Bác sĩ 62 tuổi ngồi bệt trên sàn nhà, chợp mắt sau ca mổ miễn phí
Sau ca mổ đục thủy tinh thể, bác sĩ Trường đã ngồi bệt xuống nền nhà bệnh viện, tranh thủ ngủ một lúc do phải khám, phẫu thuật liên tục.
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ bài viết với tựa đề “Bác sĩ tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ giải lao tại chương trình phẫu thuật mắt miễn phí cho bệnh nhân tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Hình ảnh đăng kèm bài viết ghi lại giây phút vị bác sĩ ngồi bệt trên nền nhà của bệnh viện, lưng tựa vào tường. Rất nhiều lượt tương tác, bình luận bày tỏ sự xúc động, mến phục với người thầy thuốc tận tâm.
Hình ảnh của bác sĩ Trường được chia sẻ trên mạng xã hội. Ảnh: BVCC.
Nhân vật trong bức ảnh là Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Minh Trường (62 tuổi) – Giám đốc Bệnh viện Mắt Huế. Người chụp ảnh là chị Nguyễn Thị Minh Nhật – nhân viên tư vấn của bệnh viện.
Video đang HOT
Sáng 30/3, trao đổi với PV VietNamNet, BSCK II Phạm Minh Trường cho biết, bức ảnh chụp sau khi ông mổ đục thủy tinh thể cho bệnh nhân tại Trung tâm y tế huyện A Lưới ngày 26/3. Buổi trưa, bác sĩ Trường ra hành lang ngủ một lúc. Các đồng nghiệp thấy vậy liền mang máy ra chụp trộm, rồi đưa lên mạng xã hội. Ông cũng không ngờ hình ảnh đó lại được nhiều người quan tâm như vậy.
Theo bác sĩ Trường, trước ngày mổ, đoàn đã khám cho hơn 500 bệnh nhân tại đây. Trong đó, 42 trường hợp bị đục thủy tinh thể có chỉ định mổ. Các bác sĩ đã mổ xuyên trưa giúp những bệnh nhân này có thể tìm lại ánh sáng, người bệnh được miễn phí hoàn toàn.
Bác sĩ Phạm Minh Trường là bác sĩ nhãn khoa đầu tiên của Việt Nam đang làm việc tại bệnh viện công lập được nhận giải thưởng “Eye Health Heroes – Anh hùng trong Phòng chống mù lòa” được tổ chức tại Kathmandu, Nepal năm 2017. Bác sĩ Trường luôn trăn trở và quyết tâm thực hiện những đổi mới để giúp đỡ những người gặp vấn đề về mắt, đặc biệt là trẻ em.
Vị bác sĩ này đã làm việc với chính quyền địa phương để thành lập 5 trung tâm khúc xạ tuyến huyện mang dịch vụ chăm sóc mắt đến gần hơn với cộng đồng. Đồng thời, ông chia sẻ kinh nghiệm của mình với các tỉnh lân cận, khuyến khích thành lập các trung tâm khúc xạ để mở rộng mạng lưới chăm sóc mắt, giúp người dân được khám mắt định kỳ và điều trị kịp thời.
Bác sĩ trẻ tình nguyện chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao
Từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 6/2020 đến nay bác sĩ Nghiêm Thị Thắm tình nguyện về công tác tại Trung tâm Y tế huyện Sơn Động, phát huy tinh thần xung kích vì cộng đồng, nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao.
Bác sĩ Nghiêm Thị Thắm khám sức khỏe cho một bệnh nhi tại Trung tâm Y tế huyện Sơn Động.
Bác sĩ Thắm sinh năm 1991, quê ở xã Nam Dương (Lục Ngạn), tốt nghiệp Trường Đại học Y Thái Bình chuyên ngành đa khoa. Năm 2016, chị Thắm được phân công về làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương công tác. Cuối năm 2018, chị được biết Bộ Y tế triển khai dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn trong cả nước. Những năm tháng còn là sinh viên đại học cho đến khi công tác, chị luôn ấp ủ khát vọng được đem kiến thức, sức trẻ cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân miền quê nghèo nên chị đăng ký tham gia dự án. Rất mừng là hồ sơ của chị đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Làm việc ở vùng cao, chị mới thấy hết khó khăn của hệ thống y tế cơ sở, nhất là thiếu nhân lực phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Phần lớn người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, là đồng bào dân tộc thiểu số nên kiến thức phòng bệnh theo y học hiện đại còn hạn chế. Nhiều người khi có triệu chứng sốt, đau đầu, sổ mũi, cảm tự ý dùng lá, rễ cây rừng hay mua thuốc về uống hoặc lạm dụng kháng sinh rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Được đồng nghiệp giúp đỡ, nữ bác sĩ nhanh chóng bắt tay với công việc. Ở tuyến trung ương, thầy thuốc chứng kiến phần đông bệnh nhân bị biến chứng nặng do chưa được khám, phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng phương pháp. Việc điều trị trở nên khó khăn, kéo dài, lại tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh sau này, thậm chí không ít trường hợp tử vong. Bởi vậy, bác sĩ Thắm luôn xác định công tác phòng bệnh, phát hiện và điều trị sớm từ cơ sở đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bác sĩ Thắm chia sẻ: "Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh. Phần lớn các chứng bệnh thường gặp ở trẻ như viêm đường hô hấp, tiêu chảy... không nguy hiểm nhưng diễn tiến nặng rất nhanh. Vì thế bố mẹ cần nhận biết và chủ động xử lý kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc". Nhẹ nhàng kiểm tra sức khỏe một bệnh nhi 7 ngày tuổi, dân tộc Nùng, ở xã Vĩnh An vừa kết thúc liệu trình điều trị vàng da sau sinh, bác sĩ Nghiêm Thị Thắm tư vấn cho mẹ bé yên tâm về nhà tiếp tục thực hiện chế độ chăm sóc và theo dõi sức khỏe. Người nhà khi cần thiết có thể gọi điện để được bác sĩ tư vấn từ xa.
Bác sĩ Thắm cùng đồng nghiệp tận tình chăm sóc sức khẻo người bệnh.
Cuối năm nay, bác sĩ Thắm hoàn thành thời gian công tác ở Trung tâm Y tế huyện Sơn Động và trở về Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục nhiệm vụ. Điểm lại hơn 2 năm ở vùng cao Sơn Động, bác sĩ Thắm cùng đồng nghiệp đã khám, chữa khỏi bệnh cho hàng trăm em nhỏ. Cùng đó chị cũng tích cực tham gia tư vấn cho bà con nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh.
Bác sĩ Đào Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sơn Động cho biết, thời điểm bác sĩ Thắm kết thúc nhiệm vụ cũng là khi đội ngũ y, bác sĩ của đơn vị hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực. Cùng với sự quan tâm của Sở Y tế và UBND huyện trong đầu tư trang thiết bị hiện đại, đến nay chất lượng khám, chữa bệnh nói chung và chuyên khoa Nhi nói riêng tại đơn vị được củng cố, tăng cường, giúp người dân trên địa bàn yên tâm chăm sóc sức khỏe.
Cụ ông 78 tuổi cầu hôn tình cũ thời trung học sau 60 năm đường ai nấy đi Sau 60 năm xa cách, duyên phận lại một lần nữa đưa học quay về bên nhau. Theo đó, Thomas McMeekin, một bác sĩ (78 tuổi) người Mỹ đã gây sốt cộng đồng mạng khi quỳ gối ngay giữa sân bay để cầu hôn người yêu cũ từ thời trung học của mình sau gần 60 năm xa cách. Được biết, ông Thomas...