Bác sĩ 96 tuổi vẫn hàng ngày phẫu thuật cứu người
Bác sĩ Wu Mengchao thực hiện 2 ca phẫu thuật mỗi ngày, còn hướng dẫn bác sĩ trẻ điều trị cho bệnh nhân ung thư gan.
Bác sĩ Wu Mengchao 96 tuổi, sinh ra ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sống tại Malaysia từ khi 5 tuổi. Gia đình nghèo khó, ông phải đi gom nhựa cây cao su vào buổi sáng trong suốt 13 năm để có tiền đi học, theo Press reader.
Hiện, Wu Mengchao là giám đốc bệnh viện Thượng Hải. Ông là bác sĩ đầu tiên ở Trung Quốc lập nên cơ sở lý thuyết cho phẫu thuật gan và loại bỏ khối u gan đầu tiên vào những năm 1960. Ông đã thực hiện hơn 16.000 ca phẫu thuật trong suốt sự nghiệp 75 năm bác sĩ của mình.
Năm 2005, Wu được vinh danh với Giải thưởng Khoa học và Công nghệ ưu việt, giải thưởng cao nhất về khoa học của Trung Quốc. Ông đã quyên tặng giải thưởng trị giá 5 triệu nhân dân tệ để hỗ trợ nghiên cứu của sinh viên.
Theo bác sĩ Wu, số người bị ung thư gan ở Trung Quốc chiếm một nửa số bệnh nhân trên thế giới. Nguyên nhân hàng đầu là viêm gan B, căn bệnh khá phổ biến ở châu Á. Ước tính 200 triệu người Trung Quốc mắc bệnh gan mỗi năm, bao gồm cả viêm gan B.
Gần 60% bệnh nhân của bác sĩ Wu sống ít nhất 5 năm sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh nhân ung thư gan tại Trung Quốc thấp hơn hầu hết các nước phát triển.
Do đó, tuổi đã cao nhưng bác sĩ phẫu thuật gan hàng đầu Trung Quốc vẫn hàng ngày cầm dao mổ và chưa có ý định nghỉ hưu. Với ông, cuộc chiến chống ung thư gan chưa kết thúc.
Video đang HOT
Bác sĩ Wu luôn tập trung cao độ trong mọi ca phẫu thuật. Ảnh: China Daily
Hàng ngày, bác sĩ Wu thực hiện 2 ca phẫu thuật cho bệnh nhân. Ông chỉ cao 1,62 m và thường phải đứng trên ghế trong khi phẫu thuật nhưng chưa bao giờ bác sĩ than phiền. Ngày lạnh, ông ủ ấm tay mình trong túi trước khi khám bệnh. Ông luôn tôn trọng và yêu thương bệnh nhân dù viêm gan là căn bệnh bị nhiều người xa lánh.
Cuộc sống của Wu chỉ xoay quanh công việc ở bệnh viện, sau khi vợ ông qua đời 6 năm trước. Bữa ăn hàng ngày của ông thường rất nhẹ nhàng, đơn giản. Bữa sáng là một quả trứng và cốc sữa; bữa tối muộn là mì. Ông không bao giờ ăn quá nhiều.
Tuổi già là quy luật tự nhiên. Làm việc nhiều khiến ông bị mệt mỏi, đau nhức. Song, với bác sĩ Wu, chỉ cần tiếp tục làm việc sẽ lấy lại được năng lượng. “Công việc như bài tập luyện cho trí óc được minh mẫn và cơ thể dẻo dai hơn”, ông chia sẻ.
Yue Chenge, một y tá 55 tuổi đã làm việc với Wu hơn 30 năm bày tỏ sự ngưỡng mộ với ông. “Bác sĩ Wu luôn tràn đầy năng lượng ở tuổi 96, nhất là các thao tác và độ chính xác khi trong phòng phẫu thuật”, y tá Chenge nói.
Bác sĩ Wu thư giãn chân tay sau ca mổ. Ảnh: China Daily
Ông dành thời gian hướng dẫn cho sinh viên y khoa phẫu thuật như cách tiến hành một ca cắt bỏ khối u gan. Với đầu óc sắc bén và kinh nghiệm của mình, ông thực hiện ca mổ chỉ trong 35 phút.
Ông luôn nhắc nhở sinh viên phải đặt sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu. “Hãy đặt mình là một cây cầu để giúp họ băng qua dòng nước nguy hiểm”, Wu thường dẫn câu nói từ thầy Qiu Fazu, cha đẻ của lĩnh vực phẫu thuật Trung Quốc hiện đại.
Bác sĩ Wu (giữa) đang hướng dẫn sinh viên phẫu thuật cắt bỏ khối u gan. Ảnh: China Daily
“Nỗ lực của một mình tôi không đủ để giúp người Trung Quốc thoát khỏi bệnh tật”, ông chia sẻ.” Tôi mong có thể đào tạo nhiều hơn nhân tài để cùng nhau chiến đấu với căn bệnh ung thư gan trong những năm còn lại của cuộc đời”.
Quỳnh Dương
Theo VNE
Công nghệ VR có thể giảm đau cho bệnh nhân
Công nghệ thực tế ảo (Vitual Relity - VR) đang nhanh chóng trở thành một công cụ được nhiều nhà cung cấp thử nghiệm và ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả thị trường chăm sóc sức khỏe.
Ảnh: VRSCOUT
Được biết, VR gần đây đã bắt đầu được sử dụng bởi các bác sĩ phẫu thuật ở Texas và London trước và trong khi phẫu thuật, áp dụng công nghệ cho bệnh nhân như một cách để cải thiện việc kiểm soát cơn đau.
Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở New York đã trang bị cho bệnh nhân tai nghe VR có tính năng phát video và chơi trò chơi nhằm giúp họ phân tâm khỏi cơn đau mà không cần dùng thuốc.
Tiến sĩ Brennan Spiegel, giám đốc nghiên cứu dịch vụ y tế tại Cedars-Sinai, cho biết: "VR đẩy tâm trí của bệnh nhân ra khỏi đau đớn, làm họ mất tập trung vào cơn đau, giúp họ không phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc để cải thiện kết quả và tiết kiệm chi phí."
Sam Rodriguez, bác sĩ gây mê của Stanford Children's Health, nói thêm: "Trẻ em rất căng thẳng khi đến bệnh viện nên chúng tôi cũng sử dụng VR giúp các em giảm lo lắng và đau đớn trong các thủ thuật nhỏ, chẳng hạn như làm sạch vết thương hay nội soi, góp phần giảm việc sử dụng thuốc gây mê."
Bệnh viện Stanford hiện đã triển khai hơn 50 tai nghe VR vào thực hành lâm sàng hằng ngày, bao gồm cả tai nghe Samsung Gear VR, HTC Vive và Lenovo Mirage Solo.
Theo viettimes
Cứu sống nam thanh niên bị đạn bắn đứt động mạch cổ Ngày 12/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước cho biết, vừa cứu sống kịp thời một bệnh nhân bị trúng đạn ở cổ bên phải. Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước tiếp nhận bệnh nhân Hồ Sỹ H. (sinh năm 1993, phường Thác Mơ, thị xã Phước Long) được chuyển lên từ tuyến dưới trong tình...