Bắc Ninh tạm dừng tổ chức các lễ hội dịp Tết Nguyên Đán
Tỉnh Bắc Ninh vừa ra văn bản yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội, các hoạt động trước, trong và sau dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022, để tăng cường thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; chủ động dự báo, đánh giá nguy cơ; xây dựng và thực hiện kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các phương án phòng, chống dịch bệnh.
Đền bà Chúa Kho ở phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội, các hoạt động trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Đối với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, thờ tự, tiến hành các nghi lễ do các chức sắc tôn giáo tại cơ sở đó thực hiện. Đặc biệt, đối với các địa phương được tổ chức nghi lễ tâm linh, tại phần lễ không quá 10 người có mặt và phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong tỉnh hạn chế di chuyển khi không thực sự cần thiết. Trường hợp do nhu cầu phải đi/về địa phương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế thấp nhất khả năng lây nhiễm dịch Covid-19 đối với bản thân, người thân và cộng đồng; khuyến khích người dân và người lao động chủ động tự xét nghiệm SARS-CoV-2 sau ăn Tết trở lại làm việc.
Video đang HOT
Sở Y tế thường xuyên cập nhật thông tin, đánh giá nguy cơ, dự báo tình hình để chủ động đề xuất Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường năng lực y tế cơ sở, không để quá tải hệ thống y tế. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị y tế phân công ứng trực, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, vật tư y tế, sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các địa phương nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu; phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở, nhất là Tổ Covid cộng đồng và nhân dân trong việc theo dõi y tế, giám sát việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch, cách ly theo dõi tại nhà. Duy trì chế độ thường trực phòng, chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị vật tư y tế theo phương châm “4 tại chỗ” để đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bắc Ninh cũng nhấn mạnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch; tăng cường quản lý các hoạt động lễ hội, vui xuân, đón Tết, sinh hoạt tôn giáo, gặp mặt, mừng thọ, đám cưới, đám tang… theo đúng quy định; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
Hà Nội cho phép tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán giữa đại dịch, nên hay không?
Trước động thái Hà Nội cho phép các cơ quan liên quan tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán đúng quy định nhưng phải đảm bảo biện pháp phòng chống dịch, một số chuyên gia đã bày tỏ sự không đồng tình.
Chia sẻ quan điểm với PV Dân trí về việc Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức các lễ hội đúng quy định trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho rằng điều này là "không nên".
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, khi thấy lễ hội được tổ chức sẽ xảy ra hiện tượng tập trung đông người sẽ gây khó khăn, tạo áp lực cho các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát, đảm bảo quy định phòng chống dịch.
Đặc biệt, trong bối cảnh Hà Nội đang ghi nhận gần 2.000 ca mắc mỗi ngày, cùng với việc xuất hiện biến chủng Omicron thì thành phố nên xem xét lại, nên hạn chế hoạt động lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán.
PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cho rằng, Hà Nội nên xem xét lại, nên hạn chế hoạt động lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán 2022 (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).
Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng cũng lưu ý, việc tổ chức lễ hội không đơn thuần chỉ "gói gọn" với người cùng làng, cùng xã mà người dân tứ xứ cũng có thể kéo đến.
"Khi lễ hội được tổ chức thì chính quyền sở tại không thể cấm người ở nơi khác đến địa phương mình được. Khi đó sẽ xảy ra nguy cơ dịch xâm nhập vào "vùng xanh", lan rộng ra khắp nơi. Vì vậy, tôi thấy hoạt động lễ hội trong bối cảnh hiện tại là không quá cần thiết hoặc nếu có tổ chức thì chỉ tổ chức phần lễ trong nội bộ địa phương để duy trì phong tục tập quán, riêng phần hội thì nên hạn chế, không nên tổ chức các hoạt động, các trò chơi dân gian" - ông Hùng bày tỏ.
Nêu quan điểm về việc ra chỉ thị "chung chung" nói về tổ chức các lễ hội dịp Tết Nguyên đán, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng, thành phố cần cân nhắc kỹ và có quy định cụ thể hơn đối với hoạt động này để các địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để triển khai.
"Hiện tình hình dịch đang rất phức tạp, Hà Nội nên hạn chế các hoạt động tập trung đông người, hoạt động trong môi trường kín... và việc tổ chức lễ hội dịp Tết là một trong những yếu tố nguy cơ khiến dịch bệnh lây lan" - ông Phu nói.
Trước đó, Hà Nội ban hành Chỉ thị số 26 về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 yêu cầu các Sở, ngành, địa phương căn cứ thẩm quyền, chức năng được giao thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo để nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm với phương châm "mọi người, mọi nhà đều có Tết".
Thủ tướng vừa có chỉ thị yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Đối với Sở Văn hóa và Thể thao, ngoài việc tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; mừng Xuân mới Nhâm Dần 2022 thì tiếp tục phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tổ chức các lễ hội đúng quy định, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.
Đối với Sở Y tế, Hà Nội giao Sở này chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương và đơn vị liên quan tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong thời gian giao mùa Đông - Xuân; đảm bảo tuyệt đối an toàn các hoạt động lễ hội, tập trung đông người; có phương án, kịch bản đáp ứng phòng, chống dịch bệnh.
Đáng chú ý, mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Chỉ thị số 35 ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán.
Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết...
Hành trình cải tạo môi trường Phong Khê: Bài 1 - Ký ức bên dòng sông chết Những năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường ở phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh đã gây bức xúc và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, cùng sự chấp hành nghiêm các quy định của người dân và chủ các doanh nghiệp đến...