Bắc Ninh: Tăng cường năng lực cấp cứu, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn, nhằm chủ động ứng phó, đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 10.000 người mắc COVID-19 trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh đang tích cực triển khai kế hoạch tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các cơ sở điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng trên địa bàn.
Lực lượng y, bác sĩ tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh Bắc Ninh luôn căng mình xét nghiệm SARS-CoV-2 để trả kết quả sớm nhất. Ảnh minh họa.
Mục tiêu của kế hoạch trên nhằm nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của hệ thống khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; tăng cường khả năng thu dung điều trị ca bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch, đáp ứng kịch bản dịch bệnh gia tăng, hạn chế tối đa tử vong do COVID-19; đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế cấp cứu, hồi sức tích cực của các đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19; đồng thời xây dựng bổ sung chính sách, chế độ động viên, đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng tốt làm việc tại các trung tâm, khoa hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh trong giai đoạn 1, tỉnh sẽ thiết lập 9 đơn vị thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch trên địa bàn tỉnh, quy mô tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh 150 giường bệnh nhân nặng, nguy kịch và sẵn sàng mở rộng quy mô lên 200-300 giường tùy theo diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo của Bộ Y tế. Bệnh viện Phổi Bắc Ninh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, mỗi đơn vị quy mô 20 giường bệnh và sẵn sàng mở rộng quy mô tuỳ theo diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Việc sắp xếp, bố trí khu vực, khoa phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng đảm bảo nguyên tắc thuận tiện cho công tác vận chuyển, di chuyển giường bệnh từ tiếp nhận đến nhập viện hoặc di chuyển giữa các khoa phòng, di chuyển các trang thiết bị, nhu yếu phẩm và chất thải y tế. Tỉnh cũng rà soát nhân lực y tế chuyên ngành hồi sức cấp cứu, gây mê hồi sức, chuyên khoa truyền nhiễm và các chuyên ngành phù hợp; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn việc sử dụng máy thở, sử dụng hệ thống ECMO, lọc máu liên tục cho đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế; xây dựng phương án phân công nhiệm vụ tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng khi có tình huống dịch bệnh xảy ra.
Trong giai đoạn 2, tuỳ theo diễn biến dịch COVID-19, tỉnh Bắc Ninh sẽ mở rộng quy mô các đơn vị hiện tại và thiết lập bổ sung các cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng phù hợp, kịp thời. Song song với đó, tỉnh đầu tư, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng các đơn vị đảm bảo biệt lập với các khoa, phòng khác, có khu lưu trú cho nhân viên y tế, bảo đảm điều kiện sinh hoạt thuận lợi, tiện nghi khi làm việc tại khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng trong thời gian dài.
Ngoài ra, tỉnh đầu tư nâng cấp phương tiện vận chuyển cấp cứu cho các đơn vị công lập và ngoài công lập; tiếp tục rà soát, quy hoạch nhân lực làm công tác hồi sức cấp cứu, đảm bảo 100% các khoa lâm sàng có cán bộ được đào tạo về hồi sức cấp cứu; xây dựng bổ sung các chính sách thu hút, chế độ động viên, đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng tốt làm việc tại các trung tâm, khoa hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm.
Video đang HOT
Để dự phòng quá tải các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19, tỉnh Bắc Ninh nâng cao công suất xét nghiệm SARS-CoV-2, đầu tư 7 hệ thống Real time PCR cho 7 Trung tâm Y tế các huyện, thị xã; phát hiện sớm các trường hợp mắc COVID-19 để quyết định biện pháp cách ly, điều trị phù hợp, đồng thời phân 3 tầng điều trị bệnh nhân COVID-19 (tầng 1 bệnh nhân nhẹ, tầng 2 bệnh nhân vừa, tầng 3 bệnh nhân nặng, nguy kịch). Tỉnh cũng xây dựng quy trình, áp dụng tiêu chí phân loại, chuyển tuyến bệnh nhân COVID-19 ngay sau khi phát hiện và trong suốt quá trình cách ly, điều trị; nâng cao năng lực theo dõi, tiên lượng, điều trị bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ và vừa, kịp thời phát hiện các biểu hiện diễn biến nặng, nguy kịch để can thiệp, điều trị kịp thời hạn chế tiến triển nặng.
Số ca mắc có thể lên 120.000, Bình Dương rất cần Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ
Bình Dương đang xét nghiệm diện rộng, dự báo thời gian tới tổng số F0 có thể nâng lên 120.000 ca. Lãnh đạo tỉnh kiến nghị Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ y bác sĩ, thuốc điều trị, vắc xin cho địa phương.
Số ca mắc Covid-19 có thể tăng cao trong 2 tuần tới
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.
Báo cáo với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác tại buổi làm việc về phòng chống dịch Covid-19 vào chiều 24/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đang tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và thực hiện "khóa chặt, đông cứng" ở 15 phường "vùng đỏ" của TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên trong vòng 15 ngày để tập trung dập dịch.
UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp vận chuyển, tiếp nhận, cách ly, điều trị tạm thời 17.000 ca F0 ở TP Thuận An và thị xã Tân Uyên chuyển về. Đồng thời bố trí các trạm y tế di động sẵn sàng đi vào nhà dân hỗ trợ kịp thời về y tế, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho người dân tại các địa phương trong thời gian thực hiện "khóa chặt".
Dự báo trong 2 tuần tới, Bình Dương sẽ phát hiện thêm nhiều ca mắc Covid-19 mới, nhất là khi tỉnh xét nghiệm sàng lọc diện rộng lần 3 thì số F0 có thể tăng thêm khoảng 50.000 ca, nâng tổng số lên 120.000 ca. Bình Dương đã có phương án tính toán cho kịch bản dự báo và cơ sở vật chất sẽ đủ thu dung điều trị các ca F0 có triệu chứng.
Bình Dương đang xét nghiệm diện rộng lần 3, dự báo tổng số F0 có thể tăng lên 120.000 ca.
Lãnh đạo Bình Dương chia sẻ rất cần Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và điều dưỡng, thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19 và các thuốc điều trị khác. Tiếp tục hỗ trợ thêm vắc xin để tiêm cho khoảng 2 triệu người ở khu vực "vùng đỏ", hướng dẫn đơn giản hóa thủ tục nhanh nhất chuyển tuyến F0 lên tầng 1 điều trị.
PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người đang trực tiếp tham gia ở tuyến đầu Bình Dương nhận định, tỉnh này đang có những tín hiệu tích cực trong công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19, với số ca công bố khỏi bệnh có ngày nhiều hơn số ca nhập viện, hệ thống điều trị 3 tầng đã nhuần nhuyễn.
Sắp tới sẽ có 100 bác sĩ của Bệnh viện Đại học y Hà Nội vào Bình Dương làm nhiệm vụ ở tầng 3 điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch. Tỉnh đang mở rộng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng điều trị tầng một, tuy nhiên vấn đề khó khăn hiện nay là hầu hết các nhà cung cấp thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tập trung ở TPHCM, việc vận chuyển lên Bình Dương rất khó khăn.
Chuyển tuyến điều trị F0 nhanh nhất, bổ sung hồ sơ sau
Sau khi nghe báo cáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ghi nhận những nỗ lực của Bình Dương trong công tác phòng chống dịch, tiếp nhận F0 và điều trị các trường hợp bệnh có triệu chứng.
Phó Thủ tướng cho rằng, với số ca mắc mới tăng cao do đang xét nghiệm diện rộng, Bình Dương không thể đảm bảo đủ 2 bác sĩ, 3 điều dưỡng cho 100 F0. nên các nhân lực được Bộ Y tế cử vào làm văn bản gửi ngay Bộ Y tế, đề nghị chi viện y bác sĩ đến Bình Dương hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19.
Trong khi chờ sự chi viện, Phó Thủ tướng cho phép Bình Dương căn cứ tình hình thực tiễn bố trí tối ưu nguồn nhân lực có sẵn tại chỗ. Sở Y tế chủ động đơn giản nhất thủ tục chuyển tuyến điều trị F0 nhanh nhất, bổ sung hồ sơ sau.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bình Dương làm việc với doanh nghiệp sản xuất cung cấp oxy đóng trên địa bàn, ưu tiên điều chuyển cung cấp cho tỉnh để tiết kiệm thời gian vận chuyển. Bên cạnh đó, phải có phương án chủ động trong thu dung tiếp nhận F0, nhanh chóng phân tầng điều trị đối với F0 có triệu chứng. Với F0 không triệu chứng có đủ điều kiện thì hướng dẫn cách ly điều trị tại nhà.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị ngành y tế Bình Dương hướng dẫn người dân tự lấy mẫu tại các điểm xét nghiệm.
Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người dân có ý thức thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và các quy định phòng chống dịch, thông qua tuyên truyền kêu gọi cộng đồng giúp đỡ, đùm bọc nhau. Kêu gọi F0 khỏi bệnh, tất cả y bác sĩ về hưu cùng tham gia chống dịch.
Về vận chuyển vật tư trang thiết bị y tế đến Bình Dương, Thứ Trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đề nghị tỉnh liên hệ các nhà cung cấp thuốc, thiết bị y tế ở TPHCM tập kết tại một địa điểm để thuận lợi cho việc vận chuyển.
Bên cạnh đó, Bình Dương cần nắm chắc số liệu cơ bản của người dân, thu thập nhanh nhất các ý kiến góp ý của người dân kịp thời chăm lo hỗ trợ. Bộ công an đã điều động quân hỗ trợ cho Bình Dương cùng với lực lượng tại địa phương phân công thực hiện nhiệm vụ ở các khu vực trọng điểm.
Sáng 18/8: Dịch diễn biến nóng ở Đà Nẵng, Bắc Ninh, Nghệ An Đà Nẵng, Nghệ An thông báo thêm nhiều F0 liên quan các chợ đầu mối. Bắc Ninh đang ra sức tập trung khống chế ổ dịch mới có nguy cơ lan rộng, bùng phát mạnh. Bắc Ninh: Xét nghiệm diện rộng, khẩn trương khống chế dịch Covid-19 . Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân huyện Lương Tài....