Bác sĩ Anh tử vong sau khi khẩn cầu thiết bị bảo hộ
Abdul Mabud Chowdhury, một bác sĩ tiết niệu cấp cao, tử vong vì nhiễm nCoV, sau nhiều tuần khẩn cầu Thủ tướng Anh đảm bảo thiết bị bảo hộ.
Ông Chowdhury qua đời vào sáng 9/4 tại phòng điều trị tích cực, bệnh viện Queen’s, Romford, London, sau 15 ngày chiến đấu với nCoV, để lại hai con và người vợ vừa kỷ niệm 25 năm ngày cưới. Gia đình Chowdhury cho rằng bác sĩ đã cống hiến cả đời mình để cứu chữa cho những người khác, nhưng cuối cùng lại “bị bỏ rơi bởi hệ thống y tế” Anh.
Bác sĩ Abdul Mabud Chowdhury và vợ. Ảnh: Telegraph
Ông Chowdhury là người gốc Bangladesh, làm cố vấn về tiết niệu tại bệnh viện Homerton Teaching, phía đông London. Hôm 18/3, ông đăng lên Facebook thông điệp gửi tới Thủ tướng Boris Johnson, đề nghị ông “khẩn trương” cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho mọi nhân viên y tế ở Anh.
“Xin hãy nhớ rằng chúng tôi có thể là những bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khoẻ trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng chúng tôi cũng là những con người có nhân quyền như bao người khác, để được sống trong thế giới này cùng gia đình và con cái mà không bị bệnh”, ông viết. “Chúng tôi phải bảo vệ bản thân và gia đình, con cái trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này bằng việc sử dụng các thiết bị bảo hộ và phương pháp điều trị phù hợp”.
Ba ngày sau, Chowdhury bắt đầu sốt và nhập viện một tuần sau đó vì khó thở. Tuy nhiên, sau khi chờ tới hai giờ mà xe cấp cứu không tới, vợ ông đành lái xe đưa chồng đến bệnh viện. Ông được các bác sĩ đặt ống thở nhưng bệnh tình diễn tiến ngày càng xấu rồi qua đời.
Mir-Rashed Ahmed, em rể ông, cho rằng lời khẩn cầu của Chowdhury đã bị chính phủ Anh làm ngơ.
Video đang HOT
“Trước khi chết, Chowdhury từng nói với tôi rằng chính phủ đang ứng phó rất chậm chạp và hệ thống y tế quốc gia đang thực sự gặp khó khăn. Chúng ta có bài học từ Trung Quốc và Italy nhưng đã không nỗ lực hết sức”.
Ít nhất 20 nhân viên y tế Anh đã tử vong trong khi chiến đấu với đại dịch. Các nhân viên cảnh sát, điều dưỡng và nhân viên bưu điện cũng chỉ trích chính phủ không đảm bảo an toàn cho những người làm các công việc thiết yếu khi dịch bệnh tiếp tục lây lan.
Một phát ngôn viên của văn phòng Thủ tướng Anh tuyên bố chính phủ “tự tin” rằng đang cung cấp đủ PPE cho tuyến đầu. Khoảng 33 triệu thiết bị bảo hộ đã được chuyển tới 269 tổ chức và cơ quan y tế ở Anh hôm 8/4, nâng tổng số PPE trong tháng qua lên hơn 600 triệu.
“Chúng tôi tự tin rằng nguồn cung ứng đầy đủ đang được chuyển tới tuyến đầu, nhưng nếu có vấn đề về phân phối do nhu cầu tăng cao, chúng ta cần phải giải quyết ngay lập tức”, người phát ngôn nói.
Anh hiện ghi nhận hơn 65.000 ca nhiễm, gần 8.000 ca tử vong. Thủ tướng Johnson, 55 tuổi, cũng bị nhiễm nCoV và được rời phòng chăm sóc tích cực hôm 9/4 nhưng vẫn tiếp tục ở lại bệnh viện để theo dõi.
Ngoại trưởng Dominic Raab, người đang thay ông Johnson lãnh đạo chính phủ, cảnh báo số người chết vẫn tăng và dịch chưa đạt đỉnh, do đó lệnh phong tỏa sẽ không thể được dỡ bỏ như dự kiến vào ngày 13/4.
Anh Ngọc
Covid-19: Ứng dụng máy in 3D sản xuất thiết bị bảo hộ cho đội ngũ y, bác sĩ
Một nhóm kỹ sư bang New South Wales, Australia, đã bắt tay vào sản xuất tấm che giọt bắn bằng công nghệ in 3D, nhằm giúp các nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc chiến với Covid-19.
Máy in 3D dùng để sản xuất tấm che giọt bắn
Theo đó, Công ty Me3D mới đây đã xây dựng một nhà máy trang bị hệ thống máy in 3D tại giảng đường Đại học Wollongong. Đây là bước đi mới đáp lại lời kêu gọi của các bác sĩ phẫu thuật đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch ở Illawarra.
Các bác sĩ tại đây đánh giá tấm che giọt bắn là vật dụng quan trọng giúp bảo vệ đội ngũ y tế khỏi Covid-19 và góp phần làm chậm lại sự lây lan của dịch bệnh.
Me3D là một công ty thiết kế và sản xuất máy in 3D cho các trường học. Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi của của các bác sĩ ở Illawarra, công ty này đã chuyển hướng sang sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân cho đội ngũ y, bác sĩ.
Theo kỹ sư Matthew Connelly, nhà đồng sáng lập Me3D, hiện tại nhà máy có 40 máy in 3D và mỗi ngày sản xuất được hàng trăm tấm che giọt bắn.
Do các trường học đang bị đóng cửa do dịch bệnh, nên công ty của ông đã quyết định tận dụng các sản phẩm sẵn có của mình để sản xuất một số thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) thiết yếu cho đội ngũ y tá và bác sĩ.
Bác sĩ Bruce Ashford, Điều phối viên Nhóm công tác đặc biệt phòng chống Covid-19 tại Bệnh viện Wollongong cho biết, ngay trong thời gian chuẩn bị ứng phó với đại dịch, nhóm công tác đặc biệt của bệnh viện đã nhận ra tầm quan trọng của tấm che giọt bắn.
Đây là vật dụng bảo hộ hết sức quan trọng trong khi không phải ai cũng có khả năng tiếp cận. Chính vì vậy, nhóm đã có ý tưởng thành lập một nhà máy sản xuất tấm che giọt bắn đạt tiêu chuẩn y tế cho đội ngũ y, bác sĩ ngay tại trường.
Bác sĩ Bruce Ashford và một giáo sư Trường ĐH Wollongong kiểm tra mẫu tấm che giọt bắn đầu tiên được sản xuất bằng máy in 3D.
"Người sử dụng sẽ rất dễ bị nhiễm Covid-19, nếu mang phải các thiết bị bảo hộ kém chất lượng và không đúng cách. Nếu một nhân viên y tế ở Wollongong dương tính với virus SARS-CoV-2 do những sai sót liên quan đến đồ bảo hộ thì thực sự là một thảm họa," bác sĩ Ashford cho biết.
Hiện tại, nhóm kỹ sư này cũng đang làm việc chặt chẽ với lực lượng y tế địa phương để có thiết kế phù hợp hơn, đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng và có hiệu quả cao trong phòng chống sự lây lan của dịch bệnh.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các cơ sở y tế đối với thiết bị bảo hộ này, các kỹ sư cũng đang cân nhắc tăng công suất sản xuất. Theo ông Connelly, tuần tới công ty sẽ tăng số lượng máy in lên 140 chiếc, từ đó có thể sản xuất từ 500 đến 2.000 tấm/ngày.
LINH AN
Giữa bão Covid-19, gã khổng lồ thời trang H&M chuyển hướng sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ và găng tay H&M nhà bán lẻ thời trang lớn thứ hai thế giới thông báo vào ngày 22/3, công ty đang lên kế hoạch cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cho các bệnh viện để góp phần đối phó với dịch Covid-19. Theo Reuters, phát ngôn viên của H&M cho biết trong một email: "Tập đoàn H&M đang làm việc nhanh chóng với...