Bắc Ninh: Sập tường kênh tưới tiêu làm 3 nữ phụ hồ tử vong
Theo thông tin từ cơ quan công an, vào trưa 31/8, tại kênh tưới tiêu sau Chùa Ao, Đông Đạo, thôn Đông Sơn, thị trấn Lim – Tiên Du đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm làm 3 nữ phụ hồ thiệt mạng.
Vụ tai nạn xảy ra khi đoạn tường kênh có chiều dài khoảng 56 mét, chiều cao 1,6 mét phía giáp đường tỉnh lộ 295B bất ngờ đổ sập
Các nạn nhân được xác định là Nguyễn Thị Thủy (SN 1970), ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn, Phạm Thị Điệp, thôn Kiều, xã Hiên Vân và Nguyễn Thị Tuyền, thông Long Khám, xã Việt Đoàn cùng ở huyện Tiên Du.
Hiện trường vụ tai nạn thương tâm khiến 3 nữ phụ hồ thiệt mạng.
Công trình kênh tưới tiêu sau Chùa Ao, thôn Đông Đạo, thị trấn Lim được khởi công vào ngày 15/7/2011 do Công ty TNHH Trang Sơn thi công. Khi đang thi công tại hạng mục công trình rãnh thoát nước (phần tường kênh), 3 phụ hồ người địa phương là Nguyễn Thị Thủy, Phạm Thị Điệp, Nguyễn Thị Tuyền thu dọn lòng kênh để chuẩn bị nghỉ trưa thì bất ngờ tường kênh cao 1,6 mét bên phải đã xây dựng cách đây 15 ngày bất ngờ đổ sập xuống. Vụ tai nạn đã làm cho chị Thủy chết tại chỗ, chị Điệp và Tuyền được phát hiện và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh nhưng cũng tử vong.
Video đang HOT
Nguyên nhân sự việc bước đầu được xác định là do Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thôn Lũng Sơn bơm nước phía ruộng cạnh tường giáp với tỉnh lộ 295B khiến nước ngấm vào chân tường kênh khiến tường đổ sập.
Sự việc hiện đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Theo Dân Trí
Chàng phụ hồ đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng
Nhà khó khăn, khi được nghỉ hè là cậu học trò nghèo Lê Văn Lâm lại cùng bố đi phụ hồ kiếm tiền trang trải học hành. Kỳ tuyển sinh ĐH vừa qua, cậu HS lớp 12 Toán, THPT Chuyên Quảng Bình đã giành ngôi vị thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng với 27,5 điểm.
Ngoài bảng thành tích nổi bật, Lê Văn Lâm còn được biết đến bởi một nghị lực sống, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn để vươn lên học giỏi.
Tân thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng Lê Văn Lâm. Khi rảnh rỗi, Lâm thường lên mạng Internet tìm kiếm thông tin về ngành Hóa dầu - ngành học mà em rất thích.
Niềm vui nơi xóm nghèo
Men theo con đường đất đỏ, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ của em Lê Văn Lâm tại thôn Phúc Nhĩ, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Niềm vui chan hòa trên từng gương mặt của những người thân trong gia đình em, trong cái bắt tay chúc mừng của những người hàng xóm. Kể từ lúc nhận được tin Lâm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nẵng, căn nhà nhỏ của em luôn đầy ắp tiếng cười. Mẹ em, người phụ nữ tảo tần đã không kìm được nước mắt khi nhận được tin vui. "Tui đang cuốc đất ngoài vườn thì nghe Lâm báo tin vui, không biết răng mà nước mắt tui cứ chảy. Tay thì lấm lem bùn đất mà cứ đưa lên quệt nước mắt. Lúc nớ, có nhớ được chi nữa mô. Vui lắm chị à" - chị Châu Thị Luyên nghẹn ngào kể lại.
Ngồi đối diện với chúng tôi, Lê Văn Lâm chỉ cười hiền lành. Đậu thủ khoa ĐH Bách khoa Đà Nằng không phải là kết quả quá bất ngờ với em. Từ những năm học phổ thông, Lâm đã luôn khiến bạn bè, thầy cô phải nể phục bởi những thành tích em đạt được. Năm lớp 11, dự thi vượt cấp chương trình toán lớp 12, em xuất sắc giành giải Nhất toàn tỉnh và giải khuyến khích cấp Quốc gia. Năm học lớp 12, Lâm giành giải nhì toàn tỉnh và giải khuyến khích khu vực miền Trung - Tây Nguyên môn giải toán trên máy tính Casio.
Không dừng lại ở đó, bảng thành tích học tập của Lâm còn nổi bật hơn bởi giải Nhì học sinh giỏi toán toàn quốc và vinh dự lọt vào đội dự tuyển Olympic Toán quốc tế. Chia sẻ những thành tích đã đạt được, Lâm chỉ cười hiền lành: "Mỗi lúc chuẩn bị bước vào một cuộc thi, em chỉ biết là mình phải cố gắng hết sức thôi. Không chỉ vì mình mà vì ba mẹ và thầy cô đã kỳ vọng vào em rất nhiều".
Suốt ba năm học cấp ba xa nhà, Lâm luôn cố gắng nổ lực hết mình để đạt được những kết quả cao tại các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Bạn bè và thầy cô tại Trường THPT Chuyên Quảng Bình đã quá quen với một Lê Văn Lâm ham học hỏi và học giỏi ở tất cả các môn. Là giáo viên chủ nhiệm suốt ba năm, trực tiếp bồi dưỡng toán cho Lâm, cô giáo Lưu Thị Khánh Giang (giáo viên dạy Toán, trường THPT Chuyên Quảng Bình) hiểu sâu sắc nhất những nổ lực của Lâm để đạt được kết quả như hôm nay. Cô Khánh Giang cho hay Lâm là một học trò nghèo nhưng giàu nghị lực và có một năng khiếu toán học nổi trội. Đã nhiều đêm em thức trắng để trăn trở về một bài toán khó chưa tìm ra lời giải hay chỉ để tìm thêm những cách làm hay.
Mấy ai biết được, sau những ngày học tập căng thẳng, Lâm lại vượt một quãng đường xa từ thành phố Đồng Hới trở về nhà để đỡ đần giúp bố mẹ công việc đồng áng và hướng dẫn em trai học bài. Nhà neo người, lại không có con gái nên anh em Lâm thay nhau phụ mẹ làm việc nhà, san sẻ bớt những gánh nặng cùng mẹ. Mùa hè đến cũng là lúc em cùng bố đi phụ hồ tại các công trình xây dựng để kiếm thêm tiền trang trải việc học hành. Đằng sau dáng người nhỏ nhắn cùng vẻ ít nói của em là cả một nghị lực vươn lên và một ý chí theo đuổi ước mơ mà hiếm ai có được.
Ước mơ từ những giàn khoan
Khi được hỏi hỏi về lý do chọn thi vào ngành Công nghệ chế biến dầu khí ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Lâm cười cho biết ngay từ nhỏ, qua sách báo, được thấy những giàn khoan dầu khổng lồ neo giữa biển quê hương, em đã thấy thích thú. Rồi dần dần, hình ảnh những người kỹ sư hóa lọc dầu ngày ngày miệt mài bám biển, bám giàn khoan để tìm kiếm những mạch dầu quý giá cứ đeo đuổi vào trong những giấc mơ của em. Lớn lên chút nữa, được học và đọc qua sách báo, hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của tài nguyên dầu khí, Lâm lại càng thích thú và đam mê thực hiện được ước mơ của mình. Ước mơ trở thành kỹ sư hóa lọc dầu cũng theo em lớn dần lên. Ngày nộp đơn dự thi đại học, Lâm đã quyết định đăng ký thi khoa Công nghệ chế biến dầu khí, ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
"Em thích học môn Hóa. Đó cũng là một trong những lý do khiến em chọn thi vào ngành này", Lâm chia sẻ thêm.
Lâm sinh ra trong gia đình thuần nông, bố mẹ em đều là những người nông dân chất phác, học vấn chỉ đến lớp 10 nên họ hiểu sâu sắc rằng muốn đổi đời và thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, chỉ có cách là cho con cái học hành đàng hoàng. Chia sẻ với chúng tôi, anh Lê Văn Sơn - bố Lâm không giấu được niềm xúc động: "Vợ chồng tui tin tưởng ở cháu Lâm, nên dù cháu chọn ngành gì để theo học, chúng tôi cũng không hề phản đối. Mọi sự quyết định tùy thuộc vào cháu".
Thương ba mẹ vất vả, Lâm luôn cố gắng để đạt được kết quả cao trong học tập. Với Lâm, niềm hạnh phúc lớn lao là được san bớt những khó khăn đang đè nặng lên đôi vai gầy của ba mẹ. Ngày từng ngày, cậu học trò nghèo nơi vùng quê Quảng Bình hiếu học đang nỗ lực hết mình để thực hiện ước mơ.
"Em chỉ mong, ra trường, có một công việc phù hợp để giúp ba mẹ bớt vất vả", nói rồi Lâm lại nở nụ cười hiền lành, một nụ cười như dịu bớt đi cái oi nóng của mảnh đất miền Trung khắc nghiệt.
Theo Dân Trí
Gặp thủ khoa phụ hồ trên đất thủ khoa Cả xóm nhỏ bên bờ sông Lam, từ người lớn, trẻ nhỏ đến các cụ mấy hôm này đều chung tâm trạng háo hức, tự hào. Đi đâu cũng nghe nói chuyện Hải "phụ hồ" đỗ thủ khoa. Hải trước căn nhà của mình. Ảnh: Phú Châu Một buổi chiều gặp hai thủ khoa Tình cờ trong lúc về huyện Đô Lương (Nghệ...