Bác phán quyết của tòa về Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được
Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được được nếu từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông, tác giả Cary Huang trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng nhận định.
Tờ Manila Times mới đây tiết lộ, PCA dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đòi chủ quyền phi lý ở Biển Đông vào ngày 7/7 tới.
Bộ Ngoại giao Philippines đang tổ chức một loạt các cuộc họp khẩn cấp với các nhà ngoại giao cấp cao cũng như các chuyên gia về chính sách đối ngoại. Các cuộc họp này nhằm định hình một chiến lược cụ thể khi tòa án đưa ra phán quyết.
Theo tác giả Cary Huang của tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), nhiều khả năng phán quyết của PCA sẽ nghiêng về Philipines. Nếu điều này xảy ra, không chỉ “đường 9 đoạn” phi lý của Trung Quốc bị thách thức mà Bắc Kinh còn bị đặt vào tình thế khó khăn về chính trị và ngoại giao.
Trung Quốc khi đó sẽ phải lựa chọn giữa việc bảo vệ “niềm kiêu hãnh quốc gia” và “lợi ích cốt lõi”, hoặc khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng một Bắc Kinh đang trỗi dậy hoàn toàn có trách nhiệm và yêu chuộng hòa bình, ông Huang viết.
Phán quyết của PCA có thể sẽ không thể giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, bời Tòa quốc tế ở The Hague (Hà Lan) không có quyền thực thi pháp luật cũng như phán quyết trong quá khứ đã bị phớt lờ.
Tuy vậy, thách thức của Trung Quốc chính là nằm ở cuộc chiến về mặt pháp lý, dựa trên luật pháp quốc tế mà Bắc Kinh là một trong số các bên ký kết, ông Huang nhận định. Trung Quốc cũng có thể đánh mất sự ủng hộ quốc tế nếu như từ chối tuân thủ phán quyết của tòa.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Trung Quốc cũng có thể bị các quốc gia trong khu vực xa lánh nếu lợi dụng phán quyết của PCA để tăng cường các hoạt động khiêu khích, như xây dựng thêm các cơ sở quân sự, thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trong khu vực hoặc đưa máy bay hạ cánh xuống đường băng trái phép trên các đảo nhân đạo.
Ngoại giao là nghệ thuật của sự thỏa hiệp. Lịch sử đã cho thấy rằng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từ Mao Trạch Đông cho đến Đặng Tiểu Bình đã thể hiện cách tiếp cận linh hoạt để tránh thổi bùng căng thẳng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Trong khi tìm cách để có thể bảo vệ lợi ích quốc gia một cách tối đa, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường thực dụng hơn trong vấn đề ngoại giao, đặc biệt trước mối lo ngại về sự trỗi dậy của nước này, theo ông Huang.
Biển Đông là khu vực có trữ lượng dầu khí và nguồn hải sản dồi dào. Trên thực tế, điều này không mang lại nhiều lợi ích kinh tế đối với Trung Quốc khi so sánh với kích thước của nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này.
Trái lại, Biển Đông lại là tuyến đường biển quan trọng đối với sự phát triển của xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, bởi một nửa lượng hàng hóa trong thương mại toàn cầu đi qua khu vực này.
Một số cho rằng Biển Đông cũng mang ý nghĩa chiến lược và quân sự. Nhưng các đảo nhân tạo, hòn đảo nhỏ không giúp mang lại quyền giám sát tàu thuyền hay máy bay của các quốc gia khác hoạt động trong khu vực, theo tiêu chuẩn quốc tế về tự do hàng hải.
Như vậy, liệu Trung Quốc có sẵn sàng đánh đối niềm kiêu hãnh của quốc gia hơn lợi ích quốc gia trong tranh chấp Biển Đông, tác giả Huang kết luận.
Theo Người đưa tin
Gây hấn ở biển Hoa Đông, Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông
Trong bối cảnh dư luận quốc tế đang nóng lòng chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa án quốc tế liên quan đến vụ kiện Đường lưỡi bò giữa Trung Quốc và Philippines, Bắc Kinh vì lo sợ về một tình huống xấu nhất gây bất lợi cho mình, đã không thể "bình chân như vại" mà liên tục giở chiêu đánh lạc hướng dư luận khỏi Biển Đông, bao gồm các hành vi gây hấn trên biển Hoa Đông gần đây.
Tàu chiến của Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tập trận chung trên biển Đông Trung Quốc năm 2013.
Cụ thể, theo The Diplomat, rạng sáng ngày 9.6, một khinh hạm của Hải Quân Trung Quốc (PLAN) đã đi vào vùng tiếp giáp ngay bên ngoài lãnh hải Nhật Bản, gần quần đảo tranh chấp mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Đây được xem là lần đầu tiên một tàu chiến của Hải quân Trung Quốc áp sát lãnh hải Nhật Bản ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó, chỉ tàu tuần tra của Hải cảnh Trung Quốc, dưới quyền chỉ huy của Bộ Công an nước này mới thường có những hoạt động tương tự.
Theo lẽ tự nhiên, chính phủ Nhật Bản phản ứng mạnh mẽ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lập tức chỉ đạo chính phủ theo sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với phía Mỹ để chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ biến cố nào.
Nhật Bản cũng triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo vào 2 giờ sáng (theo giờ địa phương) để "bày tỏ quan ngại nghiêm trọng" trước động thái của Trung Quốc.
Quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo
Theo bà Yuki Tatsumi, thành viên cấp cao của Chương trình Đông Á tại Trung tâm Stimson có trụ sở ở Washington, D.C kiêm thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu toàn cầu Canon có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, bằng việc điều tàu chiến tiến sát lãnh hải Nhật Bản, Trung Quốc đã đột ngột thổi bùng căng thẳng ở biển Hoa Đông.
Đặc biệt, vụ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc tiến sát lãnh hải Nhật Bản xảy ra chỉ vài ngày sau khi chiến đấu cơ J-10 của nước này có hành động liều lĩnh, chặn máy bay do thám RC-135 của Không quân Mỹ ở không phận quốc tế trên biển Hoa Đông. Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ mô tả, máy bay Trung Quốc đã bay cách phi cơ Mỹ chỉ trong khoảng 30 mét. Sự việc được xem là mất an toàn khi máy bay của Trung Quốc bay ở tốc độ cao, cùng độ cao và bay sát máy bay Mỹ, rất dễ xảy ra va chạm.
Lý giải động cơ của Trung Quốc khi gần đây liên tục gây hấn trên Biển Hoa Đông, bà Yuki Tatsumi nhận định, đó là vì Bắc Kinh đang muốn đánh lạc hướng dư luận khỏi vấn đề Biển Đông sau khi bị cô lập tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần trước.
Theo bà Yuki Tatsumi, Trung Quốc đã bị chỉ trích, lên án mạnh mẽ tại Đối thoại Shangri-La vì sự quyết đoán ngày càng tăng của nước này ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: "Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang cô lập nước này, vào lúc mà toàn bộ các nước trong vùng đang xích lại gần nhau và hợp tác với nhau".
Đồng thời, ông còn cảnh báo "nếu những hành động như vậy tiếp diễn, Trung Quốc sẽ dựng lên một bức Vạn lý trường thành tự cô lập" và buộc Mỹ cũng như các nước trong khu vực sẽ có hành động đáp trả.
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian mạnh mẽ kêu gọi lực lượng hải quân châu Âu có sự hiện diện "thường xuyên và rõ ràng" tại khu vực Biển Đông để duy trì luật biển và tự do hàng hải.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani nêu bật mối quan ngại của Tokyo đối với các hành vi "đơn phương" của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông.
Bà Yuki Tatsumi bình luận, nhấn thấy vấn đề Biển Đông đã phát triển vượt ra ngoài khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc, có thể cảm thấy bắt buộc phải củng cố vị thế ở biển Hoa Đông.
Hơn nữa, trong bối cảnh dư luận quốc tế đang nóng lòng chờ đợi phán quyết cuối cùng của tòa án quốc tế liên quan vụ kiện Đường lưỡi bò giữa Trung Quốc và Philippines, lo sợ thua kiện và bị đẩy vào một tình huống bất lợi cho mình, Bắc Kinh đã không thể "bình chân như vại", không quan tâm đến vụ kiện như nước này vẫn luôn tuyên bố. Các hành vi gây hấn ở biển Hoa Đông theo đó có thể giúp Bắc Kinh đánh lạc hướng dư luận, chuyển sự chú ý từ Biển Đông sang biển Hoa Đông.
Theo Danviet
Mỹ cảnh cáo Trung Quốc làm càn ở Biển Đông, Bắc Kinh: "Không cần làm rùm beng" Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 31/3 lên án những phỏng đoán là nước này sẽ tuyên bố một vùng nhân dạng phòng không ở bên trên Biển Đông có tranh chấp, sau khi Mỹ cho biết đã nói thẳng với Trung Quốc rằng sẽ không công nhận một vùng phòng không như vậy. Trung Quốc vẫn đang ráo riết bồi lấp, xây...