Bắc Phi đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, hiện nhiều quốc gia trong khu vực này đang đối mặt với làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 khi số ca mắc mới mỗi ngày đang tăng nhanh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tunis, Tunisia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong vòng 24 giờ qua, Tunisia ghi nhận số ca mắc mới cao nhất khu vực Bắc Phi cũng như trên toàn châu Phi, với 12.436 ca, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 804.353 ca. Ngoài ra, với thêm 12 ca tử vong không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Tunisia lên tới 25.846 ca.
Trong khi đó, Maroc lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát, với 9.355 ca và 13 ca tử vong. Tổng số ca mắc tại nước này hiện tăng lên thành 1.068.941 ca, trong đó có 15.025 ca tử vong.
Video đang HOT
Các quốc gia khác trong cùng khu vực ghi nhận số ca mắc mới tăng cao sau Tunisia và Maroc gồm có Ai Cập (1.379 ca), Algeria (1.359), Libya (1.173)…
Cũng theo số liệu thống kê chính thức, tính đến chiều 19/1, toàn châu Phi đã ghi nhận tổng cộng 10.373.362 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.289.674 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và 234.821 ca tử vong. Nam Phi vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất “Lục địa Đen”, tiếp đến là Bắc Phi và Đông Phi, trong khi Trung Phi chịu ít tác động nhất.
Lào kêu gọi người dân thận trọng và tuân thủ các quy định chống dịch
Bộ Y tế Lào đã kêu gọi người dân tiếp tục thận trọng và tuân thủ các quy định phòng dịch COVID-19.
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Trong cuộc họp báo tại thủ đô Viêng Chăn ngày 18/1, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế Lào, Sisavath Southaniraxay nhấn mạnh :"Số ca mắc mới COVID-19 mới tại Lào và các nước láng giềng tiếp tục gia tăng và chúng ta phải duy trì các biện pháp phòng dịch, đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ như người cao tuổi và những người có bệnh nền".
Các biện pháp này gồm không tập trung đông người và tránh tiếp xúc gần, đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay có cồn, hoặc xà phòng. Những người có triệu chứng COVID-19 hoặc mới tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, được khuyến cáo mạnh mẽ xét nghiệm virus.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, với mục đích tiêm chủng cho càng nhiều người càng tốt và tăng cường miễn dịch trên toàn quốc, Bộ Y tế Lào đang đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng thông qua việc phân bổ vaccine COVID - 19 cho các nhóm đối tượng ở tất cả các tỉnh.
Hiện các nhóm đối tượng ưu tiên tiêm chủng tại Lào là trẻ em từ 12 - 17 tuổi, người từ 60 tuổi trở lên, người có bệnh nền và phụ nữ có thai. Tính đến ngày 17/1, Lào đã tiêm ngừa mũi 1 vaccine COVID - 19 cho 63,37% dân số và tiêm mũi 2 được cho 51,96% dân số.
Để thích nghi với trạng thái "bình thường mới", Bộ Y tế Lào ngày 17/1 cũng ra thông báo nới lỏng các quy định điều trị cho bệnh nhân COVID -19. Theo đó, các bệnh nhân COVID-19 ở Lào từ nay có thể được xuất viện sau khi được điều trị mà không cần phải xét nghiệm thêm.
Thông báo nêu rõ các bệnh nhân không có triệu chứng có thể được xuất viện sau mười ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính mà không cần phải xét nghiệm thêm. Việc cho bệnh nhân COVID-19 xuất viện sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng hơn là kết quả xét nghiệm, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng. Đối với các bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ sẽ có thể rời khỏi cơ sở y tế sau ít nhất 13 ngày với điều kiện không bị sốt hoặc có bất kỳ vấn đề nào về hô hấp.
Theo thông báo trên, các bệnh nhân sau khi xuất viện từ nay cũng sẽ được phép tiếp tục các hoạt động xã hội và công việc bình thường mà không cần phải cách ly thêm.
Liên quan tới tình hình COVID - 19 tại Lào, Bộ Y tế nước này ngày 18/1 cho biết trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 733 ca mắc mới COVID-19 và 3 ca tử vong do COVID-19 trên cả nước; trong đó có 3 ca nhập cảnh. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 126.066 ca, trong đó có 500 người tử vong.
Chương trình chia sẻ vaccine COVAX đạt dấu mốc phân phối được 1 tỷ liều COVAX - chương trình chia sẻ vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine Gavi đồng hành, tính đến ngày 15/1 đã đạt dấu mốc phân phối 1 tỷ liều. Có tổng cộng 144 nước và vùng lãnh thổ đã tiếp nhận số vaccine viện trợ này. Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine...