Bác sĩ Ấn Độ thể hiện tài lẻ giúp bệnh nhân bớt sợ dịch bệnh
Một bác sĩ phẫu thuật tại Ấn Độ thể hiện tài lẻ nhảy múa trước các bệnh nhân nhằm giúp người bệnh vơi bớt nỗi sợ hãi về dịch Covid-19.
Ảnh minh họa
Trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa được đẩy lùi, đội ngũ nhân viên y tế ở Ấn Độ không chỉ làm nhiệm vụ cứu mạng người, mà còn hỗ trợ bệnh nhân vượt qua những nỗi lo sợ để an tâm dưỡng bệnh.
Hình ảnh một bác sĩ làm việc tại bệnh viện ở Ấn Độ nhảy múa như vũ công chuyên nghiệp đã phần nào giúp giảm đi sự căng thẳng mà các y bác sĩ và người bệnh đang phải trải qua trong cuộc chiến chống Covid-19.
Theo đoạn video được bác sĩ Syed Faizan Ahmad đăng tải trên Twitter mới đây, bác sĩ phẫu thuật Arup Senapati tại Đại học Y Silchar ở bang Assam đã thể hiện tài lẻ là bắt chước điệu nhảy của bài hát Ghungroo trong bộ phim nổi tiếng War của Ấn Độ.
Nhằm truyền tải thông điệp tích cực cùng hy vọng chiến thắng dịch bệnh, trong bộ trang phục bảo hộ y tế (PPE) kín mít, bác sĩ Arup nhịp nhàng chuyển động chân tay theo điệu nhạc ngay trong phòng bệnh và trước mặt các bệnh nhân.
Đoạn video dài 1 phút 17 giây nhanh chóng nhận được sự quan tâm và ủng hộ lớn từ cộng đồng mạng Ấn Độ.
“Hãy nhìn người đồng nghiệp của tôi là bác sĩ phẫu thuật Arup Senapati tại Đại học Y Silchar đang nhảy múa trước các bệnh nhân để giúp người bệnh cảm thấy vui vẻ hơn”, bác sĩ Syed bình luận cùng đoạn video đăng tải.
“Anh ấy là một vũ công điêu luyện. Dường như anh ấy đã chọn sai nghề. Không chỉ cứu người bệnh, mà anh ấy còn giúp họ cảm thấy vui vẻ hơn theo cách vô cùng an toàn”, một bình luận của cư dân mạng viết.
Theo CNN, số liệu của Bộ Y tế Ấn Độ công bố cho biết, dịch Covid-19 ở Ấn Độ đã khiến gần 7,6 triệu người dân nước này mắc bệnh và hơn 115.000 người đã tử vong.
Chính phủ Ấn Độ đã cho ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc suốt nhiều tháng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, nhưng hiệu quả của phương án này dường như bằng 0.
Hiện Ấn Độ là quốc gia có số ca mắc Covid-19 nhiều thứ 2 trên thế giới khi chỉ đứng sau Mỹ. Tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Ấn Độ cũng đang đứng thứ 3 toàn cầu.
Mặc dù số ca mắc Covid-19 ở Ấn Độ đang có xu hướng giảm dần so với con số từng ghi nhận là từ 45.000 – 70.000 ca mới/ngày, nhưng các chuyên gia y tế thế giới lo ngại mùa đông sắp tới có thể làm bùng phát làn sóng dịch thứ hai tại Ấn Độ.
“Do vào mùa đông, không khí trở lạnh, virus corona chủng mới có thể tồn tại trong môi trường lâu hơn và khả năng làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nhiều yếu tố khác có thể dẫn tới số ca mới mắc Covid-19 tăng nhanh như trời lạnh, người dân ở trong nhà thường xuyên hơn và đóng tất cả cửa sổ, đó là lúc luồng không khí trong nhà không được lưu thông”, Tiến sĩ Randeep Guleria, Giám đốc Viện Khoa học y tế Toàn Ấn Độ (AIIMS) nhấn mạnh.
10 ngày đau đớn, hiểm nguy của chàng trai Ấn Độ đi bộ 2.000 km về nhà
Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở Ấn Độ khiến Rajesh Chouhan và 10 người lao động di cư khác không còn lựa chọn nào khác ngoài chấp nhận rủi ro để đi bộ 2.000 km về nhà.
Zing trích dịch bài đăng trên CNN, kể lại hành trình đi bộ 2.000 km từ thành phố Bengaluru (thủ phủ bang Karnataka) về ngôi làng nhỏ ở bang Uttar Pradesh của 11 người lao động di cư Ấn Độ. Trên đường đi, họ phải chịu đựng sự đói khát, cảm giác đau đớn khi cơ thể bị thương và nỗi lo lắng lây nhiễm Covid-19.
Rajesh Chouhan đi bộ 1.000 km chỉ trong 5 ngày. Bàn chân anh phồng rộp, mụn nước vỡ ra, chảy mủ xuống.
Nhưng chàng công nhân 26 tuổi không thể dừng bước. Anh mới đi được một nửa đường về nhà.
Khi Ấn Độ tuyên bố phong tỏa toàn quốc từ ngày 24/3 để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, chỉ sau 1 đêm, hàng trăm triệu người lao động nghèo như Chouhan bị mắc kẹt ở thành phố trong cảnh không có việc làm, thức ăn hay tiền tiết kiệm.
Không còn cách nào để trụ lại, hệ thống đường sắt của Ấn Độ cũng gần như dừng hoạt động, nhiều người quyết định đi bộ hàng nghìn cây số để về nhà.
Tuy nhiên, không ít người chết trên đường đi vì gặp tai nạn giao thông, kiệt sức, mất nước hoặc đói. Một số bị cảnh sát bắt gặp và đưa trở lại các thành phố - nơi họ vừa cố gắng rời đi.
Chouhan biết về tất cả rủi ro đó. Nhưng vào ngày 12/5, anh bất chấp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và bắt đầu hành trình đi bộ 2.000 km từ trung tâm thành phố Bengaluru (thủ phủ bang Karnataka) đến ngôi làng Tribhuvan Nagar ở bang Uttar Pradesh.
Trong 10 ngày, anh sống sót chỉ nhờ trà, bánh quy và đi bộ trên đôi chân đau nhức. "Cả đời này tôi sẽ không quên nổi hành trình này. Nó sẽ luôn mang theo những ký ức buồn và lo lắng".
Chouhan tới Bengaluru vào tháng 12 năm ngoái để làm thợ xây. Anh cùng anh trai - làm việc ở tiểu bang khác - gửi về nhà khoảng 14.000 rupee (185 USD)/tháng, đủ để nuôi sống gia đình 11 người gồm cha mẹ già và con nhỏ.
Ăn bánh quy cầm hơi
Sau 5 ngày chầu trực bên ngoài đồn cảnh sát cố mua vé tàu về quê nhưng thất bại, nhóm 11 người của Chouhan quyết định xuất phát về quê lúc 3h sáng 12/5. Tất cả nói dối gia đình rằng họ đang đợi 1 chuyến tàu.
Hành trang của Chouhan chỉ vỏn vẹn 4 chiếc áo sơ mi, 1 chiếc khăn, 1 tấm ga trải giường, vài chai nước nhét trong ba lô và 170 rupee (2,25 USD).
Lúc này, cảnh sát đã lập các chốt kiểm tra trên toàn thành phố. Nhóm của Chouhan bị bắt gặp và đưa về đồn - nơi ông chủ sẽ tới đón họ. Theo luật pháp Ấn Độ, người lao động di cư có quyền và lợi ích hợp pháp, nhưng họ thường không biết gì nên bị chủ thuê lợi dụng.
Khi cảnh sát thay ca vào buổi trưa, cả nhóm bị bỏ mặc. "Chúng tôi trốn khỏi đó và cứ thế chạy khoảng 2 km cho đến khi cảm thấy an toàn", Chouhan nhớ lại.
Men theo đường ray tàu hỏa để tránh cảnh sát trên đường, cả nhóm đi bộ suốt đêm cho đến khi tới được bang Andhra Pradesh lúc 1h sáng. Sau 46 tiếng, họ đi được 120 km, qua ranh giới bang đầu tiên trong số 5 tiểu bang mà họ phải gặp trên đường về nhà.
Nhóm 11 người của Chouhan có 9 smartphone. Để tiết kiệm pin, họ thay nhau mở máy để dò đường đi bằng Google Map. Thỉnh thoảng, họ ghé vào nhà dân xin sạc nhờ điện thoại.
Công nhân nhập cư chờ lên xe buýt ở Bengaluru ngày 23/5.
Cả nhóm men theo Quốc lộ 44 để đến thành phố 10 triệu dân Hyderabad - nơi họ hy vọng có thể xin quá giang nốt quãng đường về nhà còn lại.
Dưới trời nóng hơn 40 độ C, nhóm Chouhan đi bộ khoảng 8 km/tiếng và nghỉ ngơi cứ mỗi 2 giờ. Một ngày, họ đi được khoảng 110 km. Khi dép của Chouhan bị rách vào ngày thứ 2, cả nhóm đã góp tiền mua cho anh giày mới.
Sau khi hỏi thăm dân địa phương, nhóm của Chouhan rời khỏi đường cao tốc, đi bộ qua cánh đồng và rừng để tránh chốt kiểm tra của cảnh sát.
Ngày thứ 3 kể từ khi rời Bengaluru, 11 người không có nổi bữa ăn tử tế. Họ mua 20 chiếc bánh quy với giá 100 rupee (1,32 USD) để chia nhau ăn cả ngày.
"Chúng tôi rất đói nhưng không còn lựa chọn nào khác. Tất cả phải chắt bóp từng đồng phòng trường hợp cần", anh nói.
Sợ chết vì đói hơn nhiễm bệnh
Gần tới Hyderabad, nhóm Chouhan phát hiện cảnh sát đã lập chốt kiểm tra ngay tại cây cầu họ cần băng qua để vào thành phố.
Thấy dòng người di cư men theo con đường quanh co dọc bờ sông, Chouhan theo chân họ và chứng kiến hàng trăm người đi bộ vượt sông. Sau một mùa hè nóng nực, lòng sông chỉ còn sâu 1 m.
"Chúng tôi rất sợ bị cuốn trôi. Nhưng cả nhóm cứ tự nhủ rằng đây là con đường duy nhất về nhà. Đoạn đường 100 m này có lẽ là nỗi sợ hãi nhất mà chúng tôi trải qua trên hành trình", Chouhan nói.
Quay trở lại đường cao tốc, cả nhóm không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục đi bộ vì không đủ tiền trả cho các tài xế xe tải. Bù lại, họ gặp nhiều người tốt.
Một ông lão mời cả nhóm bữa ăn ngon đầu tiên sau 4 ngày. Một tài xế chở gạo thương hại những bàn chân phồng rộp và cho 11 người ngủ nhờ giữa những bao hàng.
Một số tài xế xe tải đòi tới 2.500 rupee (33 USD)/người để đưa nhóm Chouhan tới bang Uttar Pradesh. Vì không có tiền, 11 người buộc phải tiếp tục đi bộ.
Khi đi qua ranh giới 2 bang Telangana - Maharashtra, nhóm Chouhan gặp thêm may mắn khác: một người dân dẫn họ đến nơi các tổ chức phi chính phủ đang phân phát thức ăn và nước uống cho công nhân nhập cư.
Trong khi hơn 300 người đang ăn, cảnh sát ập đến.
"Họ nói rằng chúng tôi không tuân thủ quy định giãn cách xã hội và yêu cầu mỗi người ngồi cách nhau 3 m. Họ cố gắng giải tán đám đông và yêu cầu ban tổ chức ngừng phân phát thực phẩm. Tuy nhiên, chúng tôi đã phản kháng", Chouhan kể.
Có rất ít dữ liệu về việc làn sóng di cư của công nhân từ các thành thị ảnh hưởng tới sự lây lan của dịch Covid-19 ở Ấn Độ. Nhiều người di cư xét nghiệm dương tính với SAR-CoV-2, nhưng họ không biết mình nhiễm bệnh ở thành phố hay trên đường về quê.
Vào ngày thứ 5 của hành trình, khi đặt chân tới thành phố trung tâm Nagpur, Arvind Thakur - cháu trai của Chouhan - bị sốt. Sau khi được mọi người trấn an và uống thuốc, cậu bé cảm thấy đỡ hơn.
Lúc này, với họ, nỗi sợ hãi về đại dịch không đáng ngại bằng việc bị đói, khát, kiệt sức và đau đớn.
"Ở Bengaluru, tôi rất sợ căn bệnh này. Nhưng bây giờ, tất cả điều chúng tôi mong mỏi là về nhà. Chúng tôi không thể bị ốm trong suốt hành trình này. Khoảnh khắc rời khỏi thành phố, chúng tôi đã phó mặc số phận của mình cho các vị thần", Chouhan nói.
Về nhà
Chouhan vượt qua ranh giới 2 bang Maharasthra - Madhya Pradesh vào ngày thứ 6 của hành trình. Ở Madhya Pradesh, cả nhóm được người dân cho đi nhờ máy kéo, xe buýt hay xe tải vào ban ngày. Một số còn cho họ thức ăn và nơi để tắm rửa.
2 ngày sau, họ đặt chân tới bang Uttar Pradesh và chỉ còn cách nhà 350 km. "Chúng tôi quên tất cả nỗi đau đớn. Cảm giác như chúng tôi đã về nhà", Chouhan nhớ lại.
Khi đi qua thành phố Prayagraj - nơi có lễ hội tâm linh lớn nhất thế giới, Chouhan cho phép mình có khoảnh khắc vui vẻ hiếm có.
Hòa vào hàng nghìn người theo đạo Hindu, chàng trai 26 tuổi ngâm mình trong làn nước mát lạnh và cầu nguyện cho cả nhóm sớm về tới nhà.
Ngày thứ 9, họ đã về tới thủ phủ Lucknow.
Khi còn cách nhà 128 km, Chouhan mua bữa ăn đầu tiên kể từ lúc hành trình bắt đầu và gọi về cho gia đình.
Càng tới gần nhà, Chouhan càng cảm thấy mệt mỏi.
Vào ngày thứ 10, tại thành phố Gonda cách ngôi làng Tribhuvan Nagar 30 km, Thakur ngã gục xuống đường vì kiệt sức. Cả nhóm cố giúp cậu bé hồi tỉnh bằng cách đổ nước vào mặt.
Sau đó, khi còn cách nhà 3,2 km, cả nhóm chạy tới đồn cảnh sát. Họ chấp nhận đi cách ly ngay lập tức.
Hành trình 2.000 km cuối cùng đã kết thúc.
Người theo đạo Hindu ngâm mình trong Prayagraj - nơi các con sông Ganges, Yamuna và Sarasvati hội tụ.
Chouhan sụt 10 kg trên đường đi. Với bàn chân sưng phồng, anh dùng tất cả nỗ lực còn lại để đi bộ đến trường học trong làng - nơi anh có nghĩa vụ cách ly trong 14 ngày.
Tuy nhiên, tại Uttar Pradesh, công tác phòng dịch còn lỏng lẻo.
Ngày 24/5, Chouhan nói rằng gia đình được phép đến thăm anh trong khu vực cách ly.
Hai đứa con lao về phía Chouhan và ôm anh thật chặt. Chàng trai đã quên hết nỗi đau đớn. Anh được phép về thăm nhà và tới hiệu thuốc mua vài đồ cần thiết bằng số tiền vay mượn.
Nhìn ngôi nhà mái tranh nằm giữa đồng mía và lúa mì của mình, Chouhan tự nhắc nhở bản thân rằng công việc ở Bengaluru đã giúp anh nuôi sống gia đình 11 người thế nào.
Thế nhưng, bi kịch ập đến hôm 25/5. Chỉ vài ngày sau khi về tới nhà và rời khu vực cách ly, Salman (30 tuổi) - thành viên trong nhóm 11 người đi bộ từ Bengaluru - bị rắn cắn. Anh chết trên đường đến bệnh viện.
Chouhan đang để tang thảm kịch. Tuy nhiên, chàng trai nhận ra rằng sự nghèo đói trong ngôi làng, sự đói khát của gia đình và khoản nợ từ việc chữa bệnh cho họ đồng nghĩa anh cuối cùng phải quay lại thành phố để làm việc.
"Khi rời khỏi Bengaluru, tôi quyết tâm không bao giờ quay trở lại. Thế nhưng, điều tốt nhất tôi có thể làm là chờ đợi một vài tuần để xem liệu lệnh phong tỏa có được giãn ra hay không, trước khi trở lại đó kiếm việc", anh nói.
Đoàn tụ với gia đình sau 2 năm mất tích nhờ video Tiktok Roddam Venkateshwarlu sống ở bang Telangana miền Nam Ấn Độ mất tích vào tháng 4 năm 2018 cuối cùng đoàn tụ với gia đình nhờ video TikTok Ảnh minh họa Roddam Venkateshwarlu sống ở bang Telangana miền Nam Ấn Độ, là người mắc bệnh lãng tai và khả năng biểu đạt ngôn ngữ kém, kiếm sống bằng nghề lao động nhưng đã mất...