văn Tuấn như thế nào, người phát ngôn UBND tỉnh - ông Ngô Hoàng Kỳ cho hay "các công việc đang bình thường".
Phòng làm việc của ông Ngô Văn Tuấn ở tầng ba trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa luôn đóng kín. Ảnh: Lam Sơn.
Theo ông Kỳ, đến nay tỉnh mới biết thông tin qua báo chí, chưa nhận được thông báo bằng văn bản chính thức từ Trung ương. "Khi có chỉ đạo của cấp trên, tỉnh sẽ triển khai các bước và thông tin lại cho báo chí", ông Kỳ nói.
Trước đó ngày 17.12, Ban bí thư đã họp thi hành kỷ luật đảng đối với ông Ngô Văn Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Ban bí thư xác định, từ tháng 10.2010 - 11.2015, với cương vị Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Xây dựng, ông Tuấn đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ.
Cụ thể, ông Tuấn cố ý làm trái các quy định của Hội đồng thi tuyển công chức tỉnh Thanh Hóa năm 2011; ban hành quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn cán bộ, công chức của Sở Xây dựng không đúng thẩm quyền nhằm ưu ái, nâng đỡ trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh từ nhân viên lao động hợp đồng vào làm công chức chuyên môn; trong thời gian rất ngắn sau đó đã bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng; đề nghị quy hoạch chức danh Phó giám đốc Sở và kết nạp Đảng, tham gia Đảng ủy Sở Xây dựng đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh trái quy định...
Vi phạm, khuyết điểm của ông Ngô Văn Tuấn được cho là rất nghiêm trọng. Quá trình kiểm điểm, ông Tuấn chưa nghiêm túc tự phê bình, thiếu thành khẩn nhận khuyết điểm, vi phạm.
Theo Lam Sơn (VnExpress)
Vietjet Air lên tiếng về clip nữ nhân viên xé vé của hành khách Đến quầy check-in muộn nên giữa nam hành khách và nữ nhân viên hãng hàng không VietJet đã xảy ra tranh cãi. . Clip nữ nhân viên xé vé của hành khách (Clip: Lưu Minh H.) Ngày 9/11, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một hành khách tên Lưu Minh H., đi chuyến bay của hãng hàng không Vietjet...