Bác sĩ bỏ quên đoạn dây dài 38 cm trong cánh tay bệnh nhân
Sau ca phẫu thuật tim mạch, bác sĩ đã để quên một đoạn dây dài 38 cm trong cánh tay một cụ ông 75 tuổi ở Anh. Sai sót khó tin này đã khiến cụ bị những cơn đau dữ dội.
Sau ca phẫu thuật tim mạch, bác sĩ đã để quên đoạn dây nong mạch máu dài 38 cm trong cánh tay trái của cụ David Fortes – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cụ David Fortes (75 tuổi) lên cơn đau tim thứ hai chỉ trong vòng 4 tháng. Cụ được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Cornwall ở hạt Cornwall (Anh), theo trang Cornwall Live.
Qua ngày hôm sau, cụ được đưa đi phẫu thuật. Bác sĩ rạch trên mỗi cổ tay cụ một vết nhỏ. Họ đưa một sợi dây vào động mạch để khơi thông tắc nghẽn, sau đó đặt stent để giảm rủi ro mạch máu bị thu hẹp và gây tắc nghẽn lần nữa.
Mặc dù ca phẫu thuật này khiến cụ Fortes rất đau và bị sưng ở 2 cánh tay nhưng cụ vẫn hài lòng vì giúp cải thiện sức khỏe. Chỉ 1 ngày sau ca phẫu thuật, cụ được bác sĩ thông báo là có thể xuất viện.
Video đang HOT
Tuy nhiên, trong những tuần sau đó, cơn đau ở cánh tay trái cụ Fortes vẫn không khỏi. Sau khi gọi điện hỏi một số bác sĩ, cụ được thông báo là cánh tay trái có thể đang bị tổn thương mô.
Vì dịch Covid-19 lúc ấy đang lây lan ở hạt Cornwall nên việc khám chữa bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Cụ tìm đến một bác sĩ đa khoa.
Khi chẩn đoán, cụ phải ngồi trong ô tô và nói chuyện với bác sĩ qua cửa kính xe. Bác sĩ cũng khẳng định cánh tay trái của cụ đang bị tổn thương mô, cần được điều trị nếu tình trạng này không cải thiện.
Gần 3 tháng sau ca phẫu thuật, cụ bị lên cơn đau tim thứ ba. Khi đến bệnh viện, bác sĩ tim mạch đưa cụ Fortes đi chụp cắt lớp thì phát hiện sợi dây dùng để nong mạch máu vẫn còn nằm trong cánh tay trái của cụ. Sợi dây này dài đến 38 cm.
Cụ ông đã tìm đến luật sư để tham khảo ý kiến pháp lý về trường hợp của mình. Tuy vậy, cụ Fortes cho biết cụ cũng rất thông cảm với các bác sĩ trước những áp lực chăm sóc y tế mà dịch Covid-19 đang đè nặng lên vai họ.
Truyền thông địa phương không tiết lộ là cụ Fortes có đưa vụ việc này ra tòa để đòi bệnh viện phải bồi thường hay không. Các bên liên quan cũng không tiết lộ giải pháp để khắc phục hậu quả mà cụ Fortes đang gánh chịu, theo Cornwall Live .
Những căn bệnh nguy hiểm vì ăn đường vượt mức khuyến nghị
Chúng ta thường gắn việc ăn nhiều đường với sâu răng nhưng tác hại sau đó còn lớn hơn nhiều.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên ăn quá nhiều 5% calo do đường cung cấp, tương đương khoảng 25 gram đường (6 muỗng) mỗi ngày.
Nghe có vẻ dễ nhưng mọi người dễ dàng tiêu thụ quá số lượng đường được khuyến cáo này. Chẳng hạn, uống một lon Coca đã nạp vào 39 gram đường, chưa kể các thức ăn nhanh có lượng đường cũng nhiều không kém.
Điều đầu tiên của tác hại với việc ăn quá nhiều đường là gây sâu răng. Vi khuẩn bám trên răng rất thích đường và nhanh chóng tạo ra axit chỉ trong vòng 20 giây sau khi ăn đường. Và hệ quả sau đó là axit này sẽ phá hủy men răng.
Ăn đường nhiều sẽ đi kèm với tăng cân. Đường chứa glucose và fructose. Trong khi glucose cung cấp cho các tế bào các chất dinh dưỡng quan trọng để hoạt động thì fructose chỉ được hấp thụ bởi gan.
Nếu ăn đường quá nhiều, gan bị quá tải bởi fructose sẽ chuyển thành chất béo. Và sau đó giải phóng chất béo vào vào máu gây tắc nghẽn động mạch. Do đó, muốn giảm cân trước hết hãy cắt giảm lượng đường trước khi nghĩ đến tập thể dục.
Ăn nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin và hệ quả tiếp theo là gây ra các triệu chứng như đói liên tục, mệt mỏi, sương mù não và huyết áp cao, cũng như tích mỡ bụng, và cuối cùng là gây ra bệnh tiểu đường.
Như đã nói ở trên gan đóng vai trò chuyển hóa đường thành fructose. nhưng nếu ăn đường quá nhiều sẽ gây quá tải cho gan dẫn đến gan nhiễm mỡ dù bạn không hề uống rượu bia. Quá nhiều chất béo gây áp lực lên gan phải hoạt động một cách liên tục khiến gan dần bị suy và nguy cơ biến thành xơ gan.
Nhiều người không biết ăn nhiều đường cũng gây bệnh tim chứ không chỉ đơn giản do hút thuốc và lối sống ít vận động. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, những người nạp từ 17-21% calo hàng ngày từ đường sẽ có nguy cơ tử vong từ bệnh tim cao hơn 38% những người chỉ nạp 8% calo đến từ đường.
Ăn quá nhiều đường cũng là nhân tố đem lại nguy cơ phát triển bệnh gút vì axit uric được tạo ra như một sản phẩm phụ khi fructose được chuyển hóa. Bệnh gút là một dạng viêm khớp cực kỳ đau đớn do sự tích tụ axit uric trong cơ thể.
Con người có thể giảm nhận thức vì ăn quá nhiều đường. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột có chế độ ăn nhiều đường đã bị mất độ nhạy cảm đau đớn và suy giảm trí nhớ.
Một nghiên cứu khác ở người đã xác định mối liên quan giữa chế độ ăn uống quá nhiều hấp thụ quá nhiều đường từ ngũ cốc có hàm lượng fructose cao đã làm giảm hiệu suất hoạt động của não.
Thiếu chất dinh dưỡng do ăn đường quá nhiều. Nếu ăn quá nhiều thứ thực phẩm chứa nhiều đường thì cơ thể sẽ không thể hấp thu các chất dinh dưỡng lành mạnh khác.
Một nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ 18% hoặc nhiều hơn lượng calo hàng ngày đến từ đường có mức thấp nhất các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A và C, folate, canxi và sắt. Ngoài ra, những chất như vitamin D, crom và magie không được hấp thụ đúng cách trong môi trường nhiều glucose.
Sở Y tế TP.HCM điều tra vụ sản phụ bị liệt nửa người sau khi sinh mổ Hội đồng chuyên môn và các cơ quan chức năng chưa xác định được nguyên nhân khiến sản phụ bị liệt nửa người. Trao đổi với Zing trưa 21/1, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, cho biết cơ quan này đã nắm được thông tin vụ việc sản phụ N.T.T.T. (29 tuổi, sống tại quận Phú Nhuận,...